Nick Clegg – Chủ tịch phụ trách vấn đề toàn cầu của Meta gần đây có chia sẻ trên trang blog công ty rằng: “Hàng tỷ người dùng lên Facebook và Instagram mỗi ngày để chia sẻ những câu chuyện, kết nối với người cùng sở thích và khám phá nội dung. Để trải nghiệm mỗi người được cá nhân hóa hơn, chúng tôi dùng AI để quyết định nội dung nào sẽ xuất hiện trên bảng tin.” Đây là tuyên bố khẳng định AI sẽ tham gia vào thuật toán hiển thị nội dùng Facebook và Instagram.
Theo thông tin chia sẻ, Facebook chia nội dung thành 22 “thẻ”. Thuật toán AI dựa vào từng thẻ để phân tích hành vi, sau đó sẽ đề xuất nội dung phù hợp tới người dùng.
Thuật toán của AI về cách phân bổ nội dung hiển thị đến người dùng
Chủ tịch Nick Clegg hé lộ về cách thức hoạt động của AI trên 2 nền tảng Facebook và Instagram là một phần trong “đặc tính cởi mở, minh bạch và trách nhiệm giải trình rộng rãi hơn” của công ty. Bên cạnh đó, ông cũng chỉ ra những chiến lược nhằm giúp các nhà tiếp thị kiểm soát nội dung trên hai nền tảng tốt hơn để tiếp cận người dùng hiệu quả.
Tại bài Blog Nick Clegg nhận định sự cởi mở và minh bạch chính là yếu tố quan trọng để giải quyết bài toán về những rủi ro trong hoạt động sử dụng công nghệ điển hình hình là trí tuệ nhân tạo (AI).
Đây là lý do hầu hết nội dung trên Facebook và Instagram được chia thành 22 “thẻ hệ thống”. Mỗi thẻ sẽ chứa thông tin chi tiết về cách AI xếp hàng. Thuật toán AI sẽ dự đoán giá trị tin tức với người dùng, rồi từ đó đưa ra quyết định cái gì sẽ được ưu tiên xuất hiện ở vị trí tốt. Các tiêu chí để AI đánh giá bao gồm hành vi, thói quen, sở thích của người dùng nhờ hoạt động bài đăng hoặc chia sẻ lại. Theo đó, hệ thống sẽ sắp xếp nhưng ghi nhận đó vào 1 hoặc 22 thẻ tương ứng. Tiếp đó AI phân tích lựa chọn nội dung phù hợp để phân phối ngược lại trên bản tin của người dùng. Đây là lý do vì sao bạn thấy khi bạn xem một chủ đề nào đó trên facebook, vài giờ sau trên bản tin của bạn lại xuất hiện nhiều bài viết liên quan đến chủ đề đó.
Clegg chia sẻ thêm: “Chúng tôi kết hợp các yếu tố để dự đoán nội dung gần nhất với sở thích người dùng. Nhiều thuật toán hiển thị nội dung Facebook và Instagram dựa vào hành vi, số khác lại dựa trên các khảo sát và phản hồi của người dùng”.
Chẳng hạn, Instagram Explore sẽ hiển thị hình ảnh hay Clip Reels từ các tài khoản người dùng mà người dùng không theo dõi trên Instagram. Thuật toán AI sử dụng đề xuất nội dung gồm:
- Thu thập nội dung: Dựa vào những nội dung công khai trên Instagram (ảnh, video,…)
- Nhận định tín hiệu đầu vào: AI xem xét người dùng tương tác hoặc yêu thích nội dung nào.
- Xếp hạng nội dung: Dựa theo các tiêu chí phù hợp với lựa chọn trước đó của người dùng sẽ được đẩy lên vị trí cao hơn trong tab Instagram Explore.
Tuy nhiên, Meta cũng nhấn mạnh lưu ý rằng họ còn dùng thêm một số thuật toán khác để làm thước đo và phân phối thông tin phù hợp. Ví dụ, AI sẽ đánh giá bài viết đó có giá trị với người dùng không để tiếp tục đề xuất những bài khác trong tương lai.
Các cân nhắc cốt lõi mà hệ thống AI đưa vào, còn dựa trên 3 khía cạnh gồm:
- Bài đăng đến từ đâu: Tần suất người dùng tương tác với hồ sơ hoặc tài khoản mạng xã hội khác
- Thời gian đăng: Nội dung bài viết được đăng vào lúc nào và phản hồi ban đầu của bài đăng
- Mức độ tương tác: Hệ thống sẽ tối ưu hóa để dựa vào hành vi cụ thể của từng người, bao gồm cả khả năng bình luận và chia sẻ
Cùng với trí tuệ nhân tạo (AI), những yếu tố cốt này ngày càng thể hiện được vai trò của nó. Điều này sẽ giúp nền tảng tối ưu hóa tốt hơn và trwor thành cách lý tưởng về trải nghiệm người dùng cho từng cá nhân hóa trong thời gian thực.
Ngoài ra, thuật toán AI cũng sẽ lọc và loại bỏ những nội dung có hại nhằm giúp hạn chế phân phối nội dung kém chất lượng. Thời gian tới, Facebook còn cho phép người dùng click vào một nội dung, xem lại lịch sử hoạt động để hiểu được tại sao AI lại đề xuất nội dung này tới mình. Tiếp đó tính năng sẽ được mở rộng sang Instagram.
Người dùng được lựa chọn nội dung
Không chỉ ở phía Facebook và Instagram trong việc phân phối nội dung phù hợp mà người dùng cũng sẽ có quyền lựa chọn phù hợp với mình.
Theo tiết lộ của Meta, người sử dụng Instagram có thể lưu nội dung hoặc đánh giá nội dung là “không quan tâm”. Dựa vào hành động đó, hệ thống sẽ đưa thêm nhiều gợi ý hoặc hạn chế bớt nội dung tương tự trong tương lai. Cùng với đó, người dùng cũng có thể xem được ảnh, clip ngắn chưa được thuật toán AI chọn riêng cho họ bằng cách chọn “Không được cá nhân hóa” tại bộ lọc Instagram Explore.
Với Facebook, AI cũng sẽ xếp hạng các bài viết dựa theo tiêu chí:
- Bài viết có bị gắn cờ các đơn vị kiểm tra tính thực tế, xác minh tính chính xác của thông tin (Fact-check) hay không.
- Mức độ thu hút của các bài viết khác thuộc tài khoản đó và lịch sử tương tác của người dùng với tài khoản.
Nếu không muốn AI phân phối nội dung, người dung có thể bật chế độ “Không cá nhân hóa” tại phần cài đặt. Trong mỗi bài viết, video được đề xuất học có thể thông báo cho nền tảng biết rằng họ có quan tâm hay không. Ngoài ra, Facebook sẽ có nhiều tùy chọn để người dùng lựa chọn và cài đặt mở rộng.
Meta cũng đang nỗ lực hỗ trợ các nhà nghiên cứu thông qua thư viện nội dung và giao diện lập trình ứng dụng (API) để công khai, cho phép người dùng truy cập vào nhiều tài nguyên từ Facebook và Instagram.
Chủ tịch Meta cho biết thêm việc công khai tính minh bạch không phải là ngày một, ngày hai. Trong những năm gần đây, Meta đã cố gắng xem xét kỹ lưỡng về cách đề xuất nội dung phù hợp cho từng người.