1. UGC (User Generated Content) – Độ tương tác sâu của người dùng
UGC (User Generated Content) là lượng nội dung được tạo ra bởi người dùng, Thương hiệu đưa ra chiến dịch truyền thông mạng xã hội là một chuyện, khách hàng có chủ động đăng tải nội dung liên quan đến sản phẩm hay không lại là chuyện khác. Chiến dịch càng hấp dẫn, càng thú vị, khách hàng càng muốn “bàn tán” về nó nhiều hơn qua cách chia sẻ lại trên mạng xã hội, kéo theo những người trong danh sách bạn bè của họ cũng vào guồng đó.
UGC có ưu điểm riêng so với những nội dung do phía nhãn hàng tự tung ra. Nếu như trong thời đại hiện nay, số lượng thông tin từ các chiến dịch truyền thông mạng xã hội ngày càng trở nên bão hòa, người dùng Internet có xu hướng tin tưởng hơn vào những gì đọc được nhờ bạn bè, người thân của họ viết. Bạn có thể không thích ca sĩ X, không like fanpage của họ, nhưng một người bạn của bạn lại share link MV của ca sĩ đó. Caption thể hiện rõ sự hài lòng từ chất lượng MV đến màn trình diễn của ca sĩ, thêm chiếc thumbnail bắt mắt, là đã đủ để “kéo” bạn vào xem MV của ca sĩ nọ.
Để chiến dịch truyền thông mạng xã hội thành công trong việc làm cho người tiêu dùng không những quan tâm mà còn cùng tham gia lan truyền thông điệp, marketer cần khai thác tính “xã hội” tốt hơn bằng cách chú trọng tính liên quan và tình hữu ích của thông tin đến đối tượng khách hàng mục tiêu.
2. Sentiment score – Chỉ số cảm xúc
Sentiment score là kết quả phân tích chỉ số cảm xúc của các thảo luận để xác định tương quan giữa các thảo luận Tích cực và Tiêu cực.
Chỉ số cảm xúc = (Lượng thảo luận Tích cực – Lượng thảo luận Tiêu cực) / (Lượng thảo luận Tích cực + Lượng thảo luận Tiêu cực)
Chỉ số cảm xúc có giá trị từ -1 đến 1, giá trị càng cao thể hiện mức độ được yêu thích càng cao.
Bên cạnh những chiến dịch truyền thông mạng xã hội sáng tạo, đầy tính nhân văn, vẫn có những chiến dịch chủ yếu muốn gây sốc mà đôi khi tạo nên sự ác cảm nơi người dùng. Không phải tất cả những gì lấp lánh đều là vàng, cũng như không phải tất cả những chiến dịch đạt được lượt thảo luận cao đều là những chiến dịch để lại ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng. Để biết được mức độ hiệu quả của chiến dịch truyền thông mạng xã hội, bạn còn cần phải quan tâm tới chỉ số cảm xúc. Khi đó, bạn mới có thể đo lường được chính xác mức độ yêu thích của người dùng.
3. Object mention – Lượng thảo luận đề cập đến chủ thể
Object mention là số lượng thảo luận đề cập trực tiếp đến các cụm từ về thương hiệu/sản phẩm/chiến dịch. Chỉ số này giúp bạn có được cái nhìn rõ nét hơn hiệu quả truyền tải thông điệp của thương hiệu đến khách hàng. Đáng chú ý, đối với các chiến dịch sử dụng người có sức ảnh hưởng (influencer), không phải là hiếm khi bài đăng của influencer thu về nhiều bình luận nhưng nội dung chỉ xoay quanh influencer mà không liên quan đến chiến dịch hay thương hiệu.
Đối với những bài đăng tạo ra nhiều thảo luận trên mạng xã hội, nếu tỉ lệ thảo luận liên quan đến thương hiệu hay chiến dịch lại thấp thì hiệu ứng gợi nhớ thương hiệu cũng không cao. Để lượng thảo luận xoay quanh chủ thể cao và ổn định, nội dung phải đáp ứng:
- Nói điều người ta muốn nghe.
- Truyền tải thông điệp của thương hiệu một cách khéo léo vừa đủ chất và lượng để người ta ghi nhớ nhưng không khó chịu.
- Tạo được sự cộng hưởng giữa sức mạnh nội dung và các yếu tố hình ảnh, âm thanh, tiết tấu.
4. Audience scale – Lượng người tham gia thảo luận
Audience scale là số lượng người thực sự tham gia thảo luận trên các kênh mạng xã hội. Tạo ra một chiến dịch truyền thông mạng xã hội thu hút được nhiều người dùng Internet biết đến và tham gia thảo luận là một thử thách không nhỏ, chiến dịch truyền thông mạng xã hội từ thương hiệu cần có sức hấp dẫn riêng và chiến lược phân phối kênh phù hợp.
Tạm kết
Trên đây là 4 chỉ số quan trọng nhằm phân tích, đo lường, đánh giá hiệu quả các hoạt động truyền thông của thương hiệu trên mạng xã hội. Mỗi chỉ số đều có giá trị của riêng nó và đánh giá được một khía cạnh riêng của chiến dịch truyền thông, khó có thể dùng một chỉ số để đưa ra kết luận rằng liệu chiến dịch đã thành công hay thất bại.
Nguồn tham khảo: Buzzmetrics
Bài liên quan: