Các chiến dịch marketing sử dụng video chiếm tỷ lệ tương tác cao hơn 30% so với các chiến dịch sử dụng nội dung văn bản hoặc hình ảnh tĩnh (Theo nghiên cứu của QuintilesIMS – một doanh nghiệp nghiên cứu thị trường). Điều này chứng tỏ hiệu quả và tầm quan trọng của video marketing đối với các nhà tiếp thị, hay doanh nghiệp.
Video marketing là gì ?
Video marketing là một hình thức tiếp thị bằng video, bao gồm việc lên kế hoạch, tạo, chỉnh sửa và phát hành video, nhằm đạt được các mục đích marketing như xây dựng thương hiệu, giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ, tiếp cận khách hàng và bán hàng…
Các nền tảng phổ biến mà video marketing thường được triển khai bao gồm YouTube, Facebook, Instagram, Tiktok, Landing page, Snapchat, và nhiều nền tảng khác.
Xem thêm: Video marketing và 5 xu hướng digital marketing khác của năm 2023
Lý do video marketing thu hút khách hàng
Video marketing ngày càng trở thành một công cụ quan trọng và hiệu quả trong chiến lược tiếp thị của các doanh nghiệp. Sự hấp dẫn của video marketing nằm ở khả năng tạo ra một trải nghiệm tương tác sâu sắc và sinh động hơn cho khách hàng so với các hình thức tiếp thị khác.
Một lý do quan trọng là video có khả năng kết hợp nhiều yếu tố trực quan và âm thanh, tạo nên một hình ảnh đa chiều về sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này giúp khách hàng dễ dàng hình dung ra sản phẩm và hiểu hơn về lợi ích của nó, so với các ấn phẩm truyền thông dạng tĩnh như văn bản hay hình ảnh.
Sự tương tác là một yếu tố quan trọng khác khiến video marketing thu hút khách hàng. Khả năng để khán giả tương tác, bình luận và chia sẻ video giúp lan truyền thông điệp thương hiệu một cách nhanh chóng và rộng rãi trên mạng xã hội. Điều này đồng thời giúp tăng sự hiện diện của thương hiệu.
Thêm vào đó, tính sáng tạo của video marketing cũng là điểm thu hút. Các doanh nghiệp có thể sử dụng hiệu ứng đồ họa, âm nhạc, cốt truyện hấp dẫn và phong cách riêng để tạo nên video độc đáo và ấn tượng. Khách hàng thường dễ dàng nhớ đến những video sáng tạo và khác biệt, từ đó tạo sự nhận diện thương hiệu tốt hơn.
Sự bùng nổ xu hướng video marketing
Với sự gia tăng vượt bậc của các nền tảng truyền thông xã hội và nền tảng video trực tuyến, như YouTube, Facebook, Instagram và TikTok, việc sử dụng video để truyền đạt thông điệp và kết nối với khán giả ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, sự thịnh hành của video marketing đã tạo ra một sự thay đổi đáng kể trong thói quen tiêu dùng trực tuyến. Theo khảo sát từ Social Media Today đã tiết lộ một con số ấn tượng, khi hơn 90% người tiêu dùng thừa nhận rằng video đóng vai trò quan trọng trong quá trình họ quyết định mua sắm.
Ngoài ra, thống kê từ HubSpot đã nêu lên một sự thực thú vị về tác động của video quảng cáo đến việc nhận diện thương hiệu. Video quảng cáo tạo ra tăng trưởng 49% trong việc nhận diện thương hiệu đã chứng minh khả năng mạnh mẽ trong việc tạo ra sự nhận biết và kết nối vững chắc giữa thương hiệu và khách hàng.
Theo dữ liệu từ Zenith Media, dự kiến doanh thu từ video quảng cáo trên di động sẽ tiếp tục tăng 49% mỗi năm đến năm 2024. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sử dụng video đã ghi nhận tăng doanh số bán hàng nhanh hơn 49% so với những doanh nghiệp không sử dụng video, theo số liệu từ Vidyard.
Bên cạnh đó, thống kê từ Statista cho thấy rằng, hơn 85% người tiêu dùng trực tuyến tại Mỹ đều xem video hàng tháng, một con số ấn tượng chỉ ra sức hấp dẫn mạnh mẽ của hình ảnh động đối với họ. Trên mạng xã hội YouTube, một trong những biểu tượng quen thuộc của thế giới trực tuyến, hàng tỷ giờ video được tiêu thụ hàng ngày. Điều này chứng tỏ rằng người dùng đang ngày càng ưa chuộng sử dụng các nền tảng video để tiếp cận thông tin, giải trí và nội dung mọi lúc, mọi nơi.
Những lợi ích và thành công nổi bật trên, đã dẫn đến, ngân sách dành cho video marketing trong các chiến dịch tiếp thị đã tăng lên đáng kể. Hiện nay, các doanh nghiệp đang cạnh tranh nhau để tạo ra các video sáng tạo và cuốn hút để thu hút và giữ chân khách hàng.
Xu hướng này không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp lớn. Ngay cả các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân cũng đã bắt đầu sử dụng video marketing để tạo sự nhận diện thương hiệu và kết nối với khán giả. Có thể thấy, xu hướng video marketing đã trở thành một hiện tượng đáng chú ý, đánh dấu sự bùng nổ mạnh mẽ trong lĩnh vực tiếp thị.
Các nền tảng phát triển video marketing
Trong thời đại số hóa ngày nay, có nhiều nền tảng phát triển video marketing mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng một cách hiệu quả. Dưới đây là một số nền tảng quan trọng trong lĩnh vực này:
YouTube: Là một trong những nền tảng phát triển video lớn nhất trên thế giới, YouTube hỗ trợ tạo và chia sẻ video với hàng tỷ người dùng. Doanh nghiệp có thể tận dụng YouTube để tạo kênh thương hiệu, chia sẻ nội dung giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, video quảng cáo và nhiều loại nội dung khác.
Facebook: Trên Facebook, bạn có thể sử dụng video marketing cho status, story, reel và livestream. Các phương pháp này giúp tạo sự tương tác, kết nối sâu hơn với khán giả thông qua video ngắn, trực tiếp và sáng tạo. Chức năng livestream cũng giúp tạo sự kết nối thời gian thực với khách hàng.
Instagram: Instagram cung cấp nền tảng tương thích với video ngắn và hình ảnh chất lượng cao. Chức năng Stories và IGTV (Instagram TV – một tính năng để chia sẻ video dạng dài trên Instagram) cho phép doanh nghiệp chia sẻ các video để tương tác với người theo dõi.
TikTok: TikTok là nền tảng phát triển video ngắn đang trở thành một hiện tượng toàn cầu. Doanh nghiệp có thể tạo nội dung sáng tạo, thú vị để kết nối với tệp khách hàng phổ biến trên Tik Tok là những người dùng trẻ tuổi.
LinkedIn: LinkedIn cung cấp cơ hội cho video marketing trong môi trường chuyên nghiệp. Video trên LinkedIn có thể được sử dụng để chia sẻ kiến thức chuyên môn, tạo thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp.
Twitter: Twitter cho phép chia sẻ video ngắn, livestream và tương tác thời gian thực. Video trên Twitter thường tập trung vào các thông điệp ngắn gọn, dễ tiếp cận.
Snapchat: Snapchat chủ yếu hướng đến đối tượng trẻ và cung cấp nền tảng video ngắn, hình ảnh và nội dung tương tác.chchuws
Pinterest: Pinterest cung cấp khả năng tạo video ngắn và hình ảnh để chia sẻ ý tưởng, hướng dẫn DIY, sản phẩm và dịch vụ.
Vimeo: Vimeo là nền tảng chất lượng cao hơn, thích hợp cho việc chia sẻ video chất lượng, nội dung giáo dục, nghệ thuật và thương hiệu.
Wistia: Dành cho doanh nghiệp, Wistia hỗ trợ tạo và quản lý video chất lượng, giúp theo dõi hiệu suất và tương tác của video.
Sự bùng nổ xu hướng video marketing không chỉ phản ánh sự thay đổi trong cách mà doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, mà còn mở ra một loạt cơ hội mới để thúc đẩy tương tác khách hàng, và phát triển thương hiệu. Việc sử dụng video để truyền đạt thông điệp và tạo kết nối sẽ tiếp tục là một yếu tố quan trọng trong chiến lược tiếp thị của nhiều doanh nghiệp trong tương lai.
Xem thêm:
Video marketing và các loại ấn phẩm truyền thông phổ biến