Tạo được một mối quan hệ gắn kết giữa khách hàng – doanh nghiệp là một trong những cách tốt nhất để hỗ trợ thương hiệu cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Bởi, những khách hàng càng gắn bó với thương hiệu lại càng có xu hướng mua nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn cũng như thể hiện lòng trung thành với thương hiệu nhiều hơn – những yếu tố này sẽ góp phần giúp thương hiệu tăng doanh số bán hàng một cách nhanh chóng.
Là một chủ doanh nghiệp hiểu biết, bạn nên cân nhắc tới những chiến lược thông minh để thu hút và gắn kết với khách hàng của mình. Bằng cách này, bạn có thể đưa khách hàng đến gần hơn với doanh nghiệp của mình và đảm bảo rằng đôi bên cùng có lợi. Dưới đây là một số cách hữu ích để cải thiện mức độ gắn kết với khách hàng.
Hiểu khách hàng mà mình đang phục vụ
Hiểu khách hàng của mình là ai? Họ đang tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ có tiêu chí gì cụ thể? v.v là bước đầu tiên để thiết lập mối quan hệ khách hàng – doanh nghiệp bền chặt. Vì lý do này, thương hiệu nên đào sâu vào cơ sở dữ liệu để tìm hiểu về nhân khẩu học của họ cũng như hành trình họ đã tương tác với thương hiệu ra sao.
Càng hiểu khách hàng càng giúp thương hiệu nắm rõ hơn vai trò của họ là không thể thiếu trong sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Ngược lại, cũng từ việc hiểu khách hàng, thương hiệu mới có thể đưa ra một hệ thống ghi nhận và “thưởng” xứng đáng cho những khách hàng trung thành nhất của mình.
Tập trung vào trải nghiệm khách hàng
Một chiến lược hiệu quả trong việc tăng mức độ tương tác và gắn kết với khách hàng là cung cấp cho họ trải nghiệm sản phẩm tốt nhất. Đây đồng thời cũng là ấn tượng đầu tiên mà thương hiệu tạo ra – chúng đóng một vai trò không thể thiếu trong việc củng cố danh tiếng của doanh nghiệp trong ngành. Do đó, mục tiêu kinh doanh của thương hiệu nên tập trung vào sự hài lòng của khách hàng, cung cấp cho họ những trải nghiệm khách hàng độc đáo và cá nhân hoá.
Bằng cách này, thương hiệu của bạn sẽ khác biệt khi tập trung vào nhu cầu, mong muốn của khách hàng trước tiên thay vì chú trọng hoàn thành doanh số khi giới thiệu sản phẩm tới họ. Bởi, chỉ có lắng nghe khách hàng mới giúp thiết lập lòng trung thành và tăng sự hài lòng của họ.
Tập trung vào khách hàng, phân tích cách tương tác của họ với thương hiệu để hiểu hơn về những bất bình họ đang gặp phải cũng như những điểm chạm mình thực sự cần cải thiện. Chưa hết, chỉ có tập trung vào khách hàng mới giúp doanh nghiệp cải thiện mức độ tương tác cũng như chất lượng dịch vụ.
Sử dụng Video và Mạng xã hội
Một cách khác để thu hút và gắn kết với khách hàng là thông qua cá nhân hóa hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng. Bạn có thể đạt được mục tiêu này bằng cách quay video về chính mình và các sản phẩm của bạn để quảng bá trên các nền tảng truyền thông xã hội.
Một cách để thu hút khách hàng của mình là thông qua cuộc gọi điện video. Cung cấp cho khách hàng của bạn một liên kết mà họ có thể sử dụng để liên hệ với doanh nghiệp và liên hệ với nhóm hỗ trợ của bạn. Các cuộc gọi video sẽ giúp mang khách hàng đến gần hơn, theo những tương tác được cá nhân hóa.
Nhóm hỗ trợ cũng nên được đào tạo kỹ lưỡng về cách xử lý các tình huống tương tác khác nhau. Bằng cách này, họ sẽ có cảm giác thoải mái khi chia sẻ thông tin về thương hiệu và trả lời các câu hỏi của khách hàng, đồng thời, hình thức phản hồi qua video giúp tạo những kết nối cá nhân hoá với khách hàng.
Các trang mạng xã hội có thể hỗ trợ quảng bá video và tăng mức độ phổ biến thương hiệu. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, thương hiệu nên sáng tạo nội dung video của mình và khéo léo lồng ghép thông tin thương hiệu.
Cá nhân hóa dịch vụ
Dành sự tập trung cao nhất vào trải nghiệm khách hàng và hãy tương tác với họ theo những cách cá nhân hoá. Hãy tìm cách đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng nếu có thể, đồng thời, cũng nên có các dịch vụ được cá nhân hóa để giải quyết các khiếu nại của họ.
Phục vụ nhu cầu của khách hàng và đảm bảo rằng khách hàng tận dụng tối đa các cuộc trò chuyện với thương hiệu. Nếu đủ nguồn lực, nên có các nhóm riêng để hỗ trợ và giải quyết các vấn đề của các nhóm khách hàng khác nhau.
Học cách lắng nghe
Hãy dành thời gian để xem phản hồi của khách hàng. Lắng nghe khách hàng và những gì họ nói về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Đưa ra phản hồi có liên quan cho những khiếu nại của khách hàng và đảm bảo rằng các vấn đề của họ được giải quyết tốt nhất.
Lắng nghe khách hàng giúp doanh nghiệp tập trung vào sự hài lòng của khách hàng. Đừng bỏ qua các trang mạng xã hội và trả lời nhận xét về các bài đăng liên quan đến thương hiệu. Hãy xem những người đã có trải nghiệm với thương hiệu nói gì để từ đó có thể thực hiện các cải tiến cần thiết và tập trung vào các khía cạnh liên quan trong chiến dịch tiếp thị của mình.
Lắng nghe khách hàng cũng giúp điều chỉnh các phương pháp tiếp thị để nhấn mạnh vào sự tương tác của khách hàng và cải thiện thông điệp thương hiệu sao cho hiệu quả nhất.
Theo thebossmagazine.com
Bài liên quan: