Dưới đây là một vài những sai lầm phổ biến có thể khiến khách hàng không bao giờ quay lại với bạn sau khi đã mua hàng một lần:
1. Không xin phản hồi từ khách hàng
Đây là điều cần tránh đầu tiên trong việc chăm sóc khách hàng. Sẽ thật tệ nếu khách hàng mua hàng của bạn và sau đó bạn không có bất kì động thái nào thể hiện sự hỏi han, quan tâm hay hậu đãi khách hàng sau đó.
Dù sản phẩm của bạn có tốt, thì việc được chăm sóc sau khi mua hàng là điều mà bất kì khách hàng nào cũng đều mong muốn nhận được. Và chắc chắn đây sẽ trở thành một điểm cộng rất lớn, giúp bạn ghi điểm với khách hàng.
2. Không quan tâm đến nhu cầu của khách mà chỉ tập trung bán hàng
Bạn chỉ thực sự bán được hàng khi việc bán hàng đó được bắt nguồn từ sự thấu hiểu sâu sắc tâm tư, nguyện vọng khách hàng của doanh nghiệp. Bạn không nên kì vọng hoàn toàn vào chất lượng sản phẩm để tin rằng khách hàng sẽ quay trở lại với mình.
Trên thực tế, nếu không thực sự quan tâm đến nhu cầu của khách hàng mà chỉ tập trung vào việc bán hàng thì khả năng cao là khách hàng của bạn sẽ chỉ mua hàng một lần và thôi. Chính vì vậy, để đảm bảo tính lâu bền, và tăng khả năng quay trở lại của khách hàng, mặt hàng hay dịch vụ bạn cung cấp cần đảm bảo phù hợp với nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
3. Phản hồi các khiếu nại của khách hàng chậm
Khi khách hàng có khiếu nại, tức khi đó doanh nghiệp của bạn đã bị ít nhiều bị mất điểm trong mắt họ. Chính vì vậy, với những khách hàng đang không hài lòng nhưng lại nhận được sự phản hồi chậm trễ từ bạn thì chắc chắn sẽ chẳng ai muốn quay lại sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn, dù cho chúng có ưu việt hay tốt đến mức nào. Hãy cố gắng nhanh chóng xử lý những khiếu nại của khách hàng nhanh nhất có thể.
4. Không có quy trình chăm sóc thống nhất
Chính điều này thể hiện sự kém chuyên nghiệp trong hoạt động chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp bạn. Khi mọi thứ không có quy trình thống nhất cũng sẽ dẫn đến việc bị bỏ quên, bỏ sót, khiến khách hàng không được chăm sóc chu đáo, cẩn thận.
Việc không có quy trình làm doanh nghiệp khó quản lý được hiệu quả thực sự của hoạt động bán hàng của mình, từ đó có thể kịp thời có những thay đổi phù hợp để cải thiện, khắc phục những hạn chế.