Vậy nên gửi những email như thế nào? Nội dung email bao gồm những thông tin gì? Và thời điểm gửi ra sao? Sau đây là một vài ví dụ về những email thương mại điện tử rất hiệu quả trong việc nhắc nhở và thuyết phục khách hàng quay lại mua hàng của doanh nghiệp.
1. Khuyến khích khách hàng tiếp tục quay lại mua hàng
Thông thường, sau khi khách hàng mua hàng trên một trang web, doanh nghiệp sẽ lập tức gửi đến họ email với nội dung khuyến khích họ quay trở lại mua hàng trong những lần sau. Điều này được dựa trên một lý thuyết trong marketing, đó là khách hàng sẽ có xu hướng quay lại mua hàng nhiều hơn khi họ vẫn còn ấn tượng rõ ràng về nhãn hàng. Tuy nhiên, khách hàng lại thường không quan tâm hay theo dõi những email như vậy.
Lời khuyên được nhiều chuyên gia đưa ra ở đây chính là, có lẽ doanh nghiệp nên đợi thêm một khoảng thời gian kể từ khi khách hàng mua hàng rồi mới gửi cho họ những email như vậy.
Một ví dụ rất thuyết phục cho trường hợp này chính là Sephora, họ thường gửi những email nhắc nhở khách hàng quay trở lại dựa trên khoảng thời gian đã trôi qua kể từ khi khách hàng mua sản phẩm.
2. “Chúng tôi nhớ bạn!”
Một loại email khác để thôi thúc khách hàng chính là email thông báo các ưu đãi, khuyến mại dành cho khách hàng khi họ trở lại. Có lẽ đây là cách hấp dẫn nhất giúp thu hút khách hàng rất hiệu quả. Thậm chí có rất nhiều khách hàng chưa vội quay trở lại mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ là vì họ muốn đợi đến thời điểm này.
Có một phương thức khác cũng khá hiệu quả, đó là bạn nên hỏi khách hàng về nhận xét, đánh giá của họ về lần mua hàng gần nhất. Những cuộc khảo sát như vậy cũng góp phần giúp bạn hiểu được vì sao khách hàng vẫn chưa quay lại để có các giải pháp phù hợp. Tuy nhiên, không phải lúc nào khách hàng cũng có thời gian để phản hồi bạn. Vậy nên có rất nhiều doanh nghiệp đã tận dụng bằng cách mời khách hàng đưa ra phản hồi để nhận được các ưu đãi, khuyến mại trong lần mua hàng sau.
3. Bán hàng dựa trên các đặc điểm nhân khẩu học
Trái lại với một số ví dụ ở trên, kiểu email này không hề dựa trên những gì khách hàng đã mua từ trước. Doanh nghiệp sẽ gửi đến khách hàng những sản phẩm hoàn toàn mới dựa theo các thuộc tính nhân khẩu học.
Chẳng hạn, với những khách hàng đang sinh sống ở vùng đang là mùa mưa, doanh nghiệp có thể gửi đến họ thông tin về các sản phầm như ô hoặc áo mưa,…
Có thể rất nhiều khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đang tìm kiếm một chiếc ô hay áo mưa vì họ chưa có, hoặc đồ của họ đã cũ và cần được thay mới. Như vậy, bạn đã gửi đến cho khách hàng tiềm năng của mình thông tin rất kịp thời, “đúng người, đúng thời điểm”.
Điều này đòi hỏi bạn phải thực sự hiểu khách hàng của mình. Để gia tăng cơ hội khách hàng trở lại với bạn, bạn có thể đưa ra một số ưu đãi, giảm giá với các sản phẩm mà bạn cho rằng khách hàng tiềm năng của mình đang có nhu cầu.
Để có thể tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất qua email thương mại điện tử, hãy cố gắng tìm hiểu và phân tích để biết được khách hàng của bạn đang thực sự cần gì. Đừng chỉ đơn giản là mời khách hàng trở lại mua hàng của bạn, hãy thể hiện sự quan tâm chân thành đến khách hàng. Điều này sẽ hạn chế việc email của bạn bị khách hàng bỏ qua, giúp gia tăng tương tác và tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.
Nguồn: Kissmetrics