Livestream thúc đẩy sự phát triển của các sàn thương mại điện tử

Xuất hiện tại Việt Nam trên nền tảng Facebook từ rất lâu, nhưng gần đây vào cuối năm 2021 mới bắt đầu phổ biến, hình thức bán hàng livestream đang ở thời kỳ hoàng kim và là xu hướng bán hàng nổi bật trên các sàn thương mại điện tử. Vậy livestream bán hàng đã thúc đẩy sự phát triển của các sàn thương mại điện tử như thế nào ? 

Livestream thúc đẩy sự phát triển của các sàn thương mại điện tử

Livestream thúc đẩy sự phát triển của các sàn thương mại điện tử

Các sàn thương mại điện tử đã thành công rực rỡ trong việc tận dụng Livestream để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử giúp doanh nghiệp thu hút người tiêu dùng và nâng cao khả năng nhận biết thương hiệu trên thị trường.

Livestream bán hàng thúc đẩy sự phát triển của các sàn thương mại điện tử toàn cầu

Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu xu hướng Livestream bán hàng. Cụ thể, Taobao – trang thương mại điện tử hàng đầu của gã khổng lồ Alibaba – đã kiếm được hơn 15,1 tỷ USD tổng giá trị giao dịch trong năm 2018 từ Livestream. Và con số đã lên tới 38,4 tỷ USD vào Ngày Độc thân (11/11) năm 2019, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái, khi có hơn 17.000 cửa hàng tham gia Livestream.

Lazada và đối thủ lớn Shopee cũng đang đưa Livestream lên nền tảng của họ ở các nước Đông Nam Á.

Lazada và đối thủ lớn Shopee cũng đang đưa Livestream lên nền tảng của họ ở các nước Đông Nam Á.

Chương trình phát trực tiếp thời trang “See Now Buy Now” do Lazada tổ chức vào tháng 5/2019 tại Thái Lan với sự góp mặt của nhiều thương hiệu thời trang tại quốc gia Thái Lan và Philippines, đã thu hút 120.000 người xem trực tuyến và tạo thêm ít nhất 20% doanh số so với mức tăng trưởng bình thường và hàng hóa được bán hết trong vòng nửa ngày.

Bất chấp sự chậm trễ, ông hoàng phương Tây Amazon cũng đã dần bắt kịp xu hướng khi giới thiệu tính năng Amazon Live vào năm 2019. Vẫn cần thời gian để kiểm chứng hiệu suất sử dụng Livestream trên trang thương mại điện tử hàng đầu này, nhưng có vẻ như Amazon đã nhận ra sức mạnh của buổi phát trực tiếp, cũng như thành công mà nó đạt được trước các đối thủ cạnh tranh ở phương Đông.

Amazon bắt kịp xu hướng khi kết hợp tính năng Amazon Live vào năm 2019

Amazon bắt kịp xu hướng khi kết hợp tính năng Amazon Live vào năm 2019

Một trong những thành công nhất và vẫn dẫn đầu xu hướng này ở châu Á là Taobao của Alibaba. Năm 2018, nền tảng thương mại điện tử này kiếm được 100 triệu nhân dân tệ (gần 14 triệu USD) từ việc bán hàng thông qua video. Trung bình cứ 100 người xem livestream thì có 34 người chốt đơn mua hàng. Taobao dự đoán trong 3 năm tới, tổng lượng giao dịch qua mô hình mới này sẽ đạt 500 triệu USD.

Livestream bán hàng thúc đẩy sự phát triển của các sàn thương mại điện tử Việt Nam

Theo báo cáo ngành của iPrice, 4 sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam là Tiki, Lazada, Sendo và Shopee. Đây là những sàn thương mại điện tử mà người mua sử dụng nhiều nhất Việt Nam, đồng thời luôn duy trì khoảng cách với những đối thủ xếp dưới.

Hiện nay, Shopee cũng không kém cạnh khi hàng trăm thương hiệu như L’Oréal, Chope, Innisfree, focallure, Simple,… thông báo doanh thu tăng 75% khi tham gia Livestream trong chiến dịch “Đại chiến Shopee Sale” kéo dài 1 tháng.

Livestream bán hàng thúc đẩy sự phát triển của các sàn thương mại điện tử Việt Nam

Livestream bán hàng thúc đẩy sự phát triển của các sàn thương mại điện tử Việt Nam

Tại Việt Nam, TikiLive cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực kể từ khi giới thiệu tính năng Livestream trong ứng dụng của mình vào năm 2018. Nhiều nhà bán hàng cho biết doanh thu những ngày có Livestream tăng gấp nhiều lần so với ngày thường, doanh thu của TikiLive chiếm hơn 70% tổng doanh thu của sàn giao dịch.

Khi bước đầu thuận lợi, Tiki mạnh dạn sử dụng hình thức này làm kênh tương tác chính với khách hàng và thiết lập lịch livestream cố định hàng tháng, bắt đầu từ tháng 6/2019. Thành công của Tiki cũng đã thúc đẩy các đối thủ Shopee, Lazada và Sendo tham gia cuộc chơi tại Việt Nam.

Lazada thường có xu hướng tung các buổi livestream vào các ngày trong tuần, với các chủ đề rất rõ ràng, phù hợp với các đối tượng khách quan tâm tới một đối tượng nhất định: LazMusic (cho người yêu âm nhạc), LazLearn (học tập) hay LazCook (nấu ăn). Đặc biệt, trong chiến dịch tổ chức livestream của Lazada mang tên “An tâm mua sắm tại nhà”. Vì thế nội dung các buổi livestream liên quan đến các hoạt động tại nhà nên được người tiêu dùng hưởng ứng tích cực bởi thông điệp linh hoạt-tiện lợi trong mua sắm. 

Bên cạnh đó, nền tảng Lazada cũng ghi nhận người dùng mua các sản phẩm thông qua hình thức livestream vào các dịp đặc biệt như lễ tết, 12/12,…cao hơn gấp 3 lần ngày thường.  

Doanh thu Lazada thông qua hình thức livestream bán hàng vào các dịp đặc biệt như lễ tết, 12/12,… cao hơn gấp 3 lần ngày thường

Doanh thu Lazada thông qua hình thức livestream bán hàng vào các dịp đặc biệt như lễ tết, 12/12,… cao hơn gấp 3 lần ngày thường

Hòa cùng xu hướng, người dùng đã quen với việc mua hàng trên các sàn thương mại điện tử. Vì thế, khi tiktok shop ra đời được đón nhận rất nhanh chóng bởi giới trẻ. Theo nguồn số liệu thống kê vào cuối năm 2021, số lượng người dùng tik tok shop trên 18 tuổi đã đạt hơn 39 triệu người. Trong đó, doanh thu bán hàng thông qua hình thức livestream bán hàng trên tiktok tăng cao hơn so với hình thức bán hàng thông thường.

Livestream bán hàng đang là xu hướng nổi trội nhất trong lĩnh vực thương mại điện tử. Do đó, để tạo sự khác biệt và tạo điểm nhấn, các thương hiệu cần liên tục cải thiện số lượng và chất lượng kịch bản livestream bán hàng, đặc biệt là các công ty đầu ngành. Các thương hiệu lớn cần tạo ra nội dung mới và đặc biệt, từ đó tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn và tăng doanh số bán hàng của họ.

Xem thêm:

Giải mã sức hút của livestream bán hàng

Xây dựng kịch bản livestream bán hàng thu hút hàng nghìn lượt xem

Share this