Phân biệt các loại hình công ty OEM, ODM, OBM

Trong kinh doanh truyền thống, một công ty phải thực hiện hết tất cả các khâu nghiên cứu và thiết kế, sản xuất sản phẩm, marketing và bán hàng… Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội đã tạo ra nhiều loại hình kinh doanh mới như OEM, ODM và OBM, mà trong đó, các công ty chỉ cần đảm nhiệm một hoặc một vài khâu trong kinh doanh truyền thống.  Theo thống kê, thị trường toàn cầu cho các dịch vụ ODM và OEM dự kiến sẽ đạt 1,3 nghìn tỷ USD vào năm 2025, tương đương tốc độ CAGR là 5,5% từ năm 2020 đến năm 2025. Sự phát triển mạnh của OEM, ODM, OBM là do các mô hình này giúp các doanh nghiệp cắt giảm tối đa các các loại chi phí và các khâu hoạt động, để tập trung vào khả năng cốt lõi của họ, đem lại tính linh hoạt và hiệu quả kinh doanh cao. Bài viết này sẽ phân tích rõ đặc điểm, ưu điểm và hạn chế của ba mô hình công ty OEM, ODM và OBM.

Phân biệt các loại hình công ty OEM, ODM, OBM

Phân biệt các loại hình công ty OEM, ODM, OBM

ODM là gì ?

ODM là viết tắt của “Original Design Manufacturer” (Nhà sản xuất thiết kế gốc) còn được gọi là ghi nhãn riêng, là một hình thức sản xuất theo hợp đồng. ODM đơn giản có nghĩa là một nhà máy sẽ sản xuất sản phẩm cho bạn dựa trên thiết kế sản phẩm đã có sẵn của họ.

Các nhà máy này thường cho phép bạn thực hiện các sửa đổi nhỏ đối với thiết kế của họ như kích thước sản phẩm, bao bì và thương hiệu. Như vậy, bạn được phép bán các sản phẩm dưới tên thương hiệu của riêng bạn.

Mô hình ODM giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và nguồn lực trong việc phát triển sản phẩm mới, trong khi nhà sản xuất ODM sẽ có kiến thức chuyên môn và kỹ năng để sản xuất theo yêu cầu.

Ưu điểm

Không cần đầu tư lớn ban đầu cho R&D (nghiên cứu, phát triển sản phẩm) và thiết lập dây chuyền sản xuất tùy chỉnh. Một lợi thế lớn của ODM là bạn không cần phải tiêu tốn nhiều tiền và thời gian để nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. ODM đã có khả năng và kinh nghiệm trong việc thiết kế và sản xuất sản phẩm, do đó bạn có thể tập trung nhiều hơn vào việc tiếp thị sản phẩm của mình.

Nếu bạn thiếu kiến thức về sản xuất, ODM có thể trở thành một đối tác đáng tin cậy. Họ đã có kiến thức và kinh nghiệm trong việc sản xuất các loại sản phẩm, giúp bạn tận dụng những lợi ích này mà không cần phải đào tạo và xây dựng một đội ngũ sản xuất riêng.

ODM là viết tắt của "Original Design Manufacturer" (Nhà sản xuất thiết kế gốc)

ODM là viết tắt của “Original Design Manufacturer” (Nhà sản xuất thiết kế gốc)

Một lợi ích quan trọng của ODM là khả năng tiết kiệm tiền ngay cả khi bạn mua số lượng sản phẩm thấp. Bởi vì ODM thường sản xuất số lượng lớn để bán theo lô nhỏ, từ đó giúp bạn tiết kiệm được chi phí sản xuất và tiếp thị.

Nhược điểm

Một nhược điểm của ODM là bạn có ít sự linh hoạt trong việc tùy chỉnh sản phẩm. Bạn phải tuân theo thiết kế và quy trình sản xuất của ODM, do đó hạn chế khả năng thay đổi hoặc cá nhân hóa sản phẩm theo nhu cầu riêng của bạn.

Khi làm việc với ODM, có thể có rủi ro về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của bạn. Vì ODM sẽ tham gia vào quá trình thiết kế sản phẩm, có nguy cơ thông tin và công nghệ của bạn có thể bị tiết lộ hoặc sử dụng bởi ODM hoặc các bên liên quan.

Một nhược điểm khác của ODM là việc ODM nắm hoàn toàn phần thiết kế và sản xuất, dẫn đến một thách thức là phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh có sản phẩm tương tự. Ví dụ, khi một doanh nghiệp đặt sản phẩm từ ODM và đầu tư vào hoạt động truyền thông để làm cho sản phẩm phổ biến hơn và tăng nhận diện thương hiệu, các đối thủ sau có thể hợp tác với cùng ODM đó để sản xuất ra các sản phẩm tương tự và cạnh tranh trực tiếp. Kết quả là, doanh nghiệp đi đầu đã mất nhiều công sức và chi phí quảng bá sản phẩm, đồng thời vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho những đối thủ sau tiếp cận thị trường một cách dễ dàng hơn.

Do đó, khi hợp tác với ODM, doanh nghiệp cần cố gắng thay đổi một chút thiết kế để tạo thương hiệu riêng cho mình. Có thể chú trọng vào phần bao bì và thiết kế đóng gói sản phẩm. Bằng cách tạo ra một bao bì và thiết kế độc đáo và phân biệt, doanh nghiệp có thể tạo sự nhận diện và tạo thương hiệu riêng.

Ngoài ra, tùy thuộc vào số lượng đặt hàng, thời gian hợp tác và chi phí sản phẩm, doanh nghiệp có thể thương lượng và đạt được các thỏa thuận riêng với ODM để hạn chế sự cạnh tranh của các đối thủ xuất hiện sau. Các thỏa thuận này có thể bao gồm các yêu cầu đặc biệt về thiết kế, thời gian cung cấp sản phẩm hoặc chi phí đặt hàng để giữ được sự độc quyền và cạnh tranh trên thị trường.

OEM là gì?

OEM (Original Equipment Manufacturing – Sản xuất thiết bị gốc) là một hình thức khác của việc sản xuất theo hợp đồng. Tuy nhiên, khác với ODM, một nhà máy OEM sản xuất các sản phẩm dựa trên thiết kế và thông số kỹ thuật độc đáo của bạn.

OEM (Original Equipment Manufacturing - Sản xuất thiết bị gốc)

OEM (Original Equipment Manufacturing – Sản xuất thiết bị gốc)

Một ví dụ nổi tiếng về OEM là Foxconn – nhà sản xuất chính của Apple cho dòng điện thoại iPhone. Trong khi Apple đảm nhận việc nghiên cứu và phát triển của iPhone, Foxconn sở hữu hầu hết các nhà máy sản xuất chúng.

Ưu điểm

Một lợi thế của OEM là bạn giữ được quyền kiểm soát toàn bộ quá trình thiết kế sản phẩm và sở hữu trí tuệ của nó. Điều này mang lại lợi thế đàm phán cao hơn và linh hoạt hơn trong việc chuyển sang nhà cung cấp khác nếu cần thiết.

Với OEM, bạn có thiết kế chi tiết, thông số kỹ thuật và danh mục vật liệu (BOM) cho sản phẩm của mình. Điều này giúp bạn dễ dàng nhận báo giá từ các nhà sản xuất và đưa ra quyết định mua hàng dựa trên thông tin cụ thể.

Nhược điểm

Một nhược điểm của OEM là thời gian phát triển sản phẩm thường kéo dài hơn so với mô hình ODM. Bạn có thể phải chờ đợi đến 8 tháng trước khi sản phẩm của bạn được hoàn thiện, trong khi ODM thường chỉ mất từ 1 đến 4 tuần để phát triển sản phẩm.

Quá trình OEM yêu cầu tài nguyên lớn và có thể mất nhiều năm để tạo ra các sản phẩm độc đáo. Bạn phải đầu tư không chỉ về thời gian và tiền bạc mà còn về nhân lực và các nguồn tài nguyên khác để hoàn thành quá trình OEM.

Một hạn chế của OEM là Không thể dựa vào OEM để khắc phục sự cố hoặc lỗi thiết kế. Họ chỉ sản xuất sản phẩm dựa trên dữ liệu thiết kế mà bạn cung cấp. Điều này có nghĩa là bạn không thể phụ thuộc vào OEM để khắc phục sự cố hoặc phát hiện lỗi trong thiết kế của bạn mà phải tự tìm giải pháp.

OBM là gì?

Trong hai hình thức OEM và ODM, công ty sẽ đảm nhận vai trò trong quá trình sản xuất sản phẩm, trong khi OBM tập trung vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu mà không tham gia vào quá trình thiết kế hoặc sản xuất. OBM là viết tắt của “Original Brand Manufacturing” – Sản xuất dưới thương hiệu gốc. Các công ty này sẽ mua lại sản phẩm được tạo ra hoàn toàn bởi công ty khác và từ đó đưa ra thị trường, phát triển thương hiệu để tăng giá trị của sản phẩm.

OBM là viết tắt của "Original Brand Manufacturing" - Sản xuất dưới thương hiệu gốc

OBM là viết tắt của “Original Brand Manufacturing” – Sản xuất dưới thương hiệu gốc

Ưu điểm

Tăng cường quảng bá thương hiệu: Liên kết với nhà sản xuất thương hiệu gốc giúp các doanh nghiệp không có nhiều kinh nghiệm trong việc quảng bá thương hiệu có thể tiếp cận thị trường. Doanh nghiệp tập trung vào khâu sản xuất trong khi nhà sản xuất thương hiệu gốc đảm nhận việc quảng bá và bán sản phẩm. Điều này giúp tối ưu hóa các nguồn lực và chuyên môn của từng bên.

Kiểm soát hoàn toàn quá trình từ thiết kế đến tiếp thị: Một trong những ưu điểm quan trọng nhất của OBM là khả năng kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất và tiếp thị dưới thương hiệu riêng. Doanh nghiệp OBM có quyền quyết định về thiết kế, chất lượng và quy trình sản xuất, giúp tạo ra sản phẩm độc đáo và phù hợp với tầm nhìn và giá trị của công ty.

Nhược điểm

Mất quyền kiểm soát thương hiệu: Khi liên kết với nhà sản xuất thương hiệu gốc, doanh nghiệp phải chấp nhận mất một phần quyền kiểm soát thương hiệu của mình. Nhà sản xuất thương hiệu gốc có quyền quyết định về quảng bá, marketing và các quyết định khác liên quan đến thương hiệu.

Rủi ro trong việc giữ chân khách hàng: Khi doanh nghiệp không tự mình quảng bá thương hiệu, có khả năng khách hàng không nhận biết được thương hiệu của doanh nghiệp mà chỉ liên kết với nhà sản xuất thương hiệu gốc. Điều này có thể gây rủi ro về việc giữ chân khách hàng và mất đi sự phân biệt của doanh nghiệp trên thị trường.

Phụ thuộc vào nhà sản xuất thương hiệu gốc: Doanh nghiệp phụ thuộc vào nhà sản xuất thương hiệu gốc trong việc sản xuất và quảng bá sản phẩm. Điều này có thể tạo ra sự bất ổn và khó khăn khi cần thay đổi hoặc tìm kiếm đối tác khác trong tương lai.

Doanh nghiệp nên lựa chọn hợp tác với ODM, OEM hay OBM?

Khi quan tâm đến việc thuê ngoài các hoạt động sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp cần xem xét năng lực cốt lõi của mình và mục tiêu kinh doanh. 

Khi quyết định hợp tác với một trong ba loại hình OEM, ODM, OBM, doanh nghiệp cần thực hiện các bước quan trọng để đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả.

Doanh nghiệp nên lựa chọn hợp tác với ODM, OEM hay OBM?

Doanh nghiệp nên lựa chọn hợp tác với ODM, OEM hay OBM?

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định năng lực cốt lõi và điểm yếu của mình, rồi dựa trên điểm yếu để chọn đối tượng hợp tác có khả năng hỗ trợ khắc phục điểm yếu đó.. Điều này đòi hỏi một đánh giá chân thực về kiến thức, kỹ năng và nguồn lực có sẵn trong công ty. Nếu doanh nghiệp thiếu chuyên môn về thiết kế, họ có thể tận dụng sự hỗ trợ của ODM để thiết kế và sản xuất sản phẩm theo ý muốn. Nếu doanh nghiệp thiếu nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất, họ có thể hợp tác với OEM để tận dụng khả năng sản xuất và cung ứng chất lượng cao. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp không mạnh về truyền thông, tiếp thị và xây dựng thương hiệu, họ cần sự hỗ trợ từ OBM để tạo dựng và quản lý thương hiệu một cách chuyên nghiệp.

Ba khái niệm ODM, OEM và OBM đại diện cho các mô hình kinh doanh khác nhau trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng. Hiểu rõ về ba khái niệm này sẽ giúp các doanh nghiệp xác định vai trò của mình trong chuỗi cung ứng và phát triển chiến lược kinh doanh phù hợp.

Xem thêm:

Mô hình kinh doanh B2B là gì?

Mô hình C2C là gì? Mô hình C2C trong thương mại điện tử

So sánh 3 mô hình thương mại điện tử phổ biến nhất: B2B, B2C, C2C

Share this