Tăng doanh thu nhờ nội dung do người dùng sáng tạo

Nội dung do người dùng sáng tạo (UGC – User Generated Content) là dạng nội dung được tạo ra từ đối tượng của thương hiệu (người có thể là khách hàng hoặc không). Nó có thể là đánh giá, các bài đăng từ mạng xã hội cho tới diễn đàn, dạng testimonial và bài viết trên blog. Nói ngắn gọn, nội dung do người dùng sáng tạo là bất cứ dạng nội dung nào liên quan tới công ty và được viết ra bởi người dùng. Tất nhiên, không phải tất cả các dạng nội dung đều giúp tăng doanh số. Nội dung phải nhắm vào người dùng ở một điểm cụ thể trong chu trình bán hàng và chuyển tới điểm tiếp theo khiến người dùng hoàn thành đơn hoặc trở thành khách hàng.

Dưới đây là các lý do chứng minh nội dung do người dùng sáng tạo là một phần không thể thiếu trong chiến lược Content Marketing và một số dạng chủ yếu đem lại hiệu quả cao nhất trong việc tăng doanh số bán hàng.

Nội dung do người dùng sáng tạo

Hãy để khách hàng sáng tạo nội dung cùng bạn

Lý do khiến nội dung do người dùng sáng tạo trở nên quan trọng

Người mua tin tưởng vào nội dung chân thực

Nội dung do người dùng sáng tạo là nội dung thực được tạo bởi những con người thực về trải nghiệm thực với sản phẩm thực. Khách hàng thường bỏ qua marketing truyền thống bởi chúng có phần áp đặt và thiếu tự nhiên. Trái lại, nội dung do người dùng sáng tạo thường gây sự phản hồi về mặt cảm xúc từ người xem bởi họ có thể tượng tượng chính họ trong hoàn cảnh tương tự và đồng nhất với trải nghiệm của những người mua hàng khác mà họ tin tưởng.

Bất kể là với hình thức đánh giá của khách hàng, ảnh trên Instagram hay dạng nào khác, nội dung do người dùng sáng tạo luôn là nhân tố chìa khóa của marketing cho doanh nghiệp trực tuyến bởi người mua với cùng khẩu vị, nhu cầu và xu hướng mua sắm sẽ có khả năng ảnh hưởng lẫn nhau. Một cách hiệu quả để nâng tầm ảnh hưởng của nội dung do người dùng sáng tạo trong kinh doanh trực tuyến là bài học từ Uniqlo. Họ đang đề cập với những người mua hàng rằng đây là sản phẩm mà những người có sở thích tương tự sẽ chọn mua và nội dung do người dùng sáng tạo chỉ rõ điều đó.

Sử dụng phản hồi của khách đã mua hàng để mô tả sản phẩm

Phản hồi của khách đã mua hàng nhắm thẳng vào nhu cầu người dùng

Gap cũng tập trung vào phản hồi khách hàng để tương tác với những người mua hàng có quan tâm. Một bức ảnh được chụp rất chuyên nghiệp về vài sản phẩm tiêu biểu xuất hiện trên trang chủ của họ, nhưng khi những người mua hàng kéo xuống, họ ngạc nhiên khi thấy phản hồi của khách hàng thay vì tên sản phẩm. Đọc phản hồi được thiết kế nổi bật của khách hàng thay vì tên hay mô tả sản phẩm khiến cho người mua cảm thấy hứng thú và khích lệ họ nhấp chuột tới trang sản phẩm.

Thay vì nói những điều chung chung như: “Đây là mẫu quần short hoàn hảo cho mùa hè”, người xem sẽ thấy một cô gái nói rằng cô cuối cùng cũng đã tìm được mẫu quần short trông chờ bấy lâu.

Testimonial của Gaploves

“Đó chính xác là mẫu quần short TÔI YÊU!”

Nội dung do người dùng sáng tạo có thể mở rộng

Nội dung do người dùng sáng tạo rất có tiềm năng trong việc mở rộng. Mỗi đánh giá, bức ảnh hay câu hỏi được đăng tải có thể tái sử dụng với nhiều nhân tố và qua nhiều kênh marketing. Cửa hàng của bạn có thể thu hút rất nhiều khách hàng. Tuy nhiên, bất kể bạn có 10 khách hàng hay 10000 khách hàng, bạn vẫn chỉ có thể sở hữu duy nhất một tông giọng thương hiệu.

Nội dung do người dùng sáng tạo có một tác động tích cực lên hình ảnh thương hiệu bởi khách hàng sẽ góp phần lan truyền thông điệp bằng cách chia sẻ cảm xúc của họ về các trải nghiệm đã có với thương hiệu. Marketers đang phải đối mặt với việc tạo ra những nội dung mới mẻ và có giá trị trong một thị trường ngày càng gia tăng sức cạnh tranh. Nội dung do người dùng sáng tạo là cách tốt để đem lại sự tươi mới và đem đến giá trị thực tế cho khách hàng.

Ví dụ, GoPro cho đăng tải những bức ảnh và video từ khách hàng của họ lên trang web công ty mỗi ngày, cho thấy rằng với GoPro, bạn có thể đi đến đâu và làm được những điều tuyệt vời cỡ nào. Sẽ không dễ cho GoPro nếu cần phải đưa những nhân viên của họ tới các rặng núi xa xôi, hẻo lánh để trải nghiệm sản phẩm. Tuy nhiên, họ cũng không cần phải làm việc đó bởi những khách hàng của họ đang làm giúp họ mỗi ngày và thành quả là những bức ảnh với giá trị minh chứng xuất sắc.

Sau khi xem một bức ảnh tương tự trên trang GoPro’s Photo of the Day, người mua không cần phải nhắc lại lần nữa rằng chiếc máy ảnh này đem lại những bức ảnh nét ra sao hay nhẹ thế nào để đồng hành cùng họ khi leo núi. Chính họ đã tự mình nhìn thấy bằng chứng từ những khách hàng đi trước.

Cách truyền tải nội dung do người dùng sáng tạo thông minh của GoPro

Cách truyền tải nội dung do người dùng sáng tạo thông minh của GoPro

Hãy tận dụng thời gian khi khách hàng đang lướt các trang mạng xã hội, hòa trộn hiệu quả của nội dung do người dùng sáng tạo và các mẩu quảng cáo trên mạng xã hội thay vì tách ra và để sang một bên. Mọi người khi lướt ngón tay cái trên màn hình smartphone hay kéo chuột trên laptop sẽ dễ dàng bỏ qua những nội dung marketing truyền thống. Tuy nhiên, những nội dung do người dùng sáng tạo như ảnh hay phản hồi sẽ khiến cho các quảng cáo hòa trộn vào các nội dung trên mạng xã hội xung quanh. Người dùng khi nhìn thấy sẽ khó lòng bỏ qua.

Một nghiên cứu về Facebook cho thấy rằng việc tích hợp nội dung do người dùng sáng tạo vào quảng cáo Facebook làm tăng tỉ lệ click lên 300% và giảm CPC (Cost Per Click) lẫn CPA (Cost Per Acquisition) 50%. Khách hàng hài lòng là những marketer tuyệt vời nhất – hãy để họ thay bạn cất lên tiếng nói, mở rộng cộng đồng và tăng cường tính cách thương hiệu. Nội dung do người dùng sáng tạo thường không mất chi phí, giúp đẩy mạnh mối quan hệ giữa thương hiệu – khách hàng và gia tăng lòng trung thành của khách hàng.

Mọi người luôn ưa thích việc là một phần của cộng đồng. Những thách thức vui nhộn và được thiết kế phù hợp chắc chắn sẽ khuyến khích những thành viên của cộng đồng thể hiện tính cá nhân của họ, cho phép các công ty góp nhặt hàng loạt nội dung do người dùng sáng tạo có thể tái sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn, tăng sự tương tác giữa thương hiệu và những người theo dõi.

Chiến dịch sử dụng nội dung do người dùng sáng tạo như cuộc thi White Cup của Starbucks hay Without Shoes của Toms là một cách tuyệt vời để làm được điều đó.

Để quảng bá cho việc ra mắt loại cốc có thể tái sử dụng giá 1$ của mình, Starbucks đã gợi ý khách hàng vẽ lên một chiếc cốc trắng và chụp lại bức ảnh chiếc cốc đó, sử dụng hashtag #whitecupcontest trên Instagram hay Twitter. Chỉ trong vài ngày, cuộc thi đã thu lại hàng ngàn bức ảnh tham dự. Starbucks đã đi một bước xa hơn nữa bằng cách sản xuất một phiên bản có giới hạn chiếc cốc giành chiến thắng và được bán trong các cửa hàng cà phê thuộc chuỗi Starbucks. Ngay cả khi họ chỉ thu lại 1000 bức ảnh và mỗi người chỉ có 100 người theo dõi, điều đó có nghĩa là có 100000 người đang xem cốc Starbucks, đây có thể là những người mà nếu không có cuộc thi này họ sẽ chẳng bao giờ chú tâm tới.

Chiến dịch White Cup Contest của Starbucks

Chiến dịch White Cup Contest của Starbucks

Hàng năm, Toms đề nghị những người theo dõi họ hãy chia sẻ bức ảnh về bản thân với đôi chân trần sử dụng hashtag #WithoutShoes để nâng cao nhận thức trên toàn cầu. Năm nay, chiến dịch này đã thu lại 27435 bức ảnh chỉ trong một ngày, đem lại 27435 đôi giày được quyên góp và khiến mọi người trên toàn thế giới phải bàn luận về Toms. Xa hơn, những người tham gia vốn đã có một mối liên kết với thương hiệu sẽ cảm thấy tự hào khi trở thành một phần của cộng đồng thương hiệu này.

Chiến dịch Without Shoes của thương hiệu giày Toms

Chiến dịch Without Shoes của thương hiệu giày Toms

Đối với trường hợp của Starbucks, những người tham gia có cơ hội thể hiện sự sáng tạo của họ. Cách làm của Toms lại hướng tới việc khích lệ mọi người chung tay làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Bất kể sở thích của khách hàng, thứ làm tăng lòng trung thành đối với thương hiệu và tạo động lực cho họ là gì, các chiến dịch sử dụng nội dung do khách hàng sáng tạo có thể đem đến khối lượng nội dung khổng lồ phù hợp tới đối tượng bạn nhắm tới. Song song với đó, nó cung cấp cho bạn các nội dung có thể sử dụng lại và gia tăng nhận thức về thương hiệu.

Nội dung được cá nhân hóa

45% người mua hàng trực tuyến muốn mua sắm trên các website có kèm theo các gợi ý mang tính cá nhân hóa. Điều này được nhắc đến do các phản hồi của khách hàng bổ sung thêm các “điểm đau” cụ thể, khiến họ biết được trải nghiệm thực tế của những người khác và cung cấp các thông tin liên quan giúp họ ra quyết định mua sắm.

Thương mại điện tử rất thuận tiện và và mang cả thế giới hàng hóa đặt dưới tay của người dùng, tuy nhiên, nó lại thiếu đi động lực, không có quan điểm rõ ràng hay sự tái bảo đảm của người nào khác như khi mua tại cửa hàng truyền thống. Nội dung do người dùng sáng tạo có tính định hướng tốt hơn là quảng cáo thông thường bởi người tiêu dùng đang nhìn thấy nội dung về chính xác những thứ mà họ tìm kiếm – bất kể là ảnh, đánh giá hay Hỏi Đáp. Nội dung này hướng tới khách hàng và trải nghiệm của họ. Đọc phản hồi khách hàng và xem ảnh của những người khác chính là cách người mua góp phần xây dựng cộng đồng và tưởng tượng chính họ đang có trải nghiệm tương tự.

Các dạng nội dung do người dùng sáng tạo

Đánh giá của người dùng

Đánh giá là dạng nội dung do người dùng sáng tạo phổ biến nhất và quan trọng nhất ảnh hưởng đến doanh số. Theo như thống kê được thực hiện bởi Econsultancy, “61% khách hàng đọc các đánh giá trực tuyến trước khi ra quyết định mua hàng” và “63% khách hàng muốn mua hàng ở 1 trang có mục đánh giá của người dùng.”

Đánh giá của khách mua hàng trước có ảnh hưởng rất nhiều tới quyết định mua hàng

Khách hàng tiềm năng có thể gật đầu hoặc từ chối mua sản phẩm chỉ vì đánh giá của người dùng trước

Trong trường hợp sở hữu một cửa hàng trực tuyến, bạn nên cung cấp cho khách hàng một phương thức đánh giá các sản phẩm cụ thể và hiển thị các đánh giá này trên trang thông tin sản phẩm. Việc làm này sẽ làm giảm cảm xúc lo lắng khi mua sắm, một trong những lý do chính khiến người dùng từ chối mua hàng. Ngoài ra, bất kể là nền tảng đánh giá nào, bạn cần tuân theo một nguyên tắc: Nếu bạn muốn có đánh giá từ khách hàng, bạn cần hỏi họ trước tiên.

Testimonial

Testimonial tương tự như đánh giá. Trên thực tế, nhiều testimonial bắt đầu như là đánh giá đơn thuẩn. Chúng thường chi tiết hơn đánh giá.

Thực tế, bạn có toàn quyền kiểm soát testimonial nên chúng không có sức nặng như đánh giá chưa được kiểm duyệt hoặc sẽ không được tin cậy bởi khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là bạn không đăng tải testimonial trên trang. Thu thập testimonial rất dễ dàng. Bạn có thể chọn lọc phần quan trọng nhất của những đánh giá hiện tại hoặc nếu bạn muốn có testimonial dài hơn (như video), hãy tìm tới những khách hàng hài lòng nhất hoặc đại sứ thương hiệu và đề nghị họ viết.

Nội dung cộng đồng

Bạn có thể không cho rằng những câu hỏi của khách hàng là một dạng giá trị của nội dung do người dùng sáng tạo, tuy nhiên bất cứ khi nào khách hàng đăng tải câu hỏi về sản phẩm trên mạng, họ đang cho thấy sự quan tâm đối với món đồ. Lý do đầu tiên, nếu các câu hỏi phát sinh và được giải đáp trên một nền tảng công cộng như diễn đàn, đó chính là nội dung – nội dung này có tính thu thập thông tin và đầy tiềm năng trong việc đem đến cho bạn lượt ghé thăm website. Chưa hết, việc sản phẩm của bạn trở nên quá phổ biến khiến cho khả năng dự đoán câu hỏi của khách hàng trở nên khó khăn.

Nếu bạn viết mục Hỏi-đáp hoặc viết blog về những thứ mà bạn nghĩ là khách hàng đang hỏi, thì bạn đã làm sai. Chú ý không chỉ vào loại câu hỏi khách hàng đặt ra mà còn vào cách mà họ diễn đạt câu hỏi. Sử dụng thông tin có được từ đó để viết nội dung nhằm giải đáp các câu hỏi thường gặp.

Cuộc thi

Tổ chức các cuộc thi là cách tốt để khích lệ người dùng sáng tạo nội dung. Để đổi lấy cơ hội giành giải thưởng, khách hàng được yêu cầu tạo ra và gửi bài viết, hình ảnh, video… Ghi nhớ nhớ rằng việc bạn đề nghị họ thực hiện càng phức tạp thì số lượng bài dự thi gửi về càng ít.

Hãy quay lại với ví dụ từ Starbucks, mặc dù giá trị giải thưởng không hề lớn nếu bạn cân nhắc tới khả năng tài chính của thương hiệu cà phê đình đám thế giới này: phiếu quà tặng Starbucks trị giá 300$ và 25 chiếc cốc phiên bản giới hạn, đã có tới hơn 4000 bức ảnh đã được gửi tới cuộc thi. Có thể nói rằng, cuộc thi đã rất thành công trong việc tăng doanh số bằng nhiều cách.

  • Mặc dù những bức ảnh tham gia không cần phải mua từ Starbucks (khách hàng có thể vẽ lên một chiếc cốc trắng bất kỳ), điều kiện này không được thông báo rộng rãi. Ta vẫn có thể cho rằng doanh thu tăng lên một phần là do người tham dự mặc định phải vẽ lên cốc Starbucks mới được tính là hợp lệ.
  • Cuộc thi góp phần thông báo rộng rãi về chiếc cốc có thể tái sử dụng của Starbucks và điều này sẽ quay ngược lại làm tăng doanh thu của loại cốc này sau đó khi mà mọi người muốn được cầm trên tay chiếc cốc giới hạn về số lượng do chính họ thiết kế.
  • Hiệu ứng PR tích cực cho thương hiệu góp phần tăng doanh số một cách tự nhiên.

Kết luận

Khách hàng của bạn chính là những đại sứ thương hiệu tuyệt vời nhất. Bổ sung thêm giọng điệu của họ góp phần mở rộng tầm ảnh hưởng, tăng nhận diện thương hiệu và xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành.

Nguồn: Kissmetrics, Content Marketing Institute

Bài liên quan:

Share this

March 6, 2017 - Marketing