Mối quan hệ này rất quan trọng, góp phần tăng phạm vi tiếp cận tự nhiên và củng cố lòng trung thành của khách hàng. Bằng cách gia tăng lòng trung thành của khách hàng, thương hiệu cũng sẽ gián tiếp tăng doanh số bán hàng của mình.
Đó chính là bởi, những khách hàng mà bạn tương tác trên mạng xã hội sẽ cảm thấy thương hiệu của bạn an toàn, quen thuộc với họ và họ sẽ muốn mua hàng của bạn nhiều hơn. Chính vì vậy, thúc đẩy tương tác trên mạng xã hội cũng là chìa khóa để thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.
Cách tăng số người theo dõi trên mạng xã hội
Tương tác với những người theo dõi: Nhiều người theo dõi hơn cũng đồng nghĩa với việc lượng tương tác cũng sẽ nhiều hơn. Để tăng số người theo dõi trên mạng xã hội, thương hiệu sẽ cần một kế hoạch để mở rộng lượng follow của mình. Có một số cách để thực hiện việc này, nhưng không phải phương pháp nào đã thành công cũng đảm bảo hiệu quả cho tất cả các lĩnh vực, vì vậy, điều quan trọng là phải kiểm tra và thử các phương pháp khác nhau để tăng mức độ tương tác trên mạng xã hội.
Đầu tiên, hãy kết nối với chính khách hàng của mình, bởi, tầm quan trọng của việc tích cực tương tác với những người theo dõi trên mạng xã hội là không thể phủ nhận. Bằng cách tích cực tương tác với những người theo dõi thương hiệu, bạn cũng đồng thời chứng minh rằng trang của mình thú vị và đáng tin cậy. Khi đó, người dùng sẽ chủ động chia sẻ nội dung trên trang với bạn bè của mình, dần dần, lượng người theo dõi của thương hiệu cũng sẽ tăng lên. Tương tác với những người theo dõi cũng đồng nghĩa với việc phản hồi lại cả những bình luận tiêu cực. Hãy cố gắng không xóa các nhận xét trừ khi chúng thực sự có hại. Giải quyết tất cả các nhận xét, ngay cả những nhận xét tiêu cực, điều đó càng chứng tỏ rằng bạn quan tâm đến từng tương tác với thương hiệu.
Nội dung hấp dẫn: Một cách khác có thể làm để tăng lượng người theo dõi trên mạng xã hội là sáng tạo những nội dung hấp dẫn. Người dùng muốn xem nội dung liên quan đến mình và có sự nổi bật hơn so với rất nhiều nội dung được sản xuất hàng ngày, hàng giờ bởi các đối thủ trên mạng xã hội. Đồng thời, đừng nhắc tới thương hiệu của mình quá mức bằng những quảng cáo hào nhoáng, điều này sẽ gây khó chịu cho người dùng.
Hãy tuân theo quy tắc 80/20 khi đăng bài và cung cấp nội dung hấp dẫn mà người dùng sẽ thích và được hưởng lợi từ đó, nó sẽ khiến người dùng chủ động quay lại để xem thêm nội dung của bạn. Bạn cũng nên cam kết với một chủ đề mà mình là chuyên gia, vì người dùng có nhiều khả năng quay lại hơn nếu họ biết những gì mong đợi từ trang của bạn.
Lên lịch đăng bài: Mọi người sẽ tương tác với thương hiệu nhiều hơn nếu nội dung trên trang được đăng theo một lịch trình nhất quán. Nếu đăng một cách ngẫu nhiên, bài đăng sẽ rất dễ bị lạc giữa hàng nghìn bài viết họ đang lướt qua mỗi ngày. Bám sát lịch đăng bài trên mạng xã hội để tạo thói quen mà người dùng có thể theo dõi dễ dàng.
Nội dung liên quan tới các hoạt động xã hội: Mọi người ai cũng muốn chung tay làm việc tốt. Nếu bạn cho mọi người cơ hội đóng góp cho cộng đồng, họ sẽ phản hồi tích cực. Ngay cả khi thương hiệu của bạn không liên quan đến một vấn đề xã hội đang nổi cộm, việc chia sẻ thông tin về vấn đề đó sẽ giúp khán giả thấy rằng thương hiệu của bạn quan tâm đến xã hội. Điều này tạo niềm tin với thương hiệu mà mọi người muốn tương tác và sẽ giúp tăng lượng người theo dõi trên mạng xã hội cho thương hiệu.
Kết nối với các thương hiệu khác: Điều cuối cùng có thể giúp tăng lượng người theo dõi trên mạng xã hội là khả năng kết nối của chính thương hiệu. Gắn thẻ các thương hiệu và trang web khác trong bài viết sẽ giúp liên kết trang của họ với mạng xã hội của bạn, góp phần tăng cơ hội người dùng truy cập vào trang. Kết nối với các thương hiệu khác cũng là một cách khác để thể hiện uy tín. Nếu người dùng thấy rằng bạn được liên kết với một thương hiệu uy tín khác, họ có thể cũng sẽ thấy thương hiệu đáng tin cậy để lựa chọn.
Sáng tạo nội dung trên trang
Chất lượng và khâu chuẩn bị của nội dung là cực kỳ quan trọng để có thể góp phần gia tăng mức độ tương tác cho thương hiệu trên mạng xã hội. Nếu sản xuất các bài đăng có chất lượng thấp, trùng lặp, v.v – điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng. Nội dung chất lượng phản ánh hình ảnh thương hiệu, sự đầu tư cũng như chăm chút sẽ góp phần không nhỏ trong việc tăng mức độ tương tác trên mạng xã hội. Để làm được điều đó cần:
Xác định đối tượng mục tiêu: Đối tượng mục tiêu được cụ thể qua các yếu tố về nhân khẩu học hoặc nhóm người mà bạn muốn họ sẽ đọc những nội dung do thương hiệu sản xuất. Bằng cách tập trung vào một đối tượng mục tiêu cụ thể, bạn có thể tạo ra sự tương tác chất lượng trên mạng xã hội. Từ đó, thương hiệu sẽ có những người thực sự quan tâm đến nội dung, đồng thời tránh xa và giảm thiểu sự lãng phí về nguồn lực với các nhóm ít quan tâm đến nội dung của bạn. Nhờ đó, sẽ góp phần không nhỏ trong việc tối đa hóa thời gian và nỗ lực của bạn dành cho việc tạo nội dung.
Để xác định đối tượng mục tiêu của bạn, hãy tự hỏi mình những câu hỏi như: “Tôi muốn nhắm mục tiêu nhóm tuổi nào?” hoặc “Tôi sẽ tập trung nội dung của mình ở những đâu?” Những loại câu hỏi này sẽ giúp bạn thu hẹp đối tượng cụ thể cho thương hiệu của bạn.
Xác định các kênh truyền thông xã hội: Không phải tất cả các mạng xã hội đều phù hợp với thương hiệu của bạn. Các nhóm và nhân khẩu học khác nhau hiện diện trên các kênh khác nhau, vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu đối tượng mục tiêu đang sử dụng những kênh nào. Ví dụ: nhân khẩu học của Facebook chủ yếu là người dùng từ 18-49 tuổi trong khi người dùng Instagram chủ yếu từ 13-18 tuổi, như Sproutsocial đã thống kê. Nếu thương hiệu của bạn hướng đến đối tượng trẻ em thì có lẽ tăng tương tác trên Instagram sẽ hợp lý và có khả năng chuyển đổi tốt hơn so với Facebook. Thực hiện nghiên cứu về những kênh truyền thông xã hội mà khán giả sử dụng nhiều nhất để đảm bảo bạn đang tiếp cận đúng nhóm.
Tạo nội dung hấp dẫn: Có nhiều cách để tạo nội dung thu hút người dùng và cải thiện mức độ tương tác trên mạng xã hội của bạn, chẳng hạn như:
- Chia sẻ nội dung tích cực: Mọi người muốn cảm thấy hạnh phúc hơn là thường xuyên tiếp nhận những cảm xúc tiêu cực, do đó, họ sẽ đánh giá cao thông tin tích cực. Hãy thường xuyên chia sẻ nội dung tích cực để truyền cảm xúc lạc quan cho người dùng.
- Sử dụng lại nội dung: Không phải là một ý kiến hay nếu cứ đăng đi đăng lại cùng một nội dung, tuy nhiên việc lấy lại một bài đăng cũ từ hơn sáu tháng trước và khai thác theo một hình thức khác như ảnh hoặc video để đăng trên mạng xã hội sẽ tạo hiệu ứng rất ấn tượng.
- Làm cho nội dung trở nên cá nhân hóa: Theo một nghiên cứu của Accenture, “91% người tiêu dùng có nhiều khả năng mua sắm với những thương hiệu nhận ra, ghi nhớ và cung cấp các đề xuất và ưu đãi có liên quan”.
Ngày nay mọi người đều sử dụng mạng xã hội. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là thương hiệu phải tương tác đúng cách với người dùng. Việc tăng mức độ tương tác trên mạng xã hội có thể khá phức tạp và cần nhiều thời gian, nhưng hy vọng những mẹo đã được chia sẻ ở trên cùng với sự nỗ lực hết mình, thương hiệu của bạn có thể tăng lượng người theo dõi trên mạng xã hội ở mức cao nhất mà mình mong muốn.
Theo Business2community.com
Bài liên quan: