Bất kỳ ai đang tham gia vào lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo đều biết rằng sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Bên cạnh đó, khách hàng mục tiêu có thể tiếp xúc với hàng trăm quảng cáo mỗi ngày qua các nền tảng số. Vậy, làm thế nào để tạo ra nội dung nổi bật và thu hút được tệp người xem mong muốn? Content storytelling, hoặc nghệ thuật kể chuyện qua nội dung, đã trở thành một xu hướng content quan trọng và mạnh mẽ trong lĩnh vực tiếp thị.
Content storytelling là gì?
Storytelling là nghệ thuật sử dụng từ ngôn ngữ, hình ảnh hoặc video để kể câu chuyện. Mục tiêu của storytelling là khơi gợi sự tưởng tượng và đồng cảm từ người nghe đối với thông điệp mà người kể muốn truyền đạt.
Trong tiếp thị, việc sử dụng storytelling giúp thiết lập một kết nối cảm xúc hiệu quả với mọi người. Quá trình này giúp đưa khách hàng gần hơn với doanh nghiệp.
Hiệu quả của việc sử dụng content story
Cách viết cách viết content storytelling mang lại tích cực cho doanh nghiệp như thế nào?
Storytelling thu hút sự chú ý của khán giả
Với hàng triệu content và quảng cáo được tung ra mỗi ngày, việc cạnh tranh để thu hút sự chú ý của người dùng trên nền tảng số ngày càng khốc liệt. Một trong những lý do quan trọng nhất để sử dụng câu chuyện trong tiếp thị là thu hút sự chú ý.
Con người dễ yêu thích những câu chuyện vì chúng mạch lạc cũng như có tác động tới cảm xúc. Theo Stackla, 92% khách hàng muốn quảng cáo giống một câu chuyện hơn. Điều này đã khẳng định phần nào sức hút của content storytelling đối với khách hàng mục tiêu. Do đó, nếu biết cách áp dụng nghệ thuật kể chuyện cảm xúc, thương hiệu sẽ nhanh chóng tìm được chỗ đứng trên thị trường cũng như trong tâm trí khách hàng.
Content dạng storytelling thúc đẩy hành động
Storytelling là công cụ mạnh mẽ giúp thúc đẩy các hành động cụ thể như bình luận, chia sẻ hoặc mua hàng. Bên cạnh đó, Hubspot cũng nghiên cứu và kết luận rằng các bài viết dạng câu chuyện sẽ có lượt chia sẻ cao hơn 25% so với nội dung thông thường. Ngoài ra, Stackla cũng đưa ra kết luận nghiên cứu có tới 68% người tiêu dùng nói rằng câu chuyện thương hiệu ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.
Dữ liệu này cho thấy rằng content storytelling là một cách kết nối với khán giả và tác động đến quyết định mua hàng cũng như lòng trung thành thương hiệu của họ.
5 yếu tố tạo nên content storytelling chất lượng
Để tạo ra một câu chuyện chất lượng, bạn cần đảm bảo kịch bản content có đủ 5 yếu tố là nhân vật, bối cảnh, xung đột, giải quyết, thông điệp.
Nhân vật
Nhân vật là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ câu chuyện nào. Việc phát triển tuyến nhân vật với những tính cách và động cơ riêng giúp khán giả kết nối với bản thân họ dễ dàng hơn. Khi theo dõi câu chuyện, họ sẽ nhận thấy sự liên quan của bản thân tới tuyến nhân vật, từ đó tạo ra sự kết nối tự nhiên về cảm xúc.
Bối cảnh
Bối cảnh chính là thời gian và địa điểm mà câu chuyện của bạn diễn ra. Bằng cách chú ý tới các chi tiết cụ thể về thể giới bạn tạo ra sẽ giúp câu chuyện trở nên sống động và đánh tin cậy hơn. Bên cạnh đó, bối cảnh cũng cần phù hợp với độc giả mục tiêu mà thương hiệu hướng tới.
Xung đột
Xung đột là động cơ thúc đẩy toàn bộ câu chuyện tới cao trào. Sự mâu thuẫn tạo ra căng thẳng, kích thích cũng như cảm xúc mạnh mẽ của người theo dõi. Xung đột có thể bắt nguồn từ các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài của nhân vật. Những rào cản, thách thức sẽ đẩy người đọc tới mong muốn cần giải quyết vấn đề nhanh chóng. Lúc này, việc mở khoá những mâu thuẫn trong câu chuyện sẽ tạo ấn tượng lâu dài cho khán giả.
Giải quyết
Giải quyết xung đột là yếu tố quan trọng để làm rõ hành vi cũng như giải thích các tình tiết của câu chuyện. Bạn cần trình bày rõ ràng động cơ cũng như lựa chọn của tuyến nhân vật. Điều này giúp khán giả hiểu rõ tại sao các nhân vật lại lựa chọn hành động như vậy. Việc này không chỉ làm rõ tâm lý của nhân vật mà còn tạo nên sự sâu sắc cho câu chuyện.
Thông điệp của câu chuyện
Thông điệp của câu chuyện là cốt lõi mà bạn muốn truyền tải tới khán giả. Thông điệp có thể là bài học, sự nhận thức về vấn đề nào đó hoặc lời kêu gọi hành động. Không có công thức chung cho thông điệp. Tuy nhiên, nó cần thể hiện được ý nghĩa, giá trị cũng như tầm nhìn mà thương hiệu muốn khán giả của mình nắm được. Khi câu chuyện kết thúc, thông điệp này sẽ tạo được ấn tượng với khách hàng mục tiêu.
Kinh nghiệm viết content storytelling thu hút người đọc
Để nâng cao kỹ năng storytelling, bạn có thể tham khảo 8 lưu ý khi làm nội dung dưới đây.
Tăng yếu tố cảm xúc
Câu chuyện của bạn có thể trở nên vô ích nếu không kích thích được cảm xúc mong muốn của đối tượng mục tiêu. Sự sợ hãi, hoài nghi, vui vẻ, tức giận hoặc bất kỳ cảm xúc nào khác có khả năng thúc đẩy tâm trạng của khán giả chính là yếu tố khiến câu chuyện trở nên đáng nhớ. Thiếu đi cảm xúc, thông điệp mà thương hiệu cố gắng truyền tải có thể bị mờ nhạt và không để lại dấu ấn.
Đưa “anh hùng” vào câu chuyện
“Người hùng” trong câu chuyện giải quyết những vấn đề phức tạp khi các tình tiết đang đến cao trào. Qua tính cách hoặc hành động của nhân vật này, khách hàng có thể tìm kiếm được những điều mới mẻ.
Sáng tạo hình thức của câu chuyện
Khi tạo ra các câu chuyện bằng văn bản, hãy cân nhắc thêm vào hình ảnh, video và đồ họa minh họa…. Sử dụng màu sắc thu hút và các yếu tố trực quan sẽ giúp câu chuyện sống động và thú vị hơn.
Ngoài văn bản, các thương hiệu cũng có thể tạo content storytelling bằng các hình thức khác như:
- Video: Thương hiệu có thể sản xuất các video về các câu chuyện thú vị. Bạn có thể thực hiện đa dạng loại video như video ngắn kể chuyện, video tài liệu dạng phóng sự hoặc bộ phim ngắn. Ví dụ, Google cũng đã sử dụng cách này để quảng bá văn hoá làm việc qua phim The Intern.
- Tranh ảnh: Việc tạo ra hình ảnh động hoặc series hình ảnh về chủ đề cụ thể giúp khán giả hiểu rõ hơn về giá trị và thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải.
- Infographic: Thương hiệu có thể tạo infographic để giải thích một quy trình hoặc chia sẻ một phần của lịch sử/sứ mệnh của họ.
- Meme: Meme là một hình thức truyền thông ngắn gọn và là trào lưu content storytelling trên mạng xã hội. Thương hiệu có thể tạo ra các meme hài hước hoặc sâu sắc liên quan đến ngành công nghiệp hoặc sản phẩm. Sử dụng meme có thể giúp thương hiệu tạo tiếp cận gần hơn với đối tượng mục tiêu trên nền tảng xã hội, đặc biệt là giới trẻ.
Giúp câu chuyện dễ hiểu, đơn giản
Khi bắt đầu viết content storytelling, quan trọng nhất là bạn cần đặt mình vào vị trí của khách hàng. Đa số độc giả không muốn đọc những câu chuyện dài và phức tạp. Vì vậy, quy tắc quan trọng đầu tiên là giữ cho bài viết của bạn ngắn gọn và dễ hiểu.
Tận dụng yếu tố multimedia
Thời đại Internet và sự phát triển của mạng xã hội tạo ra lợi thế phát triển chung cho doanh nghiệp. Các kênh truyền thông trực tuyến phổ biến hiện nay bao gồm Facebook, YouTube, TikTok có thể giúp bạn đưa câu chuyện của mình đến gần hơn với khách hàng mục tiêu.
Đưa thực tế vào câu chuyện
Hãy cố gắng đưa những thông tin từ thực tế vào content storytelling. Điều này sẽ cho thấy câu chuyện của bạn dựa có sự tương đồng với trải nghiệm và cảm xúc thực của khán giả. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể sử dụng để tăng tính xác thực cho câu chuyện của mình:
- Sử dụng dữ liệu đáng tin cậy: Dữ liệu hay số liệu được thống kê cụ thể có thể hỗ trợ cho các tình tiết trong câu chuyện của bạn. Ví dụ, nếu tạo nội dung liên quan đến đại dịch Covid, số liệu về sự biến chuyển kinh tế hoặc y tế trong thời gian này sẽ giúp người đọc tin tưởng hơn.
- Cụ thể hoá: Câu chuyện càng cụ thể thì càng đáng tin cậy. Thay vì nói rằng “sản phẩm của chúng tôi rất chất lượng” thì hãy chia sẻ ví dụ về việc sản phẩm này đã giúp ích cho ai đó như thế nào.
Tham khảo mẫu content storytelling của Dove
Dove đã sử dụng storytelling để quảng bá thông điệp về tình yêu thực sự đối với cái đẹp. Thương hiệu này đã kết nối cảm xúc với tất cả phụ nữ. Dove thúc đẩy sự tự tin sâu bên trong phụ nữ và xác nhận rằng mỗi người đều có vẻ đẹp riêng, không phụ thuộc vào màu da, chiều cao, vóc dáng, hay tuổi tác của họ.
Trong đó, content storytelling dạng phim ngắn của Dove nhận được nhiều sự đồng cảm. “Daughters” là bộ phim ý nghĩa, nói về thái độ của các cô gái tuổi teen và mẹ của họ đối với vẻ đẹp tự nhiên. Trong bộ phim này, các cô gái chia sẻ một cách chân thành về những cảm xúc tự ti khi đối mặt với các khuyết điểm về ngoại hình, áp lực từ bạn bè đồng trang lứa và cả việc đối phó với các rối loạn ăn uống.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, bà mẹ của họ cũng thể hiện những nỗ lực đáng khen ngợi trong việc truyền đạt cho con gái về tình yêu và tự tin về bản thân, cùng với sự nhiệt huyết và tư duy tích cực trong cuộc sống.
Nhờ vào cách làm này, Dove đã đạt được những thành công sau:
- Truyền miệng: Dove phá vỡ những định kiến không đúng về sắc đẹp, mọi người thảo luận về các chiến dịch của hãng ở khắp mọi nơi. Chúng được các chương trình trò chuyện và đài phát thanh chú ý, giúp Dove tiếp thị miễn phí trị giá 150 triệu USD và nâng cao nhận thức về thương hiệu.
- Góc nhìn của mọi người: Dove đã giúp mọi người nhận diện bản thân bằng cách đề cao vẻ đẹp của những người bình thường và cho thấy các quảng cáo làm đẹp bóp méo hiện thực như thế nào.
- Doanh số và nhận diện thương hiệu: Theo báo cáo của Dove, doanh số bán hàng của thương hiệu này đã tăng 10% trong vòng 1 năm sau khi triển khai chiến dịch Real Beauty. Tỷ lệ nhận diện thương hiệu của Dove cũng tăng lên đáng kể, từ 70% lên 90%.
Khi biết cách kể một câu chuyện hấp dẫn thông qua nội dung, bạn đang mở cánh cửa để thu hút triệu view và tạo sự kết nối mạnh mẽ với khách hàng. Hãy bắt đầu tạo content storytelling marketing và sẵn sàng cho hành trình thu hút triệu view trong lĩnh vực của bạn ngay hôm nay!
Xem thêm:
Content marketing là gì? Các dạng content marketing
Content marketing hiệu quả khiến khách hàng quan tâm
Các công cụ content marketing dân trong ngành không thể bỏ qua