Mô hình marketing đa kênh là điều cần thiết để phát triển doanh nghiệp, cho dù bạn đang kinh doanh thương mại điện tử hay truyền thống. Vì vậy, lập chiến lược marketing đa kênh một cách khôn ngoan, có mục tiêu, cách thức triển khai rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng, tương tác được nhiều hơn với khách hàng tiềm năng và cải thiện khả năng giữ chân khách hàng. Các con số thống kê dưới đây đã cho thấy những lợi ích tích cực khi triển khai marketing đa kênh trong kinh doanh:
- Các chiến dịch marketing B2B sử dụng marketing đa kênh có mức ROI tăng trưởng trung bình là 24%.
- Các doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch tiếp thị của họ trên ít nhất bốn kênh khác nhau ghi nhận ROI tăng lên tới 300%.
Marketing đa kênh là gì?
Marketing đa kênh là chiến lược sử dụng kết hợp tất cả các kênh để tối đa sự tương tác, giao tiếp với khách hàng tiềm năng. Một số kênh được sử dụng cho mục đích marketing đa kênh là:
- Các nền tảng mạng xã hội (Youtube, Facebook, Instagram, Twitter, TikTok …)
- Báo chí
- Các diễn đàn, hội nhóm
- Tin nhắn
- Website
- …
Marketing đa kênh không chỉ giới hạn ở các kênh trên, có rất nhiều kênh khác nhau mà bạn có thể kết hợp để tiếp cận với khách hàng tiềm năng nhiều hơn.
Lợi ích của marketing đa kênh
Một số lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng chiến dịch marketing đa kênh trong kinh doanh:
Cải thiện lòng tin của khách hàng
Khi bạn sử dụng marketing đa kênh, khách hàng sẽ thấy cùng một thông điệp trên các nền tảng khác nhau. Marketing đa kênh giúp bạn cung cấp cho khách hàng nhiều điểm tiếp xúc hơn và cho phép bạn thu hút họ bằng nội dung có giá trị.
Vì vậy, khách hàng dần ghi nhớ thương hiệu của bạn. niềm tin của họ được phát triển và trở nên trung thành.
Nhắm mục tiêu tốt hơn
Với tất cả các kênh và phương tiện tiếp thị khác nhau, bạn có thể nhắm mục tiêu khách hàng cụ thể từ đặc điểm nhân khẩu học, địa điểm, sở thích đến hành vi mua sắm khác nhau. Khi bạn nhắm mục tiêu một hồ sơ khách hàng cụ thể (ví dụ: phụ nữ từ 20 đến 30 tuổi, đã kết hôn, có con), việc sử dụng một kênh tiếp thị duy nhất chỉ có thể giúp bạn theo dõi một số hành vi của họ. Với tiếp thị đa kênh, bạn có thể theo dõi và tạo hồ sơ khách hàng hoàn thiện hơn, tốt hơn. Điều này có thể giúp bạn khởi chạy một chiến dịch quảng cáo thành công hơn do nhắm mục tiêu chính xác hơn.
Thu thập dữ liệu khách hàng chất lượng cao
Tiếp thị đa kênh sử dụng nhiều phương pháp để nhắm mục tiêu cơ sở khách hàng và điều đó sẽ giúp bạn tổng hợp, đo lường và đánh giá dữ liệu khách hàng chính xác hơn từ nhiều khía cạnh khác nhau.
Các chương trình tiếp thị truyền thống thường chỉ cung cấp dữ liệu từ một kênh được chọn trước. Trong khi đó tiếp thị đa kênh cung cấp dữ liệu hoàn chỉnh hơn, cho phép bạn hiểu rõ hơn nhu cầu và mong muốn của cơ sở dữ liệu khách hàng.
Mở rộng phạm vi tiếp cận đối tượng
Vấn đề lớn nhất với tiếp thị trên một kênh duy nhất là khi khách hàng của bạn chuyển sang một kênh ưa thích mới, bạn sẽ mất họ. Với tiếp thị đa kênh, bạn có thể tìm và tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình trên bất kỳ kênh nào mà họ tương tác và đồng hành họ.
Kết hợp tiếp thị đa kênh với các dữ liệu khách hàng cho phép bạn tập trung vào các kênh quan trọng nhất đối với khách hàng của mình và tìm thấy họ bất kể họ chuyển sang nền tảng nào.
Nâng cao nhận thức về thương hiệu
Sử dụng tiếp thị đa kênh, bạn có thể tăng sự hiện diện của thương hiệu trên tất cả các kênh mà khách hàng tiềm năng của bạn đang hoạt động.
Bằng cách này, khả năng khách hàng tiềm năng ghi nhớ thương hiệu sẽ được gia tăng đáng kể. Bạn càng xuất hiện ở nhiều kênh, họ càng nhìn thấy nội dung của bạn thường xuyên hơn, họ càng dễ dàng nhận ra và ghi nhớ tên thương hiệu của bạn.
Tăng cơ sở khách hàng
Tiếp thị đa kênh không chỉ là một cách hiệu quả để tăng cơ sở khách hàng của bạn mà còn có thể giúp bạn thực hiện điều đó với chi phí thấp hơn. Đưa quảng cáo và nội dung của bạn lên nhiều kênh có thể giúp bạn tiếp cận, có được nhiều đối tượng khách hàng hơn với chi phí mỗi chuyển đổi thấp.
Vì vậy, bạn nên chọn các kênh tiếp thị phù hợp nhất cho kế hoạch tiếp thị đa kênh vì nó có thể giúp bạn nhắm mục tiêu người tiêu dùng chính xác, tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.
Xây dựng mối quan hệ khách hàng lâu dài
Bạn có thể đồng thời cung cấp thông tin, sản phẩm và hỗ trợ cho khách hàng tiềm năng thông qua nhiều kênh tiếp thị được đồng bộ để tăng tiềm năng thị trường và mức độ tương tác của khách hàng. Trên thực tế, các kênh được đồng bộ và tích hợp hỗ trợ doanh nghiệp bạn cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa tốt hơn.
Tạo lợi thế cạnh tranh
Bạn càng có nhiều khả năng hiển thị, khách hàng càng ghi nhớ bạn nhiều hơn thì khả năng bạn chiến thắng trước đối thủ càng lớn.
Hơn nữa, xuất hiện ở các kênh mà đối thủ chưa xuất hiện cũng tạo ra những lợi thế cạnh tranh và cơ hội mới cho doanh nghiệp. Nếu marketing đa kênh được thực hiện đúng cách, dữ liệu khách hàng được thu thập từ các tương tác trên nhiều kênh có thể hỗ trợ bạn xác định nhu cầu của khách hàng và tạo lộ trình phát triển mới.
Những thách thức khi triển khai marketing đa kênh
Mỗi chiến lược tiếp thị đều có những thuận lợi cũng như những thách thức. Dưới đây là một số thách thức phổ biến nhất mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi triển khai tiếp thị đa kênh:
Thông điệp không phù hợp, không nhất quán
Mỗi kênh tiếp thị đều có những đặc điểm riêng biệt. Vì vậy, tạo thông điệp nhất quán, gắn kết trên nhiều kênh là một khó khăn cho các nhà tiếp thị.
Đưa nội dung, thông điệp truyền thông lên kênh mà không có sự nghiên cứu kĩ lưỡng có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực của khách hàng. Việc điều chỉnh hình thức, định dạng và tính cá nhân hóa cho nội dung cũng là một thách thức không nhỏ. Vì vậy, nếu kênh tiếp thị hiện tại không hoàn toàn phù hợp với thông điệp của doanh nghiệp thì bạn có thể lựa chọn một kênh khác phù hợp hơn.
Thời gian và nguồn lực
Marketing đa kênh liên tục yêu cầu cập nhật các công cụ và phần mềm mới. Vì vậy, bạn cần phải có đủ thời gian và nguồn lực để triển khai kế hoạch marketing đa kênh thành công.
Không kết hợp các công cụ, hệ thống
Để có kết quả tốt nhất, các nhà tiếp thị sử dụng các công cụ như phân tích, quản lý và tự động hóa cho các kênh tiếp thị khác nhau. Khi các hệ thống, các nhóm dữ liệu này được quản lý tách biệt, không liên kết có thể dẫn đến hoạt động tiếp thị không hiệu quả. Ngoài ra, khi triển khai các chiến dịch tiếp thị đa kênh, hành trình của khách hàng trở nên liền mạch hơn. Tuy nhiên, các nhà tiếp thị sẽ gặp khó khăn trong việc đo lường đặc điểm phân bổ hoặc chuỗi, điểm tiếp xúc trên kênh nào đã tạo ra khách hàng tiềm năng.
Với mức độ cạnh tranh hiện nay, việc tiếp cận đối tượng mục tiêu, nâng cao nhận thức về thương hiệu và tạo kết nối có ý nghĩa với khách hàng tiềm năng đang trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, xây dựng và triển khai chiến lược tiếp thị đa kênh là một phương án tốt để thu hút khách hàng tiềm năng ở đúng nền tảng và đúng thời điểm.