Conversational Marketing/Tiếp thị đàm thoại trở thành giải pháp của nhiều doanh nghiệp trên hành trình kết nối khách hàng. Tất cả Conversational Marketing làm được đó là cuộc trò chuyện nhiều hơn để thấu hiểu nhu cầu khách hàng, định vị khách hàng và mang lại hiệu quả chuyển đổi.
Conversational Marketing giúp xây dựng tệp khách hàng tiềm năng
Thực tế, 2-3 năm gần đây Conversational Marketing trở thành tâm điểm trong bối cảnh người dùng càng yêu thích trải nghiệm mang tính cá nhân. Conversational Marketing trở thành “trợ lý” đắc lực mang lại thỏa mãn cho người dùng được chào đón/tương tác ngay lập tức, kết nối với doanh nghiệp trong thời gian thực.
Tại Việt Nam, ước chừng cứ 3 người tiêu dùng thì có ít nhất 1 người nhắn tin cho doanh nghiệp với tần suất 1 lần/tuần. Bám sát xu hướng, lấy khách hàng làm trọng tâm, nhiều thương hiệu đề cao việc trò chuyện với khách hàng để tạo thế mạnh trong trải nghiệm tốt, tạo hài lòng mở rộng tệp khách hàng tiềm năng.
Conversational Marketing được sử dụng như một “trợ lý” hoàn hảo giúp kết nối nhanh khách hàng và doanh nghiệp. Loại này này được kết hợp giữa Outbound Marketing (tiếp thị một chiều) và Inbound Marketing (tiếp thị hai chiều) sử dụng nhằm mục đích bổ trợ những điểm yếu của hai chiến lược tiếp thị nói trên.
Conversational Marketing còn là sự tập hợp của nhiều công nghệ hiện đại như: Trí tuệ nhân tạo (AI), NLG (xử lý ngôn ngữ tự nhiên), các hình thức nhắn tin trực tuyến (Messenger, Chatbot), Voice Recognition (nhận dạng tiếng nói), IoT (Internet of Things). Nhờ đó, Conversational Marketing mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích:
- Kết nối nhanh với khách hàng, đảm bảo tính chuyên nghiệp, mang lại sự hài lòng cho khách hàng về dịch vụ khách hàng.
- Gia tăng tiếp cận và tương tác doanh nghiệp với khách hàng, xây dựng tệp khách hàng tiềm năng.
- Cá nhân hóa đối tượng và tạo sự liền mạch trong đối thoại với khách hàng và doanh nghiệp
- Nhanh chóng xác định nhu cầu, gia tăng hiệu quả chuyển đổi thành khách hàng tiêu dùng.
- Cung cấp nhiều dịch vụ chăm sóc – hậu mãi, giúp giữ chân khách hàng trung thành.
- Tiết kiệm được một khoản chi phí nghiên cứu thị trường đáng kể.
Ứng dụng Conversational Marketing trong doanh nghiệp
Có 3 loại hình Conversational Marketing được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay bổi bật: Chatbot, Live chat, Email Marketing.
Khi tiết kế Website, thương hiệu thường có xu hướng tích hợp cửa sổ chat (Live chat). Tức khi khách hàng truy cập vào Website, cửa sổ chat hiện lên, khách hàng chỉ cần nhắn tin sẽ có người trực chat bên doanh nghiệp trả lời mọi thắc mắc, từ đó gắn kết quan hệ hai bên tốt hơn.
Cùng với đó tính năng Chatbot đóng vai trò là một “trợ lý” giải phóng tư vấn viên khỏi các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, với tốc độ cao hơn nhiều so với khả năng của một người.
- Chatbot chủ động tiếp cận khách hàng và chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng…
- Bot trả lời khách hàng ngay trong thời gian thực, mang lại sự hài lòng
- Chatbot hỏi thông tin, nhu cầu, tiếp đó phân luồng khách hàng tới người phụ trách, tránh tình trạng khách hàng phải chờ đợi lâu mất thời gian làm ảnh hưởng tới trải nghiệm.
Đặc biệt, dù số lượng khách hàng truy cập là bao nhiêu, con số hàng ngàn người thì Chatbot vẫn không bị lag, luôn sẵn sàng tương tác 24/7, xử lý tình huống nhanh gọn.
Email Marketing nhằm thực hiện các chiến dịch tiếp thị bằng hình thức truyền tải thông điệp tới từng nhóm khách hàng mục tiêu. Với hình thức này, doanh nghiệp không chỉ xây dựng độ uy tín, chuyên nghiệp mà còn mang lại giá trình không hành trình trải nghiệm khách hàng.
Conversational Marketing đang trở thành giải pháp Marketing nổi bật nhất hiện nay mang tới cho doanh nghiệp nhiều lợi ích. Subiz giúp bạn ứng dụng thành công giải pháp Conversational Marketing tới gần hơn với khách hàng. Khi ngay tích hợp Subiz lên Website, đồng nghĩa các hình thức Conversational Marketing được đồng bộ toàn diện bao gồm cửa sổ chat, chatbot và Email Marketing. Việc của bạn chỉ cần quản lý và xây dựng kịch bản phù hợp để chào đón từng nhóm đối tượng khách hàng!