Những chiến lược marketing đa kênh nổi tiếng từ các công ty đa quốc gia

Marketing đa kênh là điều cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thành công trong thời điểm cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Khách hàng luôn mong muốn có thể tương tác thuận tiện với doanh nghiệp thông qua nhiều kênh. Vì vậy, nếu bạn không đáp ứng được mong đợi của họ, họ sẽ lựa chọn các công ty đối thủ. Dưới đây là một vài ví dụ về các công ty đã lập chiến lược marketing đa kênh trong quá trình hoạt động và kinh doanh:

Sephora và chiến lược marketing đa kênh

Sephora là một nhà bán lẻ mỹ phẩm thành công trong việc tiếp cận khách hàng nhờ marketing đa kênh.

Chiến lược marketing đa kênh của Sephora tập trung vào việc kết hợp các kênh online (mạng xã hội, website) và kênh offline (cửa hàng thực tế) để thúc đẩy sự tương tác của khách hàng đối thương hiệu. Sephora đã lựa chọn hai nền tảng Facebook và Instagram để tiếp cận với khách hàng mục tiêu nhiều hơn, tăng độ nhận diện thương hiệu, dành được cảm tình và sự quan tâm của khách hàng. Hiện tại, Sephora có hơn 20 triệu người theo dõi trên Instagram và hơn 19 triệu người thích trên Facebook. 

Ứng dụng chiến lược marketing đa kênh giúp Sephora trở thành ông lớn ngành bán lẻ mỹ phẩm

Ứng dụng chiến lược marketing đa kênh giúp Sephora trở thành ông lớn ngành bán lẻ mỹ phẩm

Ngoài triển khai marketing trên các nền tảng mạng xã hội, Sephora còn xây dựng trang web và phát triển ứng dụng di động nhằm tiếp cận với tối đa lượng khách hàng. Cả ứng dụng và website của Sephora đều được thiết kế tối giản, dễ sử dụng với các danh mục sản phẩm rõ ràng.

Cuối cùng, để phát triển, phủ sóng thương hiệu và cải thiện trải nghiệm tại cửa hàng. Sephora đã xây dựng hơn 2600 cửa hàng tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Triển khai chiến lược marketing đa kênh toàn diện đã giúp Sephora tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành người khổng lồ trong ngành mỹ phẩm, làm đẹp. 

Grammarly và chiến lược marketing đa kênh

Grammarly là một trang web nổi tiếng giúp người dùng kiểm tra các lỗi sai trong tiếng Anh. Để tiếp cận và gia tăng số lượng người dùng Grammarly đã thực hiện marketing đa kênh bằng cách đưa các nguồn lực quan trọng vào quảng cáo video trên YouTube, hiển thị hình ảnh và email quảng cáo, đồng thời đảm bảo rằng thông điệp và tính thẩm mỹ phù hợp với thương hiệu. 

Quảng cáo video của Grammarly minh họa cách thức hoạt động, các tính năng, sự tiện dụng, … của Grammarly. Nếu nhấp vào nội dung quảng cáo, khách hàng sẽ được chuyển trực tiếp đến trang web của Grammarly, nơi họ có thể tìm kiếm thêm thông tin về sản phẩm và xem các video, hình ảnh hướng dẫn, mô tả khác.

Amazon và chiến lược marketing đa kênh

Một ví dụ marketing đa kênh tuyệt vời khác là Amazon. Amazon sử dụng nhiều kênh để tiếp cận tối đa các khách hàng trên thị trường. Ngoài trang web, còn có một ứng dụng và chương trình truyền hình trực tuyến. 

Chương trình Prime của Amazon cung cấp các lợi ích độc quyền cho các thành viên mua sắm online. Những lợi ích này bao gồm giao hàng miễn phí, mua hàng có nhiều ưu đãi, quyền truy cập vào Amazon Prime Video, … Chỉ với 99 USD/năm, tất cả các khách hàng đều có thể trở thành khách hàng VIP và tận hưởng nhiều lợi ích độc quyền đến từ chương trình Prime Amazon. Chương trình không chỉ giúp giữ chân khách hàng quay lại Amazon, thúc đẩy các lượt đăng ký mới mà còn gia tăng doanh thu cho Amazon.

Amazon thúc đẩy doanh số bán hàng nhờ chiến lược marketing đa kênh thông minh

Amazon thúc đẩy doanh số bán hàng nhờ chiến lược marketing đa kênh thông minh

Cuối cùng, Amazon có các cửa hàng ở một số thành phố để khách hàng dùng thử sản phẩm trước khi mua. Họ cũng có thể nhận các mặt hàng mà họ đã đặt hàng trực tuyến ở các cửa hàng này. Điều này đã thúc đẩy doanh số bán hàng và mang lại trải nghiệm thuận tiện hơn cho khách hàng.

Spotify và chiến lược marketing đa kênh

Shopify đã và đang hoạt động rất tốt nhờ chiến dịch marketing đa kênh. Ngoài việc bán sản phẩm, Shopify còn tạo các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội và email hiệu quả. Shopify cũng sử dụng quảng cáo bám đuổi trong các giai đoạn mua hàng để thu hút khách hàng. 

Ví dụ: Khi bạn tìm kiếm một bài hát, Shopify sẽ gợi ý những bài hát khác của cùng một nghệ sĩ hoặc những bài hát có giai điệu tương tự. Ngoài ra, Shopify sử dụng quảng cáo bám đuổi trên các kênh truyền thông khác như Youtube, Facebook, Twitter để tối đa khả năng tiếp cận khách hàng. Cuối cùng, khi khách hàng hết thời gian sử dụng thử, Shopify sẽ gửi email thông báo để nhắc nhở khách hàng gia hạn và mua các gói sản phẩm phù hợp.

Shopee và chiến lược marketing đa kênh

Shopee là một ứng dụng thương mại điện tử hàng đầu hiện nay. Theo thống kê, hiện tại trung bình một tháng Shopee có khoảng 80-90M lượt truy cập trong tháng. Theo Shopee Analytics, nguồn truy cập chủ yếu chiếm 51.66% đến từ hoạt động nhấp vào liên kết sản phẩm để đến Shopee. Ngoài ra, lượng truy cập thông qua tìm kiếm Google chiếm 20.20%, Facebook và Instagram chiếm 16% và quảng cáo chiếm 6.6%. Có thể thấy, Shopee đã thực hiện chiến lược marketing trên nhiều kênh trực tuyến như: Google, Facebook, Instagram, website, ứng dụng, …

Shopee - thành công với chiến lược marketing đa kênh với hàng triệu lượt truy cập mỗi tháng

Shopee – thành công với chiến lược marketing đa kênh với hàng triệu lượt truy cập mỗi tháng

Bằng cách triển khai chiến dịch tiếp thị đa kênh bao gồm: quảng cáo ứng dụng, quảng cáo các liên kết có chứa các sản phẩm mà khách hàng quan tâm, quảng cáo bài viết, … Shopee không chỉ phủ sóng mạnh mẽ, tăng độ nhận diện mà còn gia tăng số lượng người truy cập, đăng ký và sử dụng mỗi ngày.

Tiếp thị đa kênh tập trung vào khách hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng hơn thông qua email, mạng xã hội, tin nhắn, ,,, và trang web của công ty. Tiếp cận toàn diện hơn với khách hàng nhờ tiếp thị đa kênh, bạn có thể phân phối cùng một nội dung trên nhiều kênh hơn, giảm chi tiêu quảng cáo và tăng tác động đến lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. 

Share this

February 13, 2023 - Marketing