Trong môi trường kinh doanh ngày nay, thương mại hội thoại đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị và tương tác khách hàng. Bằng cách tận dụng các cuộc trò chuyện trực tiếp, giờ đây doanh nghiệp có thể tạo và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng cũng như tạo ra trải nghiệm mua hàng cá nhân hóa một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Kinh doanh hội thoại là gì?
Kinh doanh hội thoại hay kinh doanh qua tin nhắn (tiếng Anh: Business Messaging) là hình thức quảng cáo được sử dụng với mục đích kết nối và tiếp cận khách hàng mục tiêu dựa vào các cuộc trò chuyện trực tiếp trên website hay các kênh mạng xã hội, tiêu biểu như Zalo, Messenger, Instagram, WhatsApp, SMS…
Trước nhu cầu người dùng mong muốn thấu hiểu hơn về các thương hiệu như hiện nay, kinh doanh hội thoại ngày càng trở thành xu hướng đem lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường. Theo số liệu thống kê từ Meta, có đến 80 – 90% đơn vị ở Việt Nam áp dụng hình thức này khi đang hoạt động trên Facebook. Điều này cho thấy tiềm năng và tầm quan trọng của mô hình này.
Lợi ích của mô hình kinh doanh hội thoại
Là một trong những mô hình kinh doanh đầy tiềm năng trong thời đại kỹ thuật số phát triển như hiện nay, thương mại đàm thoại có thể mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích nổi bật:
Chuyển đổi khách hàng tiềm năng
Thương mại hội thoại đem lại lợi ích vượt trội trong việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành. Điều này xuất phát từ tính tiện lợi và dễ thao tác của mô hình kinh doanh này. Đồng thời, nhu cầu sử dụng kênh tin nhắn nhiều hơn gọi điện nên thu hút được lượng người tiếp cận đông đảo.
Các nền tảng mạng xã hội cũng tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh doanh hội thoại, điển hình như Facebook. Hiện Meta đang cung cấp các quảng cáo nhằm thúc đẩy đầu ra là tin nhắn khách hàng thông qua Click-to-Messenger Ads. Đây là dạng quảng cáo phổ biến trên Facebook và Instagram với tính năng chuyển đến cuộc trò chuyện trên Messenger, tạo điều kiến thuận lợi để khách hàng nhanh chóng tham gia nhắn tin với doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng để tìm hiểu insight khách hàng, marketing và bán hàng…
Nâng cao kiến thức sản phẩm cho khách hàng
Doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin chính xác, chi tiết về sản phẩm và dịch vụ của mình cho khách hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện thông qua tin nhắn hội thoại. Các nền tảng tin nhắn cho phép truyền thông tin đa dạng như dạng văn bản, hình ảnh, ghi âm, gif, video, link…
Điều này giúp mô tả sản phẩm chi tiết, bao quát nhiều khía cạnh và cách thức truyền tải cũng linh hoạt, thú vị.
Xử lý nhiều cuộc hội thoại cùng lúc
Nhờ khả năng xử lý cùng lúc nhiều cuộc hội thoại với khách hàng mà doanh nghiệp có thể đáp ứng và xử lý kịp thời các nhu cầu mà người dùng đang gặp phải. Yếu tố này là điều cần thiết trước môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay vì nếu xử lý chậm, doanh nghiệp có thể đánh mất khách hàng về tay đối thủ.
Thúc đẩy và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi
Thông qua các tin nhắn tức thời, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Điều này không chỉ nâng cao cơ hội giữ chân khách hàng mà còn góp phần thúc đẩy, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi thành người mua hàng, từ đó tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.
Dễ dàng xây dựng đội ngũ và mở rộng quy mô
Trong mô hình kinh doanh hội thoại, các doanh nghiệp thường ứng dụng các nền tảng CRM tin nhắn như Subiz để gia tăng hiệu suất và hiệu quả tương tác khách hàng qua tin nhắn. Đồng thời, đây cũng là các công cụ then chốt giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh hội thoại.
Phần mềm này có nhiều tính năng nổi bật như tập trung tin nhắn đa kênh, chatbot, mẫu tin nhắn, tạo đơn hàng, remarketing, hỗ trợ hoạt động teamwork trong dịch vụ khách hàng… Nhờ đó, các phần mềm này giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng, đồng thời giúp xây dựng bộ máy và quy trình hỗ trợ khách hàng năng suất, chuyên nghiệp.
Chiến lược kinh doanh hội thoại hiệu quả
Dưới đây là một số giải pháp chiến lược kinh doanh hiệu quả mà doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng:
Sử dụng phần mềm CRM tin nhắn
Kết hợp sử dụng phần mềm CRM tin nhắn là chiến lược thương mại đàm thoại hiệu quả giúp quá trình quản lý và tạo trải nghiệm tương tác tối ưu hơn. Bên cạnh khả năng tập trung tin nhắn từ nhiều nền tảng mạng xã hội, phần mềm còn cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ bán hàng qua tin nhắn như quản lý kho sản phẩm, tạo đơn hàng, mẫu tin nhắn, CRM, marketing…
Thông qua đó, doanh nghiệp dễ dàng tùy chỉnh cũng như cá nhân hóa tin nhắn đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng khách hàng mục tiêu và tạo trải nghiệm người dùng ấn tượng.
Phân khúc khách hàng và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Để gia tăng cơ hội chuyển đổi với chiến lược kinh doanh hội thoại, doanh nghiệp có thể gửi tin nhắn đến từng phân khúc hoặc nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể của mình. Chẳng hạn như gửi ưu đãi đặc biệt về các mặt hàng gia dụng đến khách hàng đã mua những sản phẩm tương tự trước đó.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần điều chỉnh các thông điệp bán hàng qua tin nhắn của mình sao cho cá nhân hóa, phù hợp với sở thích và hành vi của từng khách hàng để nâng cao trải nghiệm người dùng. Kết quả nghiên cứu của Omnisend cho thấy, thời điểm năm 2023, 47.85% tin nhắn SMS cá nhân hóa đã giúp các doanh nghiệp tạo ra thêm 16.92% đơn hàng so với 2022.
Thiết lập lịch gửi tin nhắn tự động
Với tính năng lên lịch gửi tin nhắn tự động được tích hợp sẵn trên nền tảng, doanh nghiệp có thể loại bỏ các đầu việc mang tính thủ công và lặp lại liên tục cũng như còn giảm thiểu tối đa lượng thông tin bị bỏ lỡ từ người dùng. Qua đó giúp tiết kiệm, tối ưu thời gian và tài nguyên một cách hiệu quả.
Doanh nghiệp có thể tích hợp tính năng Trò chuyện trực tiếp với Google Calendar để người dùng có thể lên các lịch tức thì trong hộp thoại tin nhắn.
Xây dựng tài liệu
Một chiến lược bán hàng qua tin nhắn hiệu quả khác dành cho các doanh nghiệp chính là xây dựng tài liệu chi tiết và phong phú để nhanh chóng phản hồi các thắc mắc của khách hàng. Thay vì mất nhiều thời gian tìm hiểu và soạn tin nhắn gửi cho khách hàng, doanh nghiệp chỉ có thể tạo ra các tài liệu như landing page, infographic, video hướng dẫn hay tài liệu hướng dẫn dạng văn bản để truyền đạt lại thông tin và thông điệp một cách rõ ràng, chi tiết.
Tích hợp chatbot
Để tối ưu tương tác với khách hàng, các doanh nghiệp có thể tích hợp chatbot vào các cuộc trò chuyện trực tiếp với khách hàng. Nhờ khả năng phản hồi tự động và cung cấp các thông tin cơ bản mà công cụ có thể tiết kiệm được thời gian phản hồi và tạo ra những trải nghiệm cá nhân hóa.
Ví dụ: Khu nghỉ dưỡng Cosmopolitan ở Las Vegas đã khởi tạo và tích hợp vào hộp thoại văn bản của mình nhân vật ảo tên là Rose mang cá tính riêng không khác gì con người. Theo thống kê, mức chi tiêu về các dịch vụ khách sạn ở những khách hàng tương tác với Rose tăng 38% so với khách hàng không tương tác.
Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích, chia sẻ về các lợi ích và chiến lược kinh doanh hội thoại hiệu quả. Nhìn chung, trước nhu cầu sắm online gia tăng như hiện nay, thương mại qua hội thoại là hình thức kinh doanh đầy tiềm năng với khả năng tiếp cận khách hàng nhanh chóng.