Lần giới thiệu đầu tiên thường được ví như một điệu nhảy tinh tế, cho phép người giới thiệu đánh giá cũng như xem cách bạn xử lý tình huống thế nào. Nếu chứng tỏ được những tố chất của mình, bạn sẽ dễ dàng nhận được những lần giới thiệu uy tín tiếp theo – đây cũng là một điểm khởi đầu tuyệt vời để xây dựng mối quan hệ công việc cho mình. Còn ngược lại, bạn chắc chắn không bao giờ có cơ hội thứ hai.
Một số gợi ý được Subiz liệt kê dưới đây sẽ giúp bạn có thể xử lý tình huống một cách chuyên nghiệp, từ khâu chuẩn bị, thực hiện đến nhận thêm những lời giới thiệu uy tín:
1. Phản hồi lại một lời giới thiệu trong vòng vài phút
Khả năng nắm bắt vấn đề cuả những doanh nhân đẳng cấp thế giới dường như rất tuyệt vời. Do đó, nếu bạn không biết cách hồi đáp nhanh chóng khi được giới thiệu, họ có thể dễ dàng hình dung ra thói quen giao tiếp của bạn trong những tình huống tương tự khác. Không nhất thiết phải đợi qua mấy giờ hoặc sang ngày hôm sau, thay vào đó, cố gắng phản hồi nhanh nhất có thể nhé!
2. Hồi đáp kịp thời khi được yêu cầu cung cấp thêm thông tin
Tôi đang tạo cho mình một danh sách 10 điều quan trọng nhất trong sự nghiệp, cuộc sống cá nhân cũng như những ưu tiên để thay đổi hàng ngày. Tất nhiên, tôi không phải người duy nhất làm điều này. Mọi người đều có những ưu tiên của riêng mình, bởi, đây là điểm khác biệt của con người. Nghĩa là bạn phải tự tạo những giới hạn của riêng cho mình trước khi bị loại khỏi 10 điều ưu tiên của một ai đó.
Nếu bạn được yêu cầu chia sẻ thêm thông tin cho bản giới thiệu, luôn nhớ rằng, hành động một cách nhanh chóng sẽ đem lại lợi ích tốt nhất.
3. Trong thư trả lời đầu tiên, thêm email người giới thiệu trong dòng bcc
Không có gì tồi tệ hơn khi bị cc qua lại, đặc biệt là khi lên lịch họp với một công ty khác. Khủng bố hộp thư của một ai đó với những email không thích hợp ngoài thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, bạn còn làm lãng phí thời gian của mọi người.
4. Kiểm tra kĩ phần trả lời của mình trước khi gửi
Một email cẩu thả sẽ tạo ấn tượng tiêu cực sâu sắc ngay từ lần đầu tiên. Ngược lại, chứng tỏ kỹ năng viết vượt trội là một cách tuyệt vời để thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như tiềm năng của bạn.
5. Trình bày ngắn gọn, súc tích và chi tiết
Trong một vài câu, giới thiệu ngắn gọn về bản thân, thêm cả những câu hỏi, yêu cầu cụ thể. Đi thẳng vào vấn đề chứng tỏ rằng bạn biết cách làm thế nào để đem lại hiệu quả trong công việc.
6. Nếu bạn được hẹn đến để gặp gỡ, hãy nắm lấy cơ hội
Nhớ rằng mình đóng vai trò là người bán hàng, chứ không phải ai khác. Có thể bạn rất cần những buổi trao đổi công việc, tuy nhiên, cũng không nên quá mạo hiểm đặt cược vào những cuộc gặp gỡ nếu bạn xác định đó không phải là một lựa chọn tối ưu cuả bạn và của những người khác.
7. Đừng vội phán xét
Hãy nhớ rằng cuộc gặp gỡ đầu tiên là cơ hội để bạn cũng như của những người tham gia hiểu rõ hơn về nhau. Tuy nhiên, hãy tạm thời chưa đánh giá! Bởi đôi khi nhận xét dựa trên ý kiến chủ quan, cũng như ấn tượng ban đầu sẽ chưa hoàn toàn chính xác. Cứ chờ thêm đi, còn rất nhiều điều thú vị chờ đón bạn phía trước!
8. Thông báo kết quả
Khi có những thay đổi tích cực, hãy gửi email thông báo cho người đã giới thiệu. Thậm chí chỉ đơn giản bày tỏ sự cảm ơn với họ! Email không cần quá dài, chỉ cần một vài câu ngắn gọn chia sẻ kết quả. Một thông báo tích cực có thể giúp bạn nhận được những lời giới thiệu với những bên khác nữa.
Bài liên quan: [Công cụ] – Thước đo hiệu quả Email Marketing
Nguồn: Entrepreneur.com