Báo cáo về thị trường TMĐT Việt Nam quý II/2024

Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong quý II năm 2024. Báo cáo mới nhất từ các đơn vị nghiên cứu uy tín đã ghi lại nhiều con số và xu hướng đáng chú ý về lĩnh vực này. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ kỹ thuật số và thay đổi hành vi tiêu dùng, thị trường TMĐT Việt Nam đang trên đường trở thành một trong những thị trường năng động nhất khu vực.

Một số báo cáo về thị trường TMĐT Việt Nam quý II/2024

Trong bối cảnh thị trường TMĐT Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, báo cáo quý II/2024 sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về xu hướng, những thách thức và cơ hội trong ngành. Những số liệu và phân tích trong báo cáo sẽ giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người tiêu dùng nắm bắt được tình hình thực tế, từ đó đưa ra những quyết định chiến lược phù hợp.

Tốc độ tăng trưởng

Ngành TMĐT Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong quý II/2024, với tổng giá trị giao dịch (GMV) của 4 sàn TMĐT lớn (Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki) đạt 87,37 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10,4% so với quý trước đó. Điều này cho thấy tiềm năng và sự phát triển không ngừng của thị trường TMĐT trong nước, đồng thời phản ánh sự chuyển biến tích cực trong hành vi tiêu dùng của người dân.

Tháng 6, GMV* toàn thị trường đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay với 33,8 nghìn tỷ đồng/tháng, cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng của ngành. Sự phát triển của thị trường TMĐT được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố như sự gia tăng của thói quen mua sắm trực tuyến, sự phổ biến của các mặt hàng giá trị cao và xu hướng shoppertainment.

*Chú thích: GMV, viết tắt của Gross Merchandise Value, là chỉ số thể hiện tổng giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ bán ra qua kênh thương mại điện tử trong một khoảng thời gian cụ thể. Chỉ số này được tính bằng cách nhân số lượng hàng hóa bán với giá bán của chúng.

Ngành TMĐT Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong quý II/2024 (Nguồn: Internet)

Ngành TMĐT Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong quý II/2024 (Nguồn: Internet)

Cạnh tranh thị phần giữa các sàn TMĐT

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang chứng kiến cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các sàn TMĐT với Shopee và TikTok Shop là hai cái tên nổi bật. Trong quý II/2024, Shopee tiếp tục dẫn đầu với 62,38 nghìn tỷ đồng, đạt 71,4% thị phần GMV, khẳng định vị thế thống trị của mình. TikTok Shop, với 19,24 nghìn tỷ đồng, chiếm 22,0% thị phần GMV, đang cố gắng thu hẹp khoảng cách với Shopee. Tiki và Lazada khá khiêm tốn khi chỉ chiếm lần lượt 0,7% (tương đương 584,77 tỷ đồng) và 5,9% (5,16 nghìn tỷ đồng) thị phần GMV.

Nền tảng Shopee có tốc độ tăng trưởng vượt trội so với TikTok Shop trong quý II. Nhờ vậy, nền tảng này chiếm thêm 3,5 điểm thị phần. Sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng giữa Shopee và TikTok Shop trong quý II/2024 có thể giải thích một phần bởi sự phụ thuộc của hai nền tảng vào nhóm ngành hàng Thời trang & Phụ kiện. 

Shopee có tỷ lệ GMV từ ngành hàng này chỉ chiếm 24%,. Trong khi đó, Tik Tok shop bị ảnh hưởng nhiều hơn do tỷ lệ ngành hàng Thời trang & Phụ kiện chiếm đến  37,5%. Sự suy giảm nhu cầu cho sản phẩm Thời trang & Phụ kiện trong quý II, sau cao điểm Tết Nguyên Đán của quý I, đã tác động mạnh hơn đến TikTok Shop. Điều này cho thấy TikTok Shop có thể sẽ cần đa dạng hóa danh mục sản phẩm để giảm thiểu rủi ro trong tương lai.

 

Cạnh tranh thị phần giữa các sàn TMĐT (Nguồn: Internet)

Cạnh tranh thị phần giữa các sàn TMĐT (Nguồn: Internet)

So sánh doanh thu giữa các ngành hàng top đầu

Tổng giá trị giao dịch (GMV) của nhóm ngành hàng Thời trang & Phụ kiện đã giảm 3% so với quý trước,. Dù vậy, đây vẫn là nhóm ngành hàng được người tiêu dùng mua nhiều nhất trên 4 nền tảng TMĐT, đạt 22,679 nghìn tỷ đồng GMV. 

Xếp sau lần lượt là nhóm Sắc đẹp (13,4 nghìn tỷ đồng),  Nhà cửa & Đời sống (10,6 nghìn tỷ đồng),  Công nghệ (8 nghìn tỷ đồng)  và Điện gia dụng (6 nghìn tỷ đồng).   

Sự phổ biến của Thời trang & Phụ kiện cho thấy sức hút của ngành hàng này đối với người tiêu dùng Việt Nam vẫn rất lớn.  Tuy nhiên, sự tăng trưởng đáng kể của các nhóm ngành hàng khác như Thực phẩm & Đồ uống và Mẹ & Bé cho thấy sự đa dạng hóa nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam trên các sàn TMĐT. Khách hàng không chỉ quan tâm đến thời trang & phụ kiện mà còn tìm kiếm các sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày.

So sánh doanh thu giữa các ngành hàng top đầu trên sàn TMĐT (Nguồn: Internet)

So sánh doanh thu giữa các ngành hàng top đầu trên sàn TMĐT (Nguồn: Internet)

Xu hướng thanh toán trực tuyến khi mua sắm

Thanh toán trực tuyến đang là xu hướng mạnh mẽ tại Việt Nam, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành thương mại điện tử và bán lẻ trực tuyến.

Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm thanh toán qua kênh Internet, điện thoại di động, QR code và POS, đều tăng trưởng mạnh trong 2 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 59,6% về số lượng và 32,73% về giá trị.  Trong đó:

  • Giao dịch qua kênh Internet tăng 51,6% về số lượng và 23,88% về giá trị. 
  • Giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng 63,24% về số lượng và 33,43% về giá trị. 
  • Giao dịch qua QR code tăng 846,41% về số lượng và 1.146,14%. 
  • Giao dịch qua POS tăng 2,53% về số lượng và 3,56%.

Với những lợi ích thiết thực như tính tiện lợi, an toàn và hiệu quả, xu hướng thanh toán trực tuyến được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ trong tương lai. Nó sẽ trở thành đòn bẩy quan trọng, thúc đẩy tài chính tiêu dùng và nhu cầu chi tiêu trên các nền tảng số của đại bộ phận người tiêu dùng Việt Nam.

 

Thanh toán trực tuyến đang là xu hướng mạnh mẽ tại Việt Nam (Nguồn: Internet)

Thanh toán trực tuyến đang là xu hướng mạnh mẽ tại Việt Nam (Nguồn: Internet)

Tận dụng AI và học máy trong thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Để tiếp tục đà tăng trưởng này, các bên liên quan đang chủ động tận dụng công nghệ AI (Trí tuệ nhân tạo) và học máy, mang lại nhiều lợi ích quan trọng.

Giúp cá nhân hoá trải nghiệm mua sắm của khách hàng

Các thuật toán AI và học máy giúp hiểu sâu hơn về hành vi và sở thích của khách hàng. Các nền tảng thương mại điện tử có thể đưa ra gợi ý sản phẩm phù hợp, tạo trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa và hấp dẫn hơn cho từng khách hàng.

Tận dụng tốt điều này giúp tăng độ gắn kết và sự hài lòng của khách hàng. Khi khách hàng cảm thấy họ nhận được những sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình, khả năng quay lại mua sắm và tương tác với thương hiệu cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Từ đó tạo ra một chu trình tích cực cho cả người tiêu dùng lẫn các nhà bán lẻ.

AI và học máy giúp hiểu sâu hơn về hành vi và sở thích của khách hàng (Nguồn: Internet)

AI và học máy giúp hiểu sâu hơn về hành vi và sở thích của khách hàng (Nguồn: Internet)

Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Bên cạnh lợi ích cho khách hàng, AI và học máy cũng hỗ trợ tối ưu quy trình kinh doanh của doanh nghiệp như quản lý chuỗi cung ứng, dự báo nhu cầu, phân tích dữ liệu bán hàng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Ví dụ, các mô hình AI có thể phân tích dữ liệu bán hàng để dự đoán nhu cầu sản phẩm chính xác hơn, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lượng hàng tồn kho và tránh tình trạng thiếu hàng hoặc dư thừa. Từ đó, giảm thiểu chi phí vận hành và tăng lợi nhuận.

Với sự hỗ trợ của AI và học máy, thị trường thương mại điện tử Việt Nam được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ, mang lại trải nghiệm mua sắm tối ưu cho khách hàng và hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp.

AI và học máy cũng hỗ trợ tối ưu quy trình kinh doanh (Nguồn: Internet)

AI và học máy cũng hỗ trợ tối ưu quy trình kinh doanh (Nguồn: Internet)

Có thể thấy, quý II năm 2024 tiếp tục chứng kiến sự lớn mạnh của thị trường TMĐT Việt Nam. Với những con số tăng trưởng ấn tượng và các xu hướng mới nổi, lĩnh vực này được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số của đất nước trong tương lai. Các doanh nghiệp TMĐT cần nhanh chóng thích ứng và tận dụng các cơ hội mới để duy trì lợi thế cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Xem thêm:

Share this