Hình thức affiliate marketing đang ngày càng phổ biến tại thị trường Việt Nam. Đây không chỉ là một hình thức kinh doanh thu lợi nhuận của các nhà cung cấp mà còn là hình thức tạo thêm thu nhập cá nhân thông qua các nền tảng tiếp thị của nhiều nhà tiếp thị liên kết. Tuy vậy, vẫn có một số ý kiến cho rằng Affiliate Marketing lừa đảo và không an toàn. Vậy hình thức kinh doanh Affiliate marketing có phải lừa đảo không và khi tham gia affiliate marketing sẽ nhận được lợi ích gì ?
Affiliate marketing là gì ?
Affiliate marketing là một hình thức kinh doanh trong đó nhà cung cấp sẽ trả tiền cho các nhà tiếp thị để tạo ra lưu lượng truy cập đến trang web hoặc liên kết đến các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Các nhà liên kết sẽ nhận được hoa hồng dựa trên tỷ lệ chuyển đổi như lượt truy cập, số khách để lại thông tin, doanh thu từ số sản phẩm bán được qua link liên kết.
Bằng cách áp dụng affiliate marketing, người tiêu dùng có thể tham gia các chương trình liên kết một cách tự do và với chi phí ban đầu tương đối thấp. Hơn nữa, khi nhà tiếp thị có chiến lược affiliate marketing hiệu quả, họ có thể kiếm được lợi nhuận và mức độ nhận diện thương hiệu cao trên nền tảng thương mại điện tử mới này.
Affiliate marketing có phải lừa đảo không?
Affiliate Marketing có phải là lừa đảo không? Đây là câu hỏi mà nhiều người tự đặt ra khi mới làm quen hoặc muốn kiếm tiền online thông qua hình thức kinh doanh affiliate marketing. Vì nhiều người nghĩ rằng giới thiệu khách hàng về một lĩnh vực, sản phẩm hay dịch vụ nào đó là đa cấp. Tuy nhiên, nếu bạn đã đọc kỹ những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã giải đáp được phần nào thắc mắc về câu hỏi “Affiliate Marketing có phải là lừa đảo không?”.
Kiếm tiền thông qua tiếp thị liên kết không phải là một trò lừa đảo. Trên thực tế, nhà liên kết chỉ nhận được hoa hồng khi đối tác của họ bán được hàng hoặc khách hàng thực hiện yêu cầu của đối tác dựa trên liên kết mà họ đã quảng bá cho người theo dõi của mình.
Đương nhiên, độc giả của các đơn vị liên kết phải thật sự thích thú thì mới click vào liên kết mà họ đã đưa ra trong nội dung truyền tải, chứ nhà liên kết không thể ép buộc độc giả, hay lừa tiền của họ. Mua hay không, có làm theo yêu cầu hay không thì đó là quyết định của khách hàng và nhà liên kết cũng không thể chèn liên kết độc hại gì khiến khách hàng bị “mất tiền oan” cả.
Những lợi ích khi tham gia affiliate marketing
Đối với Nhà cung cấp
- Chi phí đầu tư phù hợp : Nhà cung cấp không tốn chi phí thuê nhân viên, không gian, cửa hàng kinh doanh. Chi phí mà nhà cung cấp cần bỏ ra đó là nếu nhà tiếp thị liên kết là KOL, KOC(người có tầm ảnh hưởng) thì nhà cung cấp sẽ cần trả tiền để các nhà tiếp thị liên kết này quảng bá cho sản phẩm của mình. Những trường hợp này đều có hợp đồng được ký kết và thỏa thuận giữa hai bên. Hợp đồng kỳ kết này hoàn toàn hợp pháp.
- Tăng lượng truy cập và tương tác cho trang web của nhà cung cấp nhờ tiếp thị liên kết điều hướng khách hàng, tạo lưu lượng truy cập. Nếu nhà cung cấp đang làm SEO website thì tiếp thị liên kết cũng là một giải pháp tăng thứ hạng website, thứ hạng từ khóa hiệu quả.
- Giúp tối ưu thời gian cho việc tạo nội dung, thiết kế banner. Có thể giám sát và kiểm tra tiến độ của các nhà liên kết một cách linh động như số người click vào sản phẩm và số khách hàng mua sản phẩm.
Đối với nhà tiếp thị liên kết
- Có thêm thu nhập: Nếu bạn đang sở hữu một trang web, blog hoặc trang mạng xã hội có mức độ tương tác cao, bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền từ tiếp thị liên kết.
- Chi phí ban đầu thấp : Khi lựa chọn là một nhà liên kết thì bạn không cần bỏ vốn nhập hàng, vốn vận chuyển hay chi phí nguyên liệu cho sản phẩm, dịch vụ.
- Sự linh hoạt : Bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian và linh hoạt trong giờ giấc làm việc vì bạn không cần đến cửa hàng bán sản phẩm, không mất thời gian đóng gói hay giao hàng cho khách. Bên cạnh đó, mọi thứ đều được thực hiện trực tuyến và không mất nhiều thời gian, bạn chỉ cần có internet.
- Quyền lợi cá nhân : Bạn có quyền lựa chọn sản phẩm, dịch vụ được đăng tải trên website / blog / MXH của mình.
Các rủi ro khi tham gia affiliate marketing
Khi quyết định làm hình thức affiliate marketing, chắc hẳn sẽ có những rủi ro.
Đối với nhà cung cấp
Nguy cơ rủi ro về hình ảnh thương hiệu: Nếu nhà tiếp thị liên kết có scandal hoặc những phát ngôn về thương hiệu của nhà cung cấp không đúng sự thật sẽ gây ra những thiệt hại về thương hiệu như mất uy tín, nhầm lẫn thương hiệu,…
Cạnh tranh gay gắt: Khi hình thức tiếp thị liên kết ngày càng phổ biến và đa dạng thì các nhà cung cấp sẽ dần chú ý và lên kế hoạch đầu tư vào hình thức này. Nhằm đem lại lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận cũng như nâng cao sức ảnh hưởng đến người tiêu dùng, thông qua các đơn vị tiếp thị như KOL, KOC,… Chính vì vậy, đây là một hình thức kinh doanh có sự cạnh tranh rất lớn giữa các nhà cung cấp.
Rò rỉ về thông tin: Khi nhà cung cấp liên kết với các đơn vị phân phối, thì cần cung cấp cho bên nhà liên kết thông tin sản phẩm, thông tin công ty, và nhà tiếp thị sẽ cung cấp lại cho công ty thông tin của khách hàng… Chính vì vậy, việc bị đánh cắp hoặc rò rỉ thông tin là một rủi ro rất lớn. Bởi hiện tại, trong hình thức kinh doanh affiliate marketing đang có sự cạnh tranh gay gắt. Các hacker có thể đánh cắp thông tin của nhà cung cấp để đem bán cho công ty đối thủ. Đây là một việc rất nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến nội bộ công ty.
Đối với nhà tiếp thị liên kết
- Phụ thuộc vào quy định của nhà cung cấp :
Khi tham gia các chương trình của hệ thống affiliate marketing. Tất cả các nhà liên kết đều phải tuân thủ mọi quy định riêng của nhà cung cấp để đảm bảo hoa hồng nhận được hoàn toàn hợp lệ. Chính vì vậy, khi tham gia làm tiếp thị liên kết cho một nhà phân phối bất kì nào, hãy đảm bảo rằng bạn đã nắm rõ quy định của họ và nghiêm túc thực hiện để không bị mất tiền hay mất tài khoản.
- Vấn đề thanh toán hoa hồng
Ngoài vấn đề phải đạt được chỉ tiêu của nhà cung cấp đề ra để có thể thu được hoa hồng. Thì việc thanh toán muộn hoặc thủ tục rườm rà cũng là một yếu tố khiến các nhà liên kết thiếu kiên nhẫn khi làm việc trong lĩnh vực này.
- Sự thiếu minh bạch của nhà cung cấp và mạng lưới nhà cung cấp
Sẽ có lúc các nhà phân phối thắc mắc về tính minh bạch của nhà quảng cáo và mạng lưới nhà quảng cáo, về việc liệu tỷ lệ chuyển đổi thực tế có bị thao túng hay không.
Có rất nhiều trường hợp ngay cả khi nhà phân phối đã hoàn thành hoàn thành chỉ tiêu và tự tin rằng mình sẽ nhận được hoa hồng. Nhưng thực tế lại không được nhà quảng cáo và mạng lưới nhà quảng cáo ghi nhận thành công, tỷ lệ hủy đơn hàng rất cao mặc dù khách hàng đã nhận hàng. Đây có lẽ là một vấn đề rủi ro rất lớn đối với các đơn vị liên kết.
Hiện nay, hình thức affiliate marketing đã không còn quá xa lạ đối với người Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ muốn khởi nghiệp hay các nhà đầu tư muốn phát triển, quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình. Tuy nhiên, hình thức nào cũng có sự rủi ro của nó. Chính vì thế, nếu muốn có được lợi nhuận từ hình thức kinh doanh này, bạn nên tìm hiểu thật kỹ và có cho mình một điểm mạnh để tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt.