Điểm chạm thương hiệu là gì? Cách khai thác điểm chạm trên nền tảng số

Thương hiệu là “con đẻ” của mỗi doanh nghiệp. Việc xây dựng hệ thống điểm chạm thương hiệu không chỉ giúp nhiều khách hàng biết tới mà còn doanh nghiệp có những chiến lược thông minh, tiếp cận đúng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Nhờ đó hành trình trải nghiệm khách hàng được nâng cao, khả năng khách biết tới và tin tưởng sử dụng tỷ lệ gia tăng. 

Xây dựng điểm chạm thương hiệu rất quan trọng. Những thông tin thu thập được từ những điểm chạm đó sẽ là cơ sở để doanh nghiệp hiểu rõ về hành trình của khách hàng tới thương hiệu. Nhờ đó chiến lược tiếp cận và thuyết phục khách hàng chính xác, đúng mục tiêu hơn. 

Điểm chạm thương hiệu là gì? 

Điểm chạm là nơi xuất hiện các thao tác của khách hàng để tiếp xúc tới thương hiệu của bạn. Đó có thể là băng rôn quảng cáo, người tư vấn,…

Điểm chạm thương hiệu là nơi  khách hàng biết tới doanh nghiệp của bạn. Từ những điểm chạm đó, doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng những thông tin về sản phẩm/dịch vụ thu hút khách hàng quyết định sử dụng. 

XEM NGAY: Xác định các điểm chạm trong trải nghiệm khách hàng hiệu quả

Điểm chạm thương hiệu là gì?

Điểm chạm thương hiệu là gì?

Thời đại công nghệ số bùng nổ với nhiều công nghệ hiện đại, con người có thể tiếp cận thông tin với nhiều hình thức khác nhau. Theo đó, trong mô hình hoạt động của doanh nghiệp cũng được cải tiến hơn theo thời đại chuyển đổi số. Hình thức bán hàng online phát triển kéo theo nhiều điểm chạm thương hiệu như Banner, email, Landing page, video,…. Tại những điểm chạm này, khách hàng sẽ có cái nhìn đa dạng hơn về doanh nghiệp. Ngược lại doanh nghiệp dễ dàng thu thập thông tin, hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn và xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp. 

Cách để khai thác điểm chạm thương hiệu trên nền tảng số

Trong thời đại 4.0, nếu doanh nghiệp không tận dụng điểm chạm trên nền tảng số tức không bắt kịp xu hướng, nguy cơ bị “bỏ lại” ở phía sau là điều tất yếu. Với xu hướng mua hàng online, việc sử dụng các trang mạng xã hội, các hình thức quảng cáo trực tuyến sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận và thuyết phục khách hàng hơn. Tuy nhiên nếu khách thác không tốt điểm chạm trên nền tảng số có thể gây ra cho bạn những rủi ro không mong muốn. 

Điểm hình như, một bài đánh giá của khách hàng trên mạng xã hội sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực tới nhiều người khác tùy thuộc vào độ khen che. Do vậy, bạn cần kiểm soát chặt chẽ những điểm chạm trên nền tảng số để đảm bảo giá trị thương hiệu hiệu quả bạn. 

ĐỪNG BỎ QUA: Cách xây dựng hành trình trải nghiệm khách hàng tốt

diem-cham-nen-tang-so

Để các điểm chạm trên nền tảng số hiệu quả, Subiz khuyên bạn nên làm tốt một số vấn đề sau:
Đặt mình vào vị trí của khách hàng: Thấu hiểu mong muốn, nhu cầu của khách hàng là cách tốt nhất để bạn có cơ sở thuyết phục, tạo ra hành trình trải nghiệm tốt trên mỗi điểm chạm. 

  • Khai các các điểm chạm dựa trên quy mô và ngân sách: Khi bạn đã thu thập được các thông tin về khách hàng hãy cân nhắc việc đẩy mạnh khả năng chuyển đổi dựa theo quy mô và ngân sách phù hợp. Tạo ra nhiều điểm chạm tốt và nhất quán càng giúp khách hàng tin tưởng và nhanh ra quyết định lựa chọn. 
  • Thiết lập mục tiêu của điểm chạm: Bạn cần phải vạch ra một mục tiêu trong một thời gian cụ thể. Điều này sẽ giúp bạn đo lường hiệu quả từ đó điều chỉnh chiến dịch tiếp cận tại các điểm chạm phù hợp. 
  • Tận dụng công cụ phần mềm tự động hóa: Phần mềm tự động hóa là “chìa khóa” thành công của nhiều doanh nghiệp trong thời đại 4.0. Nó không chỉ giúp quy trình hoạt động nhanh – chính xác – đồng nhất mà khả năng tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. 

Như vậy có thể thấy điểm chạm thương hiệu là một yếu tố quan trọng trong hành trình trải nghiệm của khách hàng. Tạo dựng và vận hành những điểm chạm thương hiệu tốt hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Subiz cung cấp giải pháp quản lý điểm chạm trên nền tảng số

Cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã làm thanh đổi nhận thức con người và phương thức hoạt động của doanh nghiệp. Các kênh tương tác online ra đời giúp doanh nghiệp và khách hàng có thể gặp gỡ nhau trên nhiều điểm chạm như Fanpage, landing page, email, tổng đài số,… 

CHI TIẾT: Tư vấn hiệu quả, “điểm chạm” thành công với phần mềm Subiz

subiz-chuyen-doi-so-hieu-quả

Subiz tiên phong trong việc sáng tạo tập hợp tương tác đa kênh trên một nền tảng, hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hiệu quả tương tác qua đa kênh. Đồng thời cung cấp nhiều tính năng giúp doanh nghiệp dễ theo dõi hành vi khách hàng, gia tăng tương tác khách hàng hiệu quả. 

  • Cửa sổ live chat: Giúp bạn trò chuyện ngay với khách hàng trong thời gian thực để nắm được khoảnh khắc “tôi muốn mua” của khách hàng. Bạn có thể tùy chỉnh cửa sổ với màu sắc và nội dung khác nhau mang tính thương hiệu riêng. 
  • Chabot tự động: Giúp bạn chủ động chào, trả lời những câu hỏi thường gặp, đảm bảo chăm sóc 100% khách hàng tương tác. Điều này giúp khách cảm thấy được tôn trọng, gia tăng trải nghiệm tốt. 
  • Email Subiz – công cụ tự động mạnh mẽ: Bạn có thể tích hợp nhiều email để vừa nhận và gửi email qua Subiz, giúp dữ liệu của công ty được tập trung, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý từng khách hàng.
  • Tổng đài Subiz: Bạn có thể sử dụng nhiều đầu số, có đầy đủ các chức năng hỗ trợ ghi âm hội thoại, thống kê cuộc gọi, gọi trực tiếp trên máy tính mà không cần điện thoại, kết nối máy nhánh ngay không cần số tổng đài,…

Đội ngũ Subiz team chủ động thiết lập và sẵn sàng tích hợp với rất nhiều ứng dụng xuyên suốt quá trình tương tác, nhằm mang lại tối đa giá trị phục vụ cho việc giao tiếp và điều hành nhiều điểm chạm của doanh nghiệp.

Share this

December 15, 2022 - Marketing