1. Thường xuyên chia sẻ lại các nội dung cũ có giá trị
Dù bạn đang theo đuổi mục tiêu nào (tương tác, người theo dõi, lượng truy cập, khách hàng tiềm năng hay là lợi nhuận) thì đều cần khiến nhóm khách hàng được nhắm tới đọc nội dung của mình. Nhưng chắc bạn cũng thấy, khi bạn đăng nội dung của mình lên các phương tiện truyền thông, có rất ít người nhìn thấy chúng. Và điều này là hợp lý, vì không phải ai cũng online Facebook cả ngày tìm thứ để đọc cả.
Kể cả email cũng không phải là phương pháp chắc chắn để nội dung của bạn sẽ được đọc. Nếu bạn đính kèm ba bài blog post vào mỗi thư và có tỉ lệ mở là 15% (khá là cao đấy), thì có lẽ chỉ có 5% subscriber của bạn đọc một trong ba bài blog đó. Tức là 95% người không đọc.
Vậy tại sao ta không chia sẻ lại các nội dung cũ của mình? Một lý do được đưa ra là muốn tập trung vào nghĩ thứ mới hơn. Số khác thì nghĩ thế là spam. Nhưng nếu bạn làm việc đó một cách thông minh (chứ không phải đăng nội dung giống nhau đến ba lần một lúc trong một trang), bạn sẽ tìm thấy một lượng khách hàng mới. Hơn nữa, nếu bài viết thực sự có giá trị, không ai e ngại việc bạn quảng bá nó nhiều hơn một lần đâu.
Chia sẻ linh hoạt để tăng lượng tiếp cận
Lên lịch chia sẻ lại các nội dung cũ một cách thông minh và có lịch trình hợp lý để người đọc không cảm thấy bị spam. Sau đây là vài mục bạn nên cân nhắc thay đổi hay thêm vào khi chia sẻ lại một nội dung cũ:
- Tiêu đề
- Trích dẫn của một người nổi tiếng
- Thông số dữ liệu được thể hiện nổi bật
Tự động hóa đăng bài
Việc chia sẻ lại đòi hỏi sự đều đặn và chính xác. Do đó, hãy dùng các phần mềm để lên kế hoạch đăng bài trong vài tuần và sắp xếp tầm ảnh hưởng của từng nội dung. Nhưng đừng quên sắp xếp 1 lịch trình hợp lý thay vì đăng liên tục trong một khoảng thời gian ngắn.
Gửi lại thư đăng tin mới đến những ai không mở thư
Đây không phải điều lúc nào bạn cũng làm, nhưng khi bạn có tin chắc chắn muốn càng nhiều người biết càng tốt, hãy gửi lại thư đăng tin mới với lời giới thiệu khác vào vài ngày sau. Hãy nhớ chỉ gửi cho subscriber đã không mở thư đầu tiên. Và đây không phải là spam, vì một người bình thường trung bình nhận đến 90 email một ngày cơ mà.
2. Khuếch đại các nội dung tự nhiên (organic content) để tăng sức ảnh hưởng
Sau một khoảng thời gian truyền thông mạnh mẽ cho nội dung của bạn, giả sử lượng truy cập dã tăng gấp đôi ban đầu. Việc theo bạn cần làm là tiếp tục đăng định kì nội dung mới, trong khi không quên nuôi dưỡng các nội dung cũ.
Kĩ thuật này được gọi là khuếch đại nội dung tự nhiên, tức là tập trung vào các nội dung đã có trên kênh của bạn để tạo ra gấp đôi, hoặc gấp ba mức ảnh hưởng lên lượng người truy cập và khách hàng tiềm năng.
Để làm được việc khuếch đại này, bạn đầu tư thời gian tìm ra các phương pháp hoặc chiến thuật phân bổ nội dung chưa được dùng tới đến người đọc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một nội dung sau khi được ứng dụng phương pháp khuếch đại sẽ tạo ra lượng truy cập đều đặn rất lâu sau khi được đăng lên vì lượng tìm kiếm tự nhiên và những người truy cập mới.
Xác định các bài viết có thể khuếch đại
Phân tích hiệu suất của tất cả các bài viết của bạn sau vài tuần quảng cáo, đẩy mạnh truyền thông như nhau và ghi lại những bài tiềm năng.
Quảng bá các nội dung tiềm năng
Khuếch đại các bài viết hàng đầu của bạn bằng việc tiếp tục quảng bá chúng. Cẩn thận không làm các kênh bị quá tải vì sự lặp lại hoặc quá nhiều thông tin.
Viết ra danh sách ngắn các bài có thể cho vào email thông báo
Giờ đây khi danh sách email của bạn đã nhiều hơn sau giai đoạn quảng bá, bạn có thêm nhiều khách hàng chưa được đọc bài viết của mình. Và còn nhiều người nữa còn chưa mở email đầu tiên. Nếu có thể, hãy lên danh sách theo những chủ đề riêng biệt, đảm bảo bạn đã đổi tên thư và lời giới thiệu trong email của bạn và gửi thư đi nào.
Đánh giá thành quả của việc khuếch đại
Việc này để đảm bảo lượng tìm kiếm và truy cập với post của bạn có tăng lên theo thời gian (còn không tức là người đọc đã không còn hứng thú nữa).
3. Nghiên cứu để tối ưu hóa nội dung hoàn toàn
Giờ thì sau giai đoạn khuếch đại, bạn đã thành công tạo ra truy cập và khách hàng tiềm năng từ nội dung của vài tháng trước. Nhưng chưa phải lúc để dừng đâu, vì nếu nội dung đó vẫn luôn có sự quan tâm đến thế tức là bạn vẫn chưa tối ưu hóa nội dung đó và không có lí do gì để dừng tạo thêm truy cập từ nó cả.
Hãy tự hỏi bản thân mình, làm thế nào để tôi luôn biết tình trạng nội dung của mình và có thể dự đoán được nội dung nào có thể dùng để quảng bá tiếp?
Câu trả lời nằm ở việc bạn thu thập và phân tích nội dung (content audit). Với lượng dữ liệu này, bạn có thể:
- Phân tích hiệu quả từng phần của nội dung để có dữ liệu về cách từng phần của nó ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh của bạn như thế nào, từ lượng truy cập, lượt chia sẻ, sự chuyển đổi tới khách hàng tiềm năng…
- Đưa ra các đề nghị để cải thiện hiệu quả của nội dung hoặc kế hoạch cho từng phần.
- Xác định các nội dung hàng đầu để khuếch đại hơn nữa.
Việc phân tích này cũng có thể xác định kênh, thời điểm và thông điệp tốt nhất cho các bài viết hiệu quả nhất của bạn.
Tổng kết
Bạn có biết bài viết cũ nào vẫn đang tạo ra lượng truy cập và khách hàng tiềm năng? Bạn có chia sẻ lại các bài viết gần đây và lên kế hoạch cho chúng trong tương lai? Bạn có thấy bài nào có tỉ lệ chuyển đổi tốt nhưng lại không được chia sẻ lại?
Tăng tuổi thọ cho nội dung là cách để bạn tối ưu hóa chiến lược content marketing của mình. Quan trọng hơn, việc này giúp bạn mang đến cho khách hàng thêm cơ hội để tìm thấy các nội dung giúp họ giải quyết được các vấn đề của họ.
Hãy thử áp dụng các phương pháp trên và bình luận phía dưới cho Subiz nếu bạn có thắc mắc nào nhé.
Bài liên quan: