Tagline và Slogan là những công cụ tiêu chuẩn được sử dụng trong các chiến dịch marketing xây dựng thương hiệu và tiếp thị. Chọn Tagline hay Slogan là một cách tuyệt vời để cải thiện cơ hội ghi nhớ và kết nối cảm xúc với khách hàng. Do đó, ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cả 2 khái niệm là Tagline và Slogan.
Tagline là gì?
Tagline là một cụm từ ngắn gọn được sử dụng trong việc truyền đạt giá trị thương hiệu. Theo đó, các doanh nghiệp sử dụng tagline để đại diện cho sứ mệnh, bản chất, triết lý khi kinh doanh và thông thường được sử dụng trong các chiến dịch tiếp thị theo định hướng lâu dài.
Bạn sẽ thường thấy các tagline xuất hiện ở “cuối” các clip giới thiệu, mẫu quảng cáo về doanh nghiệp hoặc các chiến dịch mà doanh nghiệp sẽ tham gia,..
Ví dụ:
- Nike – Just do it
- Gillette – The best a man can get
- McDonald’s – I’m Lovin’ It
- Maybelline – Maybe she’s born with it, maybe it’s Maybelline
- Red bull – Red bull gives you wings
Sự khác nhau giữa Tagline và Slogan?
Khác với Tagline, Slogan là một tuyên bố được sử dụng trong một chiến dịch marketing để quảng cáo một hoặc một dòng sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu. Do đó, Slogan có thể được thay đổi tuỳ theo những chiến dịch khác nhau và thông thường chỉ được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn. Mặc dù, Slogan tập trung nhiều hơn vào sản phẩm, những gì doanh nghiệp sẽ cung cấp nhưng những cách tiếp cận khác nhau có thể giúp thông điệp này trở nên rõ ràng hơn.
Ví dụ: Tagline “Think Different” của Apple luôn xuất hiện trong các chiến dịch tiếp thị của họ. Trong khi đó, có 2 Slogan được thương hiệu sử dụng để quảng cáo sản phẩm:
- Macbook Pro – “A touch of Genius”
- AirPods – “Wireless.Effortless. Magical”
Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn thấy rõ sự khác nhau giữa Tagline và Slogan:
*Tagline
- Mục đích: nâng cao sứ mệnh, truyền đạt giá trị và nhận thức thương hiệu tổng thể
- Thời gian: tồn tại theo định hướng lâu dài
- Các giai đoạn phát triển: thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của kế hoạch chiến lược hoặc khi doanh nghiệp thay đổi thương hiệu
*Slogan
- Mục đích: tập trung quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ theo từng chiến dịch tiếp thị
- Thời gian: tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, chỉ sử dụng cho 1 sản phẩm/ dịch vụ hoặc chiến dịch tiếp thị cụ thể
- Các giai đoạn phát triển: gắn liền với một chiến dịch marketing khi phát triển một sản phẩm/ dịch vụ mới
Do vậy, tuỳ theo mục đích và định hướng khác nhau mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn sử dụng Tagline và Slogan hoặc sử dụng kết hợp cả 2. Theo đó, một chiến dịch marketing phát triển vẫn có thể được phát triển khi có sự kết hợp và thống nhất giữa Tagline và Slogan.
Cách xây dựng Tagline ấn tượng
Tagline có thể nâng tầm thương hiệu của bạn nếu được triển khai và xây dựng đúng cách. Dưới đây là một số mẹo hướng dẫn mà bạn có thể tham khảo để thiết kế tagline cho riêng mình:
Hãy nghĩ về cách mà thương hiệu của bạn sẽ kết nối với con người
Trước khi tạo ra khẩu hiệu, hãy xác định và trả lời các câu hỏi sau:
- Ai sẽ là đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn?
- Định vị thương hiệu – cách mà nó lưu giữ trong tâm trí người tiêu dùng là gì?
- Giá trị sứ mệnh, nhận thức thương hiệu mà bạn muốn truyền tải?
- ….
Một Tagline được xem là thành công khi truyền tải rõ ràng những ý tưởng cốt lõi đằng sau hoạt động kinh doanh của thương hiệu. Hãy tự hỏi bản thân: tại sao bạn đang làm điều đó và niềm tin của bạn là gì? Bạn có thể xem thương hiệu của mình như một “con người” và nghĩ về cách mà nó sẽ tiếp cận, nói chuyện và kết nối với khách hàng của mình.
Thể hiện cá tính thương hiệu
Tagline phải thực sự thể hiện rõ ràng tính cách thương hiệu: Có thể là một thương hiệu vui vẻ? Thân thiện hay thần bí?
Hãy nghĩ về ngữ điệu và phong cách giao tiếp để xây dựng tagline phải đồng nhất với thương hiệu. Đây cũng chính là cách xây dựng thương hiệu với định hướng lâu dài, đồng thời cũng tạo nên sự khác biệt đối với các thương hiệu khác mà người tiêu dùng sẽ nhớ đến.
Hãy tìm ra cảm xúc cốt lõi mà thương hiệu mong muốn truyền tải và bạn có thể sử dụng từ ngữ kích thích tác động đến trạng thái người tiêu dùng như: hạnh phúc, vui vẻ, cởi mở,..
Thể hiện sự khác biệt nhưng phải ngắn gọn
Bạn muốn nổi bật giữa đám đông, đúng không? Hãy tìm hiểu cách mà bạn có thể làm cho tagline của mình trở nên đặc biệt thông qua các nghiên cứu liên quan đến đối thủ cạnh tranh – họ đang làm gì, họ đã sử dụng những khẩu hiệu nào?
Lý tưởng! Nếu bạn dường như không thể tạo khẩu hiệu của mình bằng những từ hiện có, hãy nghĩ ra những từ mới của riêng bạn. Tất nhiên, khách hàng của bạn có thể mất một chút thời gian để ghi nhớ khẩu hiệu của bạn, nhưng về lâu dài, cách tiếp cận sáng tạo như thế này sẽ mang lại một số kết quả. Ngoài ra, khi xây dựng tagline, tốt nhất bạn nên tránh những sử dụng từ ngữ, ý nghĩa mang tính “chung chung”, sáo rỗng và tầm thường.
Hơn nữa, Tagline của bạn nên ngắn gọn, đi vào trọng tâm vấn đề, súc tích, dễ đọc và dễ nhớ.
Viết một đoạn văn dài và cô đọng thành một câu
Bạn hãy viết ra tất cả những gì mà bạn mong muốn truyền tải hoặc đem đến cho khách hàng. Tiếp theo, hãy cô đọng nó thành một câu thật ngắn gọn và biến nó thành một tagline thật hấp dẫn.
Để tạo một tagline thu hút và dễ nhớ, hãy:
- Giữ nó thật ngắn gọn và đơn giản
- Sử dụng từ ngữ có sức mạnh cộng hưởng tới khách hàng của bạn
- Tạo sự liên tưởng thành thói quen, kích thích tác động đến trí nhớ của khách hàng
- Thu hút cảm xúc của khách hàng
Cuối cùng, nói thì dễ hơn làm, không ai có thể thực sự hiểu rõ thương hiệu của bạn ngoài bạn. Do đó, hãy cầm giấy bút lên và viết ra những gì bạn mong muốn và tạo một tagline thật ấn tượng nhé.
Xem thêm: Positioning Statement là gì? Các yếu tố cốt lõi của tuyên ngôn định vị