Thế nào là một kế hoạch quảng cáo? Về cơ bản, nó là công thức của một loại hình tin nhắn giúp người bán kết nối tới thị trường tiêu thụ, và để khai thác triệt để lợi ích của sản phẩm, cũng như bù đắp vào những khuyết thiếu của thị trường hiện hữu. Và để xây dựng được 1 chiến dịch quảng cáo thành công, không những bạn phải tìm hiểu, nghiên cứu, mà còn phải chuẩn bị cho mình những kế hoạch và phương án cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất và để tiết kiệm tối đa chi phí.
Những giải pháp tiết kiệm chi phí cho marketing online
Bài viết này sẽ giúp bạn xác định được đâu là những yếu tố mà bạn cần chuẩn bị cho một kế hoạch quảng cáo thành công.
Một chiến lược an toàn sẽ cản trở sự phát triển
Quảng cáo ngày nay không giống như xưa nữa. Giờ không phải là lúc giữ cho mọi thứ “an toàn”. Bởi nếu giữ cho mọi thứ an toàn thì chẳng có lý do nào sản phẩm sẽ được bán ra với số lượng đột biến cả. Trên thực tế, đây là lúc bạn phải nghĩ xa hơn và rộng hơn, hãy thoát khỏi hình bóng của những kinh nghiệm trong quá khứ. Bởi nếu bạn vẫn sử dụng nền tảng truyền thông đó, với cùng một chiến dịch đó, lẽ dĩ nhiên, bạn cũng chỉ nhận được những kết quả tương đương mà thôi.
Đừng nhồi nhét quá nhiều thứ
Ngày thơ ấu, mỗi lần được đưa đến cửa hàng kẹo là bạn lại chìm vào những giấc mơ có thật. Tất nhiên, bạn sẽ chọn lấy nhiều loại kẹo nhất có thể, trở về nhà và ăn lấy ăn để. Và hiện tượng sau đó chắc hẳn sẽ là đau bụng do ăn quá nhiều.
Người làm marketing có thể cũng phải đối diện với tình cảnh tương tự. Theo đó, nếu bạn sử dụng quá nhiều nền tảng truyền thông, cũng như quá nhiều chiến dịch quảng cáo. Lẽ dĩ nhiên việc này sẽ dẫn tới hệ lụy là chi phí cho quảng cáo bị đội giá quá nhiều. Đó là bởi vì bạn chưa xác định đối tượng khách hàng. Bạn càng xác định rõ khách hàng bao nhiêu, chiến dịch của bạn càng được tối ưu bấy nhiêu. Thế nên, trước khi định nghĩa mục tiêu, bạn phải ưu tiên cho việc định nghĩa khách hàng của mình trước đã.
Chọn kênh marketing phù hợp
Để chọn được kênh marketing phù hợp, bạn phải hiểu rõ về khách hàng. Họ thích cái gì? Họ đang nói về cái gì? Thứ gì khiến khách hàng móc hầu bao? Và cách họ chi trả thế nào? Tất nhiên, không có khách hàng nào giống nhau cả. Thế nên, hãy chắc rằng bạn biết cách kết hợp các nền tảng marketing để cho ra kết quả tốt nhất.
Kiểm tra mục tiêu có thành công hay không?
Mục tiêu của một chiến dịch quảng cáo bao giờ cũng làgây dựng thương hiệu, tìm kiếm khách hàng, chuyển đổi khách hàng thành người mua, và sau cùng là xây dựng niềm tin cũng như lòng trung thành của khách hàng.
Nói chung, mục tiêu của chiến dịch quảng cáo cũng tương ứng với các mục tiêu phân bổ. Bạn có thể theo dõi mục tiêu này bằng số lần download, số lượng đặt hàng, số người theo dõi trên các mạng xã hội, số lượng cuộc gọi từ khách hàng, cũng như sự tăng trưởng subscribers. Thế nên, bạn cần trang bị cho mình những công cụ phân tích, những phần mềm theo dõi lưu lượng, cũng như các phần mềm marketing khác nhau.
Phương thức sử dụng
Sau cùng, khi đã định nghĩa được mục tiêu và các nền tảng marketing, bạn cần phân tích được đâu là phương thức tốt nhất mà bạn sẽ sử dụng kế tiếp. Chẳng hạn như, nếu quyết định sử dụng mạng xã hội để marketing doanh nghiệp, bạn sẽ cập nhật những status như thế nào? Bạn có thể tạo ra những status gây kích thích trí tò mò của độc giả không? Hay đâu là cách tốt nhất để liên hệ trực tiếp tới các đối tượng đang hướng mục tiêu tới?, v.v…
Bạn thấy đấy, bằng những phương pháp trên, bạn có thể xây dựng được cho mình một kế hoạch quảng cáo khá cụ thể và chi tiết. Và nếu bám sát những cách thức trên, chắc chắn bạn sẽ thành công với chi phí bỏ ra.