Tỷ lệ tương tác trên mạng xã hội có phải là chỉ số quan trọng?

Mặc dù sử dụng các chỉ số như tỷ lệ chuyển đổi hoặc tỷ lệ tạo khách hàng tiềm năng vẫn là những cách thông dụng để đánh giá chất lượng của một chiến dịch tiếp thị trên mạng xã hội. Tuy nhiên, đo lường tỷ lệ tương tác vẫn là một chiến thuật quan trọng để phân tích hiệu quả của các nỗ lực truyền thông xã hội. Dưới đây sẽ là ba lý do giải thích tại sao doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý cải thiện chỉ số này:
Mạng xã hội

Mạng xã hội

1. Đánh giá chất lượng nội dung

Mỗi nền tảng truyền thông xã hội nổi bật đều tích hợp sẵn một công cụ phân tích, cho phép thương hiệu phân tích dữ liệu trên trang mạng xã hội của mình. Chẳng hạn, công cụ phân tích của Facebook cho phép bạn đánh giá được mức độ tương tác tích cực hoặc tiêu cực theo từng bài đăng của bạn tạo ra; số lượng người theo dõi mới hoặc số lượt truy cập trang Facebook của thương hiệu trong một khung thời gian cố định, v.v.

Nắm được những thông tin này sẽ giúp thương hiệu hiểu cụ thể những nhóm nội dung, bài đăng blog nào sẽ khiến đối tượng mục tiêu của mình tương tác tích cực hoặc không. Từ đó có cơ sở để kết luận liệu các nỗ lực tiếp thị truyền thông trên mạng xã hội của bạn có đang đi đúng hướng, có giúp thương hiệu tạo thêm nhiều người theo dõi trên Facebook hơn không.

Không những thế, khi đã hiểu sâu sắc hơn về cách khách hàng phản hồi, tương tác, bạn hoàn toàn có thể tối ưu hóa và có sự điều chỉnh cần thiết với nội dung hay chiến lược tiếp thị trên mạng xã hội, đưa những nỗ lực trở lại đúng định hướng ban đầu, đạt được kết quả cao trong việc nhắm mục tiêu khách hàng.

Facebook

Facebook

2. So sánh hiệu quả với mức chung của ngành

Tỷ lệ tương tác trên mạng xã hội khác nhau tùy thuộc vào từng ngành. Ví dụ, tỷ lệ tương tác trên mỗi bài đăng Facebook đối với ngành thực phẩm và đồ uống là 0,12% vào năm 2019 trong khi lĩnh vực bán lẻ là 0,08% trong cùng năm.

So sánh được tỉ lệ tương tác trên các trang mạng xã hội của thương hiệu với tỉ lệ chung của ngành sẽ giúp thương hiệu nhìn theo một bức tranh tổng thể hơn về mức độ hiệu quả trong các nỗ lực truyền thông trên xã hội của mình, để từ đó, giúp thương hiệu thiết lập và đưa ra các mục tiêu thực tế hơn cho từng kế hoạch trong tương lai. Chẳng hạn, nếu đang kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ, mục tiêu 0,15% tỷ lệ tương tác trên Facebook sẽ thực tế hơn nếu so với tỷ lệ tương tác chung trên Facebook là 0,5%.

3. Cải thiện khả năng hiện diện trên các kênh trực tuyến

Tỷ lệ tương tác cao trên mạng xã hội sẽ giúp thương hiệu có cơ hội gia tăng khả năng hiển thị miễn phí trên các nền tảng trực tuyến. Ví dụ: bài đăng trên Facebook có lượng tương tác – yêu thích và chia sẻ càng cao, thì sẽ càng có nhiều khả năng bài đăng đó sẽ xuất hiện trên newsfeed của những người chưa nhấn theo dõi Facebook hay bạn bè của những người đã thích bài đăng đó, v.v – đây hoàn toàn có thể là những khách hàng tiềm năng trong tương lai của bạn. Lý do là Facebook thường có xu hướng hiển thị các bài đăng có tỷ lệ tương tác cao với các đối tượng liên quan.

Thuật toán của Instagram cũng tương tự như thuật toán Facebook. Nếu một bài đăng trên Instagram có tỷ lệ tương tác cao, Instagram sẽ hiển thị bài đăng đó thường xuyên hơn với các đối tượng có liên quan. Hơn nữa, khi người dùng chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn trên Câu chuyện Instagram của họ, nó sẽ giúp hiển thị tốt hơn trên nền tảng trực tuyến do những người theo dõi họ sẽ thấy bài đăng của bạn dễ hơn.

Việc chia sẻ nội dung truyền thông xã hội này sẽ giúp khuếch đại hơn nữa khả năng tiếp cận, góp phần nâng cao nhận thức về thương hiệu một cách tự nhiên. Những lợi ích chính của việc tối đa hóa mức độ tương tác sẽ dẫn đến khả năng hiển diện trên các kênh trực tuyến tốt hơn chính là lý do tại sao các doanh nghiệp cần phân tích chỉ số về tỷ lệ tương tác trên mạng xã hội thường xuyên hơn – để đảm bảo họ đang sản xuất đúng những nội dung mà khán giả quan tâm và muốn tương tác trên mạng xã hội.

Theo Business2community.com

Bài liên quan:

Share this

July 29, 2020 - Marketing