Bạn nghĩ sao về việc dùng pop up trên website hay landing page? Đó là ứng dụng gây phiền nhiễu? Hay là công cụ đắc lực của các marketer?
Cụ thể hơn, hiệu quả kinh doanh mà pop up đem lại là gì? Có nhất thiết phải dùng pop up trên website hay không?
Câu trả lời là: Có!
Ưu điểm và nhược điểm của việc dùng Pop Up trên website
Pop up là một cửa sổ bật lên trên một trình kích hoạt nào đó và ngăn khách truy cập tương tác với trang cho đến khi họ hoàn thành một hành động nhất định.
Nhược điểm của Pop up thường xuất hiện khi người sử dụng không chú ý tới tâm lý khách hàng:
+/ Một số pop up do website tự code có thiết kế gây rối mắt, file nặng khiến thời gian tải trang lâu. Thiết kế gây nặng web khi tải trang, không thân thiện với người dùng
+/ Một số pop up hiển thị ngay lập tức khi trang vừa tải xong khiến khách hàng cảm giác như bị spam. Thậm chí nhiều Pop up không có nút Exit rõ ràng khiến khách hàng khó lòng tắt đi. Nhiều người không biết dùng pop up cá nhân hoá khiến khách hàng khó chịu vì những nội dung không phù hợp.
Dùng Pop up trên website có thể ví như con dao hai lưỡi đối với trải nghiệm khách hàng trực tuyến. Nhưng nếu sử dụng đúng cách, pop up có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi tới 2x-5x lần. Một công cụ chuyên nghiệp sẽ không gây nặng web, ảnh hưởng tới tốc độ tải trang như lo ngại của nhiều người. Ngược lại, Pop up còn trở thành trợ thủ bán hàng đắc lực với khả năng tăng chuyển đổi mạnh mẽ.
Các con số đã chỉ ra, việc dùng công cụ tạo pop up trên website sẽ thúc đẩy toàn bộ chu trình tương tác – để lại thông tin – mua hàng của khách truy cập:
- Nghiên cứu của Aweber cho biết website dùng pop up có tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn các phương pháp truyền thống là 1375%, trong số đó các website bán hàng chứng kiến tỷ lệ bỏ giỏ hàng giảm tới 235%
- Theo 3 cuộc thử nghiệm của Social Media Examiner, pop up thu về lượng email gấp hơn 10 lần banner ở sidebar trên website.
- Theo SumoBuzz, những pop up trên website xuất sắc nhất tạo ra tỷ lệ chuyển đổi lên tới 13,9%!
Tại sao Pop up lại tăng chuyển đổi mạnh mẽ tới vậy?
Nguyên nhân Pop up làm tăng chuyển đổi trên site
1. Gấp đôi cơ hội:
Ta đã tốn nhiều tiền để mua CPC, chạy Google Adwords, GDN, Facebook Ads, PR, viral, social để lôi kéo khách hàng về website, landing page, nhưng lại đánh mất phần lớn trong số traffic đó ra đi và không trở lại. Tính trung bình có tới 98% khách rời trang sau giây thứ 10, nếu không có cách giữ lại khách hàng thì quả là lãng phí!
Pop up chính là giải pháp giữ lại phần khách hàng này. Đúng vào lúc khách sắp sửa thoát trang, thuật toán nhận diện hành vi sẽ đưa ra thông điệp kêu gọi, thuyết phục khách hàng ở lại thêm chút nữa. Trong số khách hàng định rời đi, nhiều người có quan tâm về sản phẩm sẽ để lại thông tin để nhận ưu đãi hoặc cập nhật về chương trình giảm giá trong tương lai.
Trên 1.565.238 mẫu thử, pop up trên website tăng thêm 86% lượng khách đăng kí theo dõi qua mail và 162% đơn hàng so với trước khi sử dụng (Smartmediabug)
Pop up đem đến cơ hội thứ hai để thu thập thông tin, tiếp tục bám đuổi, không để mất khách hàng. Tiện lợi hơn, bạn có thể cài đặt gửi email tự động – hoàn toàn miễn phí ngay tại ứng dụng pop up. Chiến dịch Remarketing với Pop up chỉ tốn 0 đồng.
2. Thu hút sự chú ý mạnh mẽ:
Khách truy cập thường có khoảng thời gian chú ý ngắn. Mặt khác khi đang online, họ có khuynh hướng tâm lý mang tên “điểm mù sao nhãng”. Nghĩa là khách hàng có xu hướng chỉ tập trung vào những thông tin họ đang đặc biệt quan tâm, mà không chú ý tới bất kì thông điệp nào khác dù chúng có được thiết kế nổi bật trên trang. Khác với CTA ở dạng tĩnh, Pop up ở dạng động sẽ phá vỡ được điểm mù sao nhãng này.
Thư viện thiết kế của công cụ tạo pop up chuyên nghiệp thường rất phong phú, giúp bạn tuỳ chỉnh thiết kế mẫu mã nhanh chóng, chuẩn UI, UX, và không làm nặng web, không ảnh hưởng tới SEO, xoá bỏ nhược điểm về hình ảnh của những pop up tự code trên website.
3. Giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng nhờ khả năng nhận diện và cá nhân hoá
Các thuật toán thông minh của Pop up giúp bạn nhận diện hành vi khách hàng. Khách mới hay khách cũ? Đã vào web bao lần? Hiện đang xem trang nào? Truy cập từ thiết bị nào? Nguồn Truy Cập? Vị trí địa lý?
Những khách đang ngần ngừ tại trang báo giá? Hãy tặng họ voucher ưu đãi. Khách hàng ở xa? Đề xuất giảm phí ship? Khách hàng lưu lại lâu trên trang? Tặng họ thêm xu hướng trong năm mới? Nếu bạn có thể sáng tạo các kịch bản bán hàng khác nhau cho từng đối tượng dựa trên tính năng này, khách hàng sẽ nhận được những ưu đãi dành riêng cho mình. Trải nghiệm khách hàng tuyệt vời sẽ dẫn tới doanh số tăng là kết quả tất yếu.
> > Đừng bỏ lỡ: Các mẫu kịch bản Pop up hiệu quả
4. Dễ dùng, dễ quản lý:
Pop up nổi bật như một Call To Action (CTA), nhưng nó lại không mất thời gian cài đặt, chọn thử và kiểm nghiệm kết quả phức tạp như khi bạn chọn vị trí CTA trên web. Nếu chọn công cụ tạo pop up, bạn không cần phải biết code, không cần cài plugin, mà vẫn có mẫu thông điệp hấp dẫn, bắt mắt, xuất hiện linh động ở nhiều vị trí theo ý bạn muốn.
Bạn có thể tuỳ ý thử nghiệm, lắp đặt hàng trăm pop up tại hàng trăm trang con mà vẫn kiểm soát được chất lượng của chúng. Tất cả các pop up được quản lý tập trung tại một nơi, đi kèm thống kê, báo cáo. So với việc thử nghiệm kết cấu website hoặc landing page mất hàng giờ tới cả ngày, quản lý nhiều pop up trên nhiều trang chỉ tốn một click chuột.
5, Sự đa nhiệm
Pop up rất linh động. Bạn có thể dùng chúng để giữ chân khách hàng ở lại, tăng tỷ lệ mua, hoặc đơn giản là thuyết phục khách hàng để lại thông tin, thông báo những kế hoạch của doanh nghiệp. Thậm chí Pop up còn có thể nâng cao hiệu quả chiến dịch Influencer Marketing hoặc Inbound Marketing. Tất cả các thao tác được đơn giản hóa, và nối tiếp liền mạch với cơ chế gửi email tự động.
>> Đừng bỏ lỡ: 4 ứng dụng Pop up thông minh cho các Marketer
Một vài ví dụ tham khảo trong số hàng chục ứng dụng của Pop up như sau:
Giữ chân khách hàng ở lại website: Dùng loại pop up này nếu bạn muốn tự động nhận diện khách hàng có ý định thoát khỏi website và hiển thị thông điệp kéo khách hàng ở lại. Trên Subiz, loại pop up này có tên là Exit Intent – Dự đoán thoát trang.
Gợi ý sản phẩm, dịch vụ: Dùng pop up để hiện thị thông tin sản phẩm/ dịch vụ và chuyển hướng khách hàng về trang đích của sản phẩm/ dịch vụ.
Kích thích mua hàng: Sử dụng chiến thuật tâm lý để thôi thúc khách hàng mua hàng bằng pop up đếm ngược thời gian khuyến mại còn sót lại
Mời khách hàng trò chuyện: Kêu gọi khách hàng trò chuyện tư vấn ngay trên cửa sổ chat hoặc chat Facebook, Zalo để nhận khuyến mại
Có những loại Pop up nào?
1. Pop up hiển thị ở vị trí cụ thể: Thay vì phải mở ra 1 trang mới, khi khách hàng click vào 1 vị trí cụ thể sẽ nhận được pop up. Như vậy pop up sẽ chỉ hiển thị với những khách hàng có mối quan tâm đặc biệt, giúp khách hàng không cần thoát trang mà vẫn nhận được thông tin, ưu đãi và dẫn tới chuyển đổi
2. Pop up cuộn chuột: Xuất hiện khi khách truy cập đã cuộn chuột được tới phần nhất định trên trang. Tốt nhất bạn nên cài đặt hiển thị khi khách hàng đã cuộn được ít nhất nửa trang.
3. Pop up theo thời gian trên trang: Tùy theo đặc điểm của doanh nghiệp bạn, thời gian pop up xuất hiện có thể thay đổi. Hãy xem hành vi khách hàng trên Google Analytic và kiểm nghiệm.
4. Pop up dự đoán thoát trang: Pop up thoát trang là loại pop up tăng chuyển đổi mạnh mẽ nhất và được dùng phổ biến nhất. Thuật toán xác định hành vi di chuột để tắt web của khách hàng và gửi thông điệp đem lại cơ hội chuyển đổi mới
5. Pop up theo thời gian không hoạt động: Loại pop up này nhằm thu hút trở lại sự chú ý của những khách hiện đang thờ ơ sao nhãng, ví dụ với tệp khách hàng trên di động, có thời gian tập trung ngắn. Sau khi khách tạm thời không hoạt động, họ trở lại và thấy pop up kêu gọi hành động của bạn trước khi nảy ra ý định chuyển sang trang khác.
6. Pop up theo đối tượng khách hàng: Khách hàng cũ/ mới, Khách theo phiên truy cập, lịch sử truy cập, nguồn truy cập, khách theo vị trí địa lý, theo thiết bị truy cập…Các loại pop up này giúp doanh nghiệp xác định rõ chân dung khách hàng và cá nhân hóa thông điệp cho từng đối tượng
Bí quyết sử dụng hiệu quả Pop up trên website
Như bạn đã biết, pop up có hiệu quả hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cách bạn sử dụng chúng. Để khắc phục mọi nhược điểm và tối ưu giá trị chuyển đổi trên trang, bạn nên lưu ý những điểm chính sau:
+/ Dùng công cụ tạo mẫu pop up riêng cho các trang riêng biệt, nhắm đối tượng khác nhau. Thông điệp của bạn sẽ thu hút nhiều tương tác hơn nếu phù hợp với suy nghĩ của khách hàng trong thời điểm đó, đồng nghĩa với tỷ lệ chuyển đổi, lượng khách tiềm năng, và doanh số tăng cao.
+/ Tránh cài đặt pop up hiện ra ngay khi landing page hay website vừa tải xong để không ảnh hưởng tới trải nghiêm của khách hàng. Tốt nhất là bạn nên sử dụng Google Analytics để theo dõi hành vi khách hàng và cài đặt thời gian phù hợp. Lưu ý rằng con số này có thể khác nhau giữa bản di động và bản desktop. Nếu khó lựa chọn, bạn có thể sử dụng điều kiện thoát trang, vừa tăng chuyển đổi lại không ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng.
+/ Điều chỉnh tần suất hiển thị cho hợp lý, không hiển thị lại thông điệp với khách hàng đã chuyển đổi và tránh spam khách hàng chưa chuyển đổi.
+/ Sử dụng công cụ tạo pop up chuyên nghiệp có thiết kế nổi bật, thu hút, nhưng thân thiện với SEO Website và di động, không làm gián đoạn trải nghiệm của khách hàng, khiến khách hàng bị che khuất tầm mắt, có nút Exit rõ ràng.
+/ Hạn chế trường thông tin yêu cầu, tốt nhất chỉ nên yêu cầu tối đa 2 trường thông tin. Càng nhiều thông tin, khách hàng sẽ càng e ngại hoàn thành form đăng kí ưu đãi.
+/ Các nút kêu gọi hành động (CTA) hấp dẫn như: “Nhận ưu đãi!”, “Nhận ebook ngay”…CTA rõ ràng, nổi bật về màu sắc, thu hút về nội dung, tương ứng với tiêu đề.
+/ Phần nội dung tiêu đề là yếu tố quan trọng để khách hàng chú ý. Bạn nên sử dụng những câu ngắn, theo vần như một slogan.
+/ Hình ảnh bắt mắt, sống động và trực tiếp, các tông màu nóng hoặc nổi bật so với website để thu hút khách hàng. Nên làm hình nền mờ đi để khách hàng tập trung chú ý vào thông điệp.
+/ Dùng chức năng đặt lịch để pop up tự động hiển thị vào thời gian nhất định mà không tốn thêm nhân lực. Lưu ý thường xuyên thử các mẫu pop up khác nhau, so sánh hiệu quả để tìm ra phương án phù hợp nhất.
>> Đừng bỏ lỡ: Dùng Pop up thế nào cho hiệu quả
So sánh một số công cụ tạo pop up phổ biến
1, BounceX :
Thành lập từ 2012, BounceX chuyên cung cấp Pop up cho các hãng lớn. Đây là hãng đi đầu trong công nghệ Exit Intent. Nó bao gồm đầy đủ các tính năng hiển thị thời điểm, theo đối tượng, phiên truy cập, vị trí địa lý, đi cùng là chức năng báo cáo và tích hợp với nhiều hệ thống CRM.
BounceX không công khai bảng giá chung trên website mà thay đổi gói cước từ 2000-5000$/ tháng tùy quy mô doanh nghiệp. Mức giá này nằm ngoài tầm với của phần lớn các SME hay các marketers.
2, OptinMonster
Optin Monster có mức gia mềm mại hơn Bounce X. Nó có các chức năng chính sau:
- Hiển thị theo thời gian trên trang, tỷ lệ cuộn chuột, thời gian không hoạt động…
- Hiển thị tới nhóm khách hàng mục tiêu: khách mới hay cũ, theo số phiên truy cập, theo nguồn truy cập, theo vị trí địa lý, theo lịch sử URL hoặc URL hiện tại..
- Cho phép cài đặt hiển thị theo lịch hẹn trước
- Có báo cáo và so sánh, thống kê chiến dịch, tự động gửi email cho khách đã chuyển đổi.
OptinMonster hiện có 3 gói cước. Gói Basic 9$/ tháng và Plus 19S/ tháng không có chức năng hiển thị theo dự đoán thoát trang và chỉ áp dụng lần lượt cho 1 trang và 3 trang landing page. Để dùng pop up dự đoán thoát trang (Exit Intent) bạn phải chi mức giá 29$ cho gói Pro .Hiện tại OptinMonster không có bản dùng thử và bản miễn phí nhưng hãng cam kết trả lại phí sau 14 ngày nếu không ưng ý.
3, Subiz Pop up
Subiz là nền tảng tương tác khách hàng đa kênh trên website, email, Facebook, Zalo, WordPress.. Công cụ Pop up mà Subiz mới cho ra mắt bao gồm đầy đủ các tính năng:
- Hiển thị theo thời điểm: exit intent (ý định thoát trang), thời gian trên trang, tỷ lệ cuộn chuột, thời gian không hoạt động, vị trí click cụ thể
- Hiển thị tới nhóm khách hàng mục tiêu: khách mới hay cũ, theo số phiên truy cập, theo nguồn truy cập, theo vị trí địa lý, theo lịch sử URL hoặc URL hiện tại, loại trừ URL, theo nguồn thiết bị..
- Cho phép cài đặt hiển thị theo lịch hẹn trước, kiểm soát tần suất hiển thị
- Định danh khách hàng nào đã nhấp chuột vào Pop up, chân dung người đó như thế nào, địa chỉ IP và lịch sử thông tin nếu có.
- Tự động gửi email cho các khách hàng đã chuyển đổi
- So sánh các kết quả chiến dịch để xem mẫu thông điệp nào hiệu quả, mẫu nào không. Phân tích báo cáo số lần thực thi, số lần chuyển đổi, vị trị địa lý và thông tin của khách hàng..
- Tích hợp sẵn sàng với dữ liệu khách hàng của bạn như một CRM Marketing. Ví dụ như cập nhật các trường thông tin khách hàng để lại vào hệ thống dữ liệu khách hàng trên đa kênh như website (Subiz Livechat), Facebook, Messenger, Zalo, Email, sẵn sàng để bạn hoàn thiện chân dung khách hàng, phân loại, tiếp cận, ra kịch bản bám đuổi trở lại, mở rộng tệp khách tương tự.
Doanh nghiệp có thể dùng thử miễn phí Pop up Subiz không giới hạn số lượng website, fanpage tới 30 ngày. Sau đó có thể lựa chọn phương án miễn phí và trả phí. Phí của Subiz rơi vào khoảng 250.000/ 1 tháng cho combo : Livechat trên website/landing page + Phần mềm quản lý Fanpage, website, zalo + Pop up trên website/ Landing page, đầy đủ mọi chức năng và không giới hạn số lượng fanpage, website (có thể lên tới hàng nghìn page). Do tính linh động cao nên Subiz rất phù hợp với những ai kinh doanh online cần dùng pop up có từ 1 website, 1 landing page cho tới hàng trăm, ngàn landing page, website.
Rõ ràng dùng pop up là cách tăng chuyển đổi hữu hiệu cho landing page, trang blog hay website bán hàng, nếu bạn biết cách sử dụng khéo léo để không gây khó chịu cho người dùng. Dĩ nhiên, những lời khuyên sẽ chỉ nằm trên giấy nếu bạn chưa thử nghiệm, kiểm tra so sánh, và tìm ra mẫu pop up trên website hoàn hảo nhất cho riêng bạn!
* Các hình ảnh minh họa Pop up trong bài nằm trong thư viện Pop up Subiz. Bạn có thể thử tạo miễn phí tại đây!
Bài viết liên quan: