1, Trang website tưng bừng màu sắc lễ hội
Theo nghiên cứu của Amazon, hiệu ứng màu sắc kích thích tâm lý mua sắm của khách hàng thêm 15%. Các trang thương mại điện tử lớn thường có thêm trang landing page riêng giành cho dịp lễ hội để dành riêng cho các sản phẩm giảm giá. Để thể hiện sự chuyên nghiệp và nhanh nhạy, bạn cũng có thể làm mới trang web bằng cách trang hoàng cửa sổ chat theo tông màu mùa lễ.
Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là thái độ phục vụ khách hàng. Người mua hàng luôn luôn thiếu kiên nhẫn, hãy nhớ cài app Subiz trên điện thoại để phản hồi khách kịp thời. Cũng đừng quên phân lịch trực chat hợp lý giữa các tư vấn viên và chatbot hỗ trợ.
2, Thêm vào các tin nhắn popup
Bạn có thể chọn pop up hoặc tin nhắn tự động hiện ra khi khách hàng vào trang đích. Đây là cách để tối ưu hiệu quả:
– Liệt kê danh sách các phân khúc khách hàng bạn đang phục vụ, chọn lụa xem trang đích của bạn hướng tới tệp khách nào là chủ yếu trong dịp lễ tết này
– Đề ra 1 hoặc 2 mục tiêu thật cụ thể cho phân khúc đó: Ví dụ như mời khách hàng nhận mã giảm giá hay chia sẻ hình ảnh trên web để nhận quà
– Thử những mẫu câu hoặc mẫu hình ảnh khác nhau để xem mẫu nào mang lại tác dụng tốt nhất.
– Quan sát địa điểm của họ để tối ưu nội dung cho phù hợp với bối cảnh thời tiết, khí hậu, sự kiện diễn ra.
Ngày 11/01/2020, Subiz đã ra mắt công cụ tạo pop up thông minh dự đoán ý định thoát trang và tìm đúng đối tượng mục tiêu, tăng 2x-5x chuyển đổi cho website doanh nghiệp. Bạn có thể tìm hiểu thêm bằng cách truy cập tại đây hoặc hỏi tư vấn viên.
3, Bây giờ hoặc không bao giờ
Khách hàng đã truy cập, đừng để họ thoát trang. Hãy đưa ra những ưu đãi đúng lúc để chấm dứt những băn khoăn của khách, ví dụ như sau:
– Nếu không thể cạnh tranh về mức giá giảm sâu cho một sản phẩm X, hãy đưa ra các ưu đãi combo, tặng kèm như mua 1 sản phẩm X tặng kèm 1 sản phẩm Y và 1 sản phẩm Z. Đây là cách các kênh TVshopping hay áp dụng, giúp khách hàng quên đi mức giá mà chỉ còn cảm thấy mình được giá hời.
– Tạo giới hạn về thời gian ưu đãi: Đề phòng khách hàng nấn ná, hãy thêm vào các add on đồng hồ đếm ngược thời gian ưu đãi, bạn A,B,C vừa mua món đồ.
– Tạo giới hạn về số lượng ưu đãi: Đây là chiến lược giải quyết được tâm lý trì hoãn khi mua hàng. Tâm lý bỏ lỡ cơ hội do không quyết đoán bằng những người khác khiến người tiêu dùng “day dứt” hơn là bỏ lỡ cơ hội khi đã hết thời gian ưu đãi. Bạn có thể cài cắm vài người mua giả lập trước đó để khách hàng bị thuyết phục mạnh mẽ hơn. Và đừng quên giới thiệu về chương trình ngay trên cửa sổ chat.
4. Upsell nhờ sự tinh tế
Những khách hàng đã từng mua là nguồn dữ liệu lớn để bạn dự đoán về những nhu cầu mới. Hãy theo dõi, tổng hợp để biết những sản phẩm nào hay được mua cùng lúc. Sau đó bạn có thể đề nghị tư vấn viên đưa ra gợi ý trên cửa sổ chat về chương trình hấp dẫn khi mua thêm sản phẩm.
Ví dụ như mọi người mua xe đạp trẻ em có khả năng cao sẽ mua thêm mũ bảo hiểm trẻ em. Nếu bạn đưa ra thêm đề nghị: Anh/ Chị có cần thêm mũ bảo hiểm cho cháu nữa không ạ? , không chỉ tăng doanh thu cho cửa hàng mà còn khiến khách hàng thêm hài lòng vì sự chu đáo và thấu hiểu.
5. Kết nối trên nhiều kênh
Trước đợt khuyến mại: Bạn có thể gửi email thông báo hoặc đăng bài Facebook, Zalo bật mí trước về chương trình khuyến mãi để khách hàng tò mò đón đợi.
Với những ai quan tâm tới sản phẩm, hãy tách họ khỏi danh sách khách hàng thông thường, thêm họ vào danh sách email, Zalo, Facebook. Bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn để tiếp cận khách hàng:
+ Chủ động gửi mail tới khách hàng để nhắc lại về chương trình của bạn.
+ Hoặc gắn button điều hướng họ tới các kênh Zalo, Facebook ngay tại cửa sổ Subiz Chat.
Như vậy bạn sẽ có khả năng bán hàng cho họ kể cả vào sau lễ.
6. Cá nhân hóa từng tin nhắn tới khách hàng
Hãy tưởng tượng bạn đang tiếp khách tới cửa hàng. Nhân viên lễ tân sẽ mỉm cười, chào khách và hỏi thăm” Anh chị cần em giúp gì không ạ?. Em là A, anh chị cần gì cứ báo em ạ”. Khách hàng có thể trả lời “Không, tôi chỉ xem qua thôi”, nhưng câu nói đó vẫn được tính là lời nói mang tính phá băng đầu tiên cho mối quan hệ. Khi khách hàng cần tư vấn thêm, họ sẽ thấy thân thuộc hơn với người đã giới thiệu tên tuổi và có thể nhớ được nhu cầu của họ.
Tương tự như vậy với môi trường online, càng cá nhân hóa thì trải nghiệm khách hàng càng tuyệt vời. Mùa sale rầm rộ là lúc các cửa hàng đều tranh thủ đẩy hàng tồn, nhưng cũng là cơ hội để bạn nổi bật trong lòng khách hàng mới nhờ dịch vụ khách hàng xuất sắc. Cá nhân hóa chính là chìa khóa khiến khách hàng sẽ trở lại kể cả sau mùa cao điểm. Và việc quan tâm tới từng khách hàng không phải là điều bất khả thi. Mọi tin nhắn bạn gửi cho khách, dù là qua email, Messenger. Zalo hay website, hãy sử dụng mẫu của Subiz để nhắc lại tên khách hàng, hỏi về sản phẩm khách đang xem trên trang…
7. Kế hoạch dài hơi tăng danh thu kể cả sau dịp lễ
Sự thật là hầu hết các doanh nghiệp hiện chỉ đang chú trọng vào việc bán hàng trước và trong kỳ nghỉ lễ mà bỏ qua cơ hội tăng doanh thu sau khi kỳ nghỉ lễ kết thúc. Tuy nhiên, việc chăm sóc khách hàng trong và sau dịp nghỉ lễ sẽ giúp giảm bớt chi phí Marketing và tìm kiếm khách hàng mới đáng kể. Nếu khách hàng đã có dịp mua sản phẩm trong dịp cuối năm và lại được email, SMS Zalo, inbox hỏi thăm về sản phẩm, giới thiệu chương trình ưu đãi mới sau kì nghỉ lễ, thì chắc hẳn họ sẽ mãi nhớ tới công ty của bạn. Chỉ cần tinh tế và khác biệt hơn đối thủ, bạn sẽ giành được lợi thế cạnh tranh.
Cuối năm là cơ hội tuyệt vời để tăng doanh thu. Quan trọng hơn nữa, bạn có thể tận dụng lợi thế này để tăng doanh thu bền vững ngay cả sau dịp lễ. Chúc bạn thành công cùng kế hoạch tăng doanh thu bền vững!
Bài liên quan: