Nghiên cứu thị trường – nền tảng của chiến dịch tiếp thị hiệu quả

Có một thực tế rõ ràng là một doanh nghiệp không thể tiến xa nếu không có những ý tưởng tuyệt vời. Đây cũng chính là lý do quan trọng, định hướng rõ ràng để thương hiệu có những đột phá ấn tượng trong tương lai gần. Tuy nhiên, một ý tưởng sẽ chẳng có giá trị nếu không thể biến nó thành hiện thực.

Để hiện thực hóa được mọi ý tưởng, bạn cần ba thứ: kỹ năng, nguồn lực và thời gian. Khi kết hợp tất cả lại với nhau chúng sẽ trở thành hoạt động yêu thích của tất cả những người làm tiếp thị: nghiên cứu thị trường!

Bí mật đằng sau tất cả các chiến dịch tiếp thị tuyệt vời là tiến hành nghiên cứu cặn kẽ: đối tượng tiếp thị của mình là ai, đối thủ cạnh tranh có những thế mạnh – mối đe dọa gì lớn nhất, v.v để có sự điều chỉnh phù hợp và hiệu quả hơn theo từng chiến dịch.

Ý tưởng dù có độc đáo đến đâu cũng không thành vấn đề nếu không biết cách biến nó thành hiện thực và bền vững trong tương lai. Một chiến dịch tuyệt vời hiếm khi được thực hiện trong một sớm một chiều và nếu thực tế đúng như vậy thì có thể việc nghiên cứu thị trường đã chưa đủ kỹ để đạt được những tiềm năng như kỳ vọng.

Vì vậy, hôm nay chúng ta hãy đi sâu vào các nguyên tắc cơ bản của các chiến dịch nghiên cứu thị trường xuất sắc theo các nội dung dưới đây nhé!

Xác định mục tiêu thương hiệu

Xác định mục tiêu thương hiệu

Hiểu đích đến của thương hiệu

Bước đầu tiên để thực hiện một chiến dịch tiếp thị tuyệt vời là hiểu mục tiêu thương hiệu hướng tới trong là gì, hay nói cách khác là tuyên bố “sứ mệnh doanh nghiệp”. Sau khi đã thiết lập được mục tiêu, “sứ mệnh” cần phải được triển khai đồng bộ trong tất cả các chiến dịch – một việc lúc nào nói cũng dễ hơn làm.

Nhưng cho dù bạn đang bán một dịch vụ hay giới thiệu một sản phẩm mới, thông điệp thương hiệu cần phải là một phần của “sứ mệnh” này. Bởi, thông điệp sẽ góp phần định danh thương hiệu. Một lý do tại sao rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tạo dấu ấn là bởi vì họ thiếu bản sắc – chưa tìm ra được đích đến mình sẽ trở thành và gắn bó xuyên suốt trong các suốt chiến dịch.

Xác định điểm mạnh và điểm yếu

Khi đã xác định rõ ràng sứ mệnh của mình, đã đến lúc đi sâu vào hai thành phần quan trọng tiếp theo – điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu.

Doanh nghiệp của bạn đang theo đuổi loại hình ngân ngân sách tài chính nào? Bạn có đủ nhân sự để thực hiện các dự án mà bạn đã hình dung hay không? Bạn có dễ dàng tiếp cận các phương tiện truyền thông để quảng bá thông điệp không? Đây là một số câu hỏi lớn cần phải được trả lời một cách trung thực.

Nếu câu trả lời cho tất cả các câu hỏi trên là có thì bạn thật may mắn – mọi thứ bước đầu đã khá dễ dàng. Nhưng nếu không, tốt nhất bạn không nên đặt quá nhiều tâm sức vào một ý tưởng chiến dịch quá tốn kém. Tiếp thị không hẳn chỉ về tiền mà còn về chiến lược – hãy tận dụng tối đa những gì bạn có và những gì bạn thiếu.

Trong công ty mọi người có kết hợp ăn ý với nhau không? Doanh nghiệp của bạn có những câu chuyện ý nghĩa và thực tế để chia sẻ – mà theo bạn đánh giá, mọi người sẽ quan tâm không?

Đồng thời, có hai sai lầm phổ biến mà các công ty mắc phải trong việc cố gắng thúc đẩy hoạt động kinh doanh chính là: đặt mục tiêu mà họ không làm được và làm điều mà không có doanh nghiệp nào sẽ thử.

Đừng dành tất cả nguồn lực của mình cho những công nghệ đắt tiền, không cần thiết hoặc dành thời gian cho các triển lãm thương mại vốn sẽ không mang lại lượng khách hàng xứng đáng với chi phí phải bỏ ra. Thay vào đó, hãy phân bổ những nguồn lực cho những thứ có tác động lâu dài và mang lại những kết quả thực sự hữu ích, chẳng hạn như phát triển một trang web đẹp hoặc một số mẫu quảng cáo trả phí hiệu quả.

Hiểu được một số yếu tố cơ bản nhưng quan trọng này, bạn sẽ đưa doanh nghiệp mình đến một tầm cao mới –  thành công và bền vững hơn trong tương lai cho dù bạn là một công ty lớn hay một công ty khởi nghiệp. Nếu thành thật với bản thân, bạn sẽ nhận được những kết quả ấn tượng.

Hiểu khách hàng cần - muốn gì

Hiểu khách hàng cần – muốn gì

Hiểu khách hàng

Mặc dù sẽ có nhiều người muốn nói rằng tất cả mọi người trong tương lai đều là khán giả của bạn, nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Nếu đối tượng mục tiêu chính của bạn là một nhóm người thích hợp và thương hiệu có thể tương tác với họ đúng cách, chiến dịch sẽ thành công, doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ đó.

Tuy nhiên, nói lúc nào cũng dễ hơn làm. Khán giả luôn khó nắm bắt trong khi khoảng chú ý của họ thường bị hạn chế do có quá nhiều thông tin phải tiếp nhận mỗi ngày. Do đó, họ thường kén chọn và cũng dễ thay đổi mong muốn của mình. Chưa kể đến thực tế là rất có thể có nhiều đối tượng phụ trong nhóm đối tượng chính mà bạn đang đặt mục tiêu.

Ngay cả khi đã tìm ra tất cả khán giả của mình là ai, vẫn còn vô số câu hỏi cần được trả lời. Nếu một thương hiệu muốn duy trì và phát triển những thành công của mình, thương hiệu cần phải có khả năng bắt kịp xu hướng – cho dù đó là những thay đổi dần dần hay mạnh mẽ. Nói cách khác, những xu hướng này không phải lúc nào cũng có thể dự đoán được, nhưng bằng kinh nghiệm của mình, chúng ta hoàn toàn có thể được đoán trước. Điều quan trọng là các thương hiệu cần phải có sự chủ động và sẵn sàng thích ứng.

khách hàng đang thích gì - không thích gì ở đối thủ

Khách hàng đang thích gì – không thích gì ở đối thủ

Đối thủ cạnh tranh – họ là một lợi thế

Dành thời gian nghiên cứu đối thủ cạnh tranh nghe qua có vẻ sẽ lãng phí thời gian – tại sao không dành thời gian đó tập trung phát triển thương hiệu? Đó là bởi chỉ khi biết đối thủ cạnh tranh của bạn đang nói gì và làm gì bạn mới có thể hoàn thành những mảnh ghép cho câu đố mình đang phải giải về chiến lược.

Hiểu khách hàng đang thích gì – không thích gì ở đối thủ sẽ giúp bạn có thêm lợi thế. Bạn có thể làm gì tương tự và nên tránh những gì? Ngoài ra, đối thủ còn thiếu điều gì mà khán giả đang khao khát? Dù đó là gì đi chăng nữa, hãy nên tìm thêm cách để bổ sung.

Đối thủ cạnh tranh luôn là một phần trong kế hoạch kinh doanh, đừng xem chúng như một bất lợi, thay vào đó, hãy biến chúng thành lợi thế cho mình!

Như đã đề cập, nghiên cứu thị trường không phải là một quá trình có thể thực hiện trong một sớm một chiều nhưng nó là thứ có thể góp phần giảm rủi ro trong quá trình thương hiệu triển khai các chiến dịch tiếp thị tốn kém. Triển khai các bước nghiên cứu thị trường thích hợp, các nhà tiếp thị có thể phát triển các chiến dịch hiệu quả nhất và tránh thất bại không đáng có.

Đồng thời, hiểu được nhu cầu, mục tiêu, đối tượng và đối thủ cạnh tranh cũng là một số nguyên tắc cơ bản cần thiết để xây dựng một chiến dịch tiếp thị thành công. Theo nhiều cách khác nhau, nghiên cứu càng tốt thì việc thực thi càng hiệu quả. Và nếu bạn làm theo những chia sẻ ở trên, cơ hội để biến ý tưởng thành hiện thực càng rõ ràng hơn hẳn.

Theo Sam Parsonson

Bài liên quan:

Share this

September 29, 2020 - Marketing