1. Bước vào mạng xã hội mà không có kế hoạch ngay ban đầu
Bạn đang có rất nhiều ý tưởng để đưa thương hiệu của mình lên mạng xã hội. Bạn nghĩ rằng những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình cực kỳ hấp dẫn. Hay những phiếu giảm giá, ưu đãi của mình dành cho khách hàng là hấp dẫn.
Tiếp đó, bạn đăng tất cả những gì mình thấy là tuyệt vời lên mạng xã hội với mong muốn khách hàng cũng cảm nhận thấy điều đó. Những ý tưởng tâm đắc nhất được đưa lên nhưng không ai quan tâm, bạn nản lòng với mạng xã hội.
Đừng ôm đồm các ý tưởng mà hãy tạo lập một kế hoạch chi tiết cho mạng xã hội. Hãy xác định đối tượng bạn hướng tới, họ muốn xem nội dung nào, họ online vào thời điểm nào. Đừng để “trò chơi” kết thúc sớm khi bạn chưa nếm được “mật ngọt” từ mạng xã hội.
2. Đăng thông tin không chọn lọc
Một sai lầm phổ biến nữa là bạn thường “ném” lên mạng xã hội những thông tin không liên quan và không có tính chọn lọc. Bạn nghĩ rằng nó hấp dẫn vì không đính kèm thương hiệu của mình. Nhưng thực tế không phải vậy, người xem sẽ rất chán nản khi phải theo dõi những thông tin không liên quan, họ có thể bỏ theo dõi ngay trang của bạn. Ví dụ, bạn xây dựng trang mạng xã hội về các món ăn ngon nhưng lại hay đăng những bài viết hài hước về mua bán xe đạp, xe máy, ô tô thì về lâu dài các fan sẽ “dislike” trang của bạn.
3. Tạo quá nhiều tài khoản trên mạng xã hội
Có một xu hướng đang rất thịnh hành là các công ty lập hàng loạt tài khoản của các mạng xã hội: Facebook, twitter, G+…và liên kết những mạng xã hội này với website. Mục tiêu là kết nối khách hàng của mình tương tác. Nhưng những doanh nghiệp này lại có nguồn lực hạn chế, không thể chăm sóc hết các mạng xã hội, dẫn đến không có trang nào thành công.
Trên các trang mạng xã hội, thông tin nghèo nàn, ảnh không chọn lọc, không thường xuyên đăng bài khiến người xem chán nản. Nếu nhân lực có hạn hãy tập trung phát triển một trang mạng xã hội thật tốt và mở rộng. Đừng tham lam!
4. Không tương tác với người theo dõi
Bạn đầu tư công sức vào mạng xã hội nhưng lại không bố trí nhân lực để trả lời câu hỏi của người theo dõi. Với các công ty, nhiều câu hỏi đến từ khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng. Đừng thu hút hàng tá những người không quan tâm bạn, hãy đầu tư tới những nhóm nhỏ, những người thực sự có hứng thú tới sản phẩm/dịch vụ của họ. Chăm sóc họ thường xuyên sẽ tạo ra hiệu ứng “ấm cúng” cho trang mạng xã hội của bạn lan tỏa.
5. Không biết chi tiêu một cách khôn ngoan
Hiện nay, ngân sách marketing dành cho mạng xã hội đang bùng nổ. Bạn có thể chi ra rất nhiều tiền để thu hút fan, tạo tương tác nhưng lại không chi ngân sách cho việc tối ưu hóa mạng xã hội (SMO). Đó chắc chắn không phải sự đầu tư thông minh. Đừng quá đam mê với quảng cáo, bạn sẽ có nhiều nguồn lợi nếu biết chi tiêu thông minh.
Bài liên quan: Tạo hiệu ứng viral (lan truyền) – Chiến dịch marketing hàng đầu