Xây dựng thương hiệu cá nhân thành công – Phần 1

Việc xây dựng thương hiệu không chỉ dành riêng cho sản phẩm. Quá trình tạo dựng thương hiệu cá nhân sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân, khám phá những điểm mạnh và tạo ra những giá trị khác biệt. Hôm nay, Subiz – Phần mềm hỗ trợ trực tuyến, sẽ chia sẻ với các bạn bài viết của Doanh nhân Lucas Carlson về các bước để xây dựng một thương hiệu cá nhân bền vững. Hãy cùng thực hành nhé!
Thương hiệu cá nhân đã và đang trở thành một yếu tố thiết yếu để đạt tới một sự thành công chuyên nghiệp.

Thương hiệu cá nhân đã và đang trở thành một yếu tố thiết yếu để đạt tới một sự thành công chuyên nghiệp.

Hầu như mỗi ngày tôi đều nhận được các email như dưới đây từ những người làm nhân viên ở các công ty và muốn trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng lỗi lạc:

“Lucas, tôi rất thích những bài đăng trên blog của anh và cách anh luôn luôn có mặt để giúp đỡ người khác. Nhưng tôi hiện không điều hành một doanh nghiệp hay bắt đầu một công việc kinh doanh nào cả. Tôi là một nhân viên của công ty. Vậy tôi nên làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo tư tưởng trong không gian của tôi? Và tôi nên bắt đầu từ đâu?”

Những người này thường đã đạt được rất nhiều thành công trong lĩnh vực của họ. Họ là các chuyên gia. Họ chỉ chưa xây dựng được một nền tảng để truyền bá thông điệp của mình.

Tôi không thể đáp ứng mọi yêu cầu cá nhân, nhưng tôi có thể giải thích quá trình trong bài viết này để bất cứ ai cũng có thể bắt đầu cho dù họ đang đứng ở đâu trên con đường sự nghiệp của họ.

Tôi sẽ hướng dẫn bạn thông qua quá trình tạo nền tảng thương hiệu của riêng bạn từ đầu đến cuối. Ngoài ra, tôi sẽ chia sẻ cho bạn những nguồn lực để giúp bạn đi đến bước tiếp theo.

Chú ý: Việc này thì không hề dễ dàng và sẽ đòi hỏi một lượng lớn thời gian để thực hiện một cách chính xác. Phần thưởng có thể rất lớn nhưng nếu bạn không dành thời gian và cố gắng để thực hiện nó một cách đúng đắn thì bạn không cần thử thực hiện việc này nữa để tiết kiệm thời gian. Vì những nỗ lực nửa vời sẽ chỉ tạo nên kết quả làm bạn thất vọng.

Bước 1: Đăng kí một tên miền
Việc chọn một tên miền có thể làm bạn thấy bực bội và khó khăn.

Nếu bạn đang cố gắng để xây dựng một blog để trở thành một nhà lãnh đạo tư tưởng thì tên bạn chính là thương hiệu của bạn. Nếu tên cá nhân của bạn chưa dùng để đặt thành tên miền (ví dụ như lucascarlson.com) thì hãy đăng kí ngay bây giờ. Điều này thật dễ dàng và đơn giản (trừ khi tên của bạn không thể đánh vần và phát âm).

Nếu tên của bạn đã được dùng để đặt rồi hoặc không thể phát âm, đừng thất vọng. Dưới đây là những hướng dẫn chọn tên miền tuyệt vời. Nếu bạn vẫn cần giúp đỡ, hãy xem 18 Tools for Picking the Perfect Domain Name and 5 Tips for Choosing the Best Domain Name (18 công cụ chọn tên miền tuyệt vời và 5 lời khuyên chọn tên miền tốt nhất).

Bước 2: Bản tin (newsletter) của bạn (không phải là Blog) là “trái tim” – trung tâm của mọi hoạt động.
Đăng ký MailChimp. Cứ thực hiện đi, tôi sẽ đợi bạn. Tôi nghiêm túc đấy. Hãy làm ngay lập tức. Nếu bạn chưa có bản tin email, bạn nên bắt đầu tại đây. Tôi có thể nghe bạn nói rằng: “Lucas, tôi nghĩ là bạn đang dạy chúng tôi cách mới để thực hiện điều đó. Các bản tin email rất cũ rồi. Tôi không muốn gửi thư rác. Tôi chỉ muốn bắt đầu viết blog”.

Hãy để những fan thực sự  dễ dàng theo dõi bạn một cách thường xuyên

Hãy để những fan thực sự dễ dàng theo dõi bạn một cách thường xuyên

Sau đây là những điều sẽ xảy ra nếu bạn viết blog mà không có một bản tin: bạn sẽ viết ra hết tâm tư của bạn, bạn sẽ mất nhiều thời gian để soạn thảo những bài viết đã từng được viết trong cuộc sống của bạn, bạn sẽ háo hức nhấn “xuất bản” và không có gì xảy ra cả, sẽ không có ai đến xem.

Lúc đầu, điều này sẽ không làm bạn chán nản, bạn sẽ tiếp tục viết blog và nói vói chính mình rằng: điều này cần có thời gian. Hãy kiên nhẫn nào!”

Nhưng sau 10 hoặc 12 bài viết, bạn sẽ cảm thất nản lòng, bởi vì sau tất cả những nỗ lực của bạn cũng chỉ có khoảng 15 người ghé vào xem mỗi bài viết của bạn.

Vì thế bạn sẽ từ bỏ và nghĩ rằng “Tốt thôi, dù sao mình cũng đã cố gắng”

Đừng nản chí. Hãy đăng ký MailChimp. Bạn sẽ không hối tiếc đâu. Một danh sách mail opt-in là xương sống của toàn bộ hệ thống của bạn. Đó là cách tốt nhất để giữ liên lạc với fan thực sự của bạn.

Hãy nhớ rằng, giữ liên lạc thường xuyên với các fan thực sự của bạn là mục tiêu cuối cùng mà bạn nên dựa vào đó để cân nhắc tất cả việc bạn muốn làm.

Bước 3: Tạo một trang đích (landingpage)
Landingpage giống như cánh cửa trước dẫn đến thương hiệu cá nhân của bạn.

Trang chủ nên đơn giản, thu thập mail cho danh sách mail của bạn và nên có một câu nói rõ về lợi ích mà mọi người có thể mong đợi từ việc đăng kí (ví dụ: các điểm bán hàng trong danh sách của bạn).

Nhưng blog của bạn viết về điều gì? Nơi nào? Chúng ta sẽ biết được điều đó trong một phút nữa thôi. Nhưng cho đến khi bạn có 1,000 người đăng kí nhận bản tin của bạn, việc thể hiện trang chủ của bạn những điều gì khác ngoài một trang opt-in danh sách mail đơn giản thì sẽ không hiệu quả.

Một blog điển hình sẽ chuyển đổi 1-5% khách thăm thành người đăng kí danh sách mail. Một landingpage tốt có thể chuyển 25–50% khách thăm thành người đăng kí danh sách mail. Điều này sẽ hiệu quả hơn khi dùng một landingpage đơn giản.

Tôi nhấn mạnh lần nữa, giữ liên lạc thường xuyên với các fan thực sự của bạn là mục tiêu cơ bản cần quan tâm đến khi xem xét tất cả những việc bạn sắp làm. Vì vậy, tỷ lệ chuyển đổi mail opt-in cao thì quan trọng hơn khả năng được tìm thấy của các bài viết trên blog của bạn (ít nhất là lần đầu tiên).

Nếu bạn có $37/tháng thì để tiết kiệm thời gian và tránh bị đau đầu, hãy đăng kí Lead Page. Nó có tất cả những thứ bạn cần: kiểm tra A/B, tích hợp MailChimp, và các trang được thiết kế sẵn rất tuyệt vời và được chứng minh là có tỉ lệ chuyển đổi cao.

Nếu bạn không muốn phải trả hàng tháng, bạn có thể trả $ 97 cho suốt thời gian bạn truy cập đến WordPress hoặc các plugin giống như OptimizePress.

Ngoài ra, nếu ngân sách bạn eo hẹp và muốn có một dịch vụ landing page miễn phí đơn giản, hãy vào xem LaunchRock.

Tôi đã sử dụng tất cả ba loại trang này, nhưng LeadPages là loại mà tôi sử dụng cho đến bây giờ.
Nếu bạn cần giúp đỡ để tìm ra những gì cần đưa vào trang đích của bạn, hãy xem How to Create Killer Landing Pages That Convert Users (Làm thế nào để tạo ra những trang đích “sát thủ” có thể chuyển đổi người dùng) và Landing Pages: A How-to Guide (Hướng dẫn về trang đích) và 6 Fantastic Landing Page Examples You’ll Want to Copy (6 ví dụ trang đích tuyệt vời mà bạn sẽ muốn sao chép)

Được rồi, bây giờ bạn đã có một danh sách mail, một tên miền, và một landingpage. Khi nào bạn có thể bắt đầu viết blog? Hãy chờ đón các bước tiếp theo trong Phần 2 nhé!

<Còn tiếp>

Bài liên quan: Xây dựng thương hiệu cá nhân thành công – Phần 2

                      Xây dựng thương hiệu thành công với Facebook Fan Page

Nguồn: blog.kissmetrics.com

Share this

February 9, 2015 - Marketing