Sự kiện Chat GPT bị điều tra: Theo VTV, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) mở cuộc điều tra Chat GPT – phần mềm của công ty OpenAI sở hữu. Nội dung xoay quanh vấn đề OpenAI liên quan tới quyền bảo mật. Ngoài ra, công ty còn được yêu cầu mô tả về cách kiểm tra, điều chỉnh và vận hành các thuật toán và yêu cầu giải thích chi tiết cách mà họ đã thực hiện để giải quyết các trường hợp “ảo giác”, một thuật ngữ trong ngành mô tả kết quả khi AI tạo ra thông tin sai lệch.
Lý do Chat GPT bị điều tra?
Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) – cơ quan liên bang đi đầu về pháp lý nhằm vào giới công nghệ. Đơn vị từng đưa ra nhiều án phạt lớn với Meta, Amazon và Twitter với cáo buộc vi phạm quy định bảo vệ người tiêu dùng.
Mới đây, FTC mở cuộc điều tra Chat GPT. Lý do Chat GPT bị vướng vào vụ điều tra tại Mỹ do có liên quan tới quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, gây “rủi ro” bởi việc xử lý dữ liệu cá nhân, khả năng cung cấp thông tin không chính xác gây “rủi ro”.
FTC đã có hành động gửi thư tới công ty OpenAI về việc điều tra Chat GPT với mục đích xem siêu trí tuệ nhân tạo (AI) này tác động xấu như thế nào tới cá nhân và các thông tin sai lệch. Cùng đó, nội dung thư cũng đề cập tới việc giải đáp về các hoạt động bảo mật dữ liệu mà OpenAI đang thực hiện.
Để thuyết phục hơn, FTC đã trích dẫn sự cố của OpenAI vào năm 2020 đã để lộ lỗi cho phép người dùng xem thông tin của người khác, phần lớn liên quan tới cuộc trao đổi và thông tin liên quan tới thanh toán mà chưa có sự đồng ý của người dùng.
Mặc dù trong thư FTC gửi tới OpenAI là yêu cầu điều tra dân sự, nhưng đồng thời cũng đặt ra hàng loạt câu hỏi với OpenAI với các chủ đề như nỗ lực tiếp thị của công ty, phương pháp đào tạo mô hình AI và việc xử lý thông tin các nhân người dùng,…
Về phía công ty OpenAI
Trước động thái của FTC, Giám đốc điều hành công ty OpenAI nhấn mạnh: “Tôi thấy rất thất vọng khi yêu cầu điều tra của FTC ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng”.
Có thể thấy động thái trên của FTC là một đòn giáng mạnh vào những tập đoàn công nghệ đang chạy đua AI. Trên thực tế, có không ít chuyên gia hàng trong lĩnh vực kêu gọi việc ngừng phát triển AI bỏi e sợ những thắc thức mà nó đem lại. Trước đó tiêu biểu có nhà đồng sáng lập Apple Steve Wozniak, Elon Musk và hơn 1.000 nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã ký một bức thư về việc yêu cầu bảo mật và tạm ngừng phát triển mô hình AI. Họ cho rằng những mô hình AI mạnh mẽ như GPT-4 của OpenAI chỉ nên phát triển có được sự tin tưởng và kiểm soát được rủi ro.
Tại cuộc phỏng vấn với ABC News , CEO Sam Altman của công ty OpenAI cũng nêu quan điểm về việc quan tâm nhiều hơn tới chatbot AI để phòng tránh hậu quả của nó “Chúng ta cần phải cẩn thận và nên cảm thấy vui vẻ vì mình đã bắt đầu có ý thức cảnh giác với AI” – Altman khẳng định.