1. Khiến quá trình checkout trở nên đơn giản hơn
Bạn có biết vì sao Amazon lại trở thành “ông lớn” trong ngành thương mại điện tử? Một trong những nguyên nhân chính tạo nên sự thành công của trang mua bán “đi trước đón đầu” này nằm ở quá trình checkout được triển khai vô cùng đơn giản. Bài học rút ra từ Amazon: quá trình checkout càng giản tiện, tỉ lệ bỏ giỏ hàng càng thấp.
Hãy đa dạng hóa phương thức thanh toán để khách hàng có thể lựa chọn cách trả tiền phù hợp nhất đối với họ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giúp khách hàng thêm/bớt món đồ trong giỏ một cách dễ dàng hơn. Cân nhắc giới hạn việc checkout ở 3 bước hoặc thậm chí ít hơn. Quá trình checkout phải được tối ưu hóa cho khách hàng, thay vì lợi ích công ty. Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng và điều chỉnh quá trình này thuận tiện nhất cho họ. Gỡ được vướng mắc này, bài toán giảm tỉ lệ bỏ giỏ hàng sẽ không còn khiến bạn “đau đầu”.
2. Cho phép khách hàng mua sắm trên cương vị “khách”
Thông thường, ở bước thanh toán, với tư cách là người mua hàng sẽ có 2 trường hợp xảy ra: 1 là thanh toán như là khách (guest), và thứ 2 là bạn buộc phải đăng nhập với tư cách thành viên thì mới có thể hoàn tất quá trình này. Vậy tại sao bạn phải làm phức tạp hóa quá trình mua sắm của khách hàng bằng cách “ép” họ đăng nhập rồi mới được trả tiền, mua hàng? Sẽ không sai khi nói rằng một bước chuyển mình quan trọng nhằm giảm tỉ lệ bỏ giỏ hàng là cho phép khách hàng thanh toán trên cương vị “khách”, thay vì thành viên. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, đã có công ty thành công trong việc tăng doanh thu thêm 300 triệu USD mỗi năm chỉ đơn giản bằng cách trên.
Yêu cầu khách hàng đăng nhập, một mặt đem lại lợi ích nhất địch cho công ty, ví dụ thu thập dữ liệu khách hàng. Tuy nhiên, mặt khác, việc này đem lại phiền toái cho nhiều người. Cho phép khách hàng thanh toán trực tiếp không thông qua bước đăng nhập khiến quá trình mua sắm trở nên dễ dàng và liền mạch hơn nhiều. Bạn có thể phản biện, họ chỉ đến mua một lần rồi đi thì sao, công ty sẽ chẳng thu được dữ liệu khách hàng! Nhưng hãy lưu ý, bán hàng dù chỉ một lần vẫn tốt hơn không bán được hàng, đúng không? Lúc này, bài toán quay trở lại việc làm thế nào để tương tác khách hàng sau lần mua đầu tiên.
3. Cung cấp hỗ trợ qua Livechat
Trải nghiệm khách hàng là một trong những mục tiêu mà doanh nghiệp cần phải nỗ lực nhiều nhất. Trải nghiệm khách hàng càng được tối ưu, càng “mượt mà”, không “vấp váp” ở bất cứ bước nào là điều kiện tiên quyết để giữ vững lòng trung thành khách hàng. Bạn đã nghĩ đến việc thêm giải pháp Livechat vào website để hỗ trợ khách hàng trong quá trình checkout hay chưa? Hãy thử tưởng tượng bạn là một khách hàng đang tìm mua sản phẩm và bỗng nhiên có thắc mắc cần được giải pháp ngay tại thời điểm đó. Sẽ không gì “ăn điểm” hơn việc một nhân viên bên phía công ty sẵn lòng giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng, tận tình, triệt để. Cài đặt Live chat không những giúp giảm tỉ lệ bỏ giỏ hàng mà còn ghi bàn thắng quyết định chiếm lĩnh lòng trung thành của khách hàng.
5. Tăng ưu đãi phí vận chuyển, giảm tỉ lệ bỏ giỏ hàng
Một phương pháp hiệu quả khác để giảm tỉ lệ bỏ giỏ hàng là kèm ưu đãi trong phí vận chuyển. Theo thống kê của Baymard Institute, 44% người mua bỏ giỏ hàng vì chi phí vận chuyển cao. Do đó, dành tặng ưu đãi trong chi phí vận chuyển sẽ khiến khách hàng không còn “lăn tăn” và đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn. Thêm vào đó, giảm chi phí vận chuyển đem lại lợi thế cạnh tranh, khiến khách hàng ưa chuộng sản phẩm của công ty bạn hơn so với công ty đối thủ.
Nguồn: helponclick
Bài liên quan: