- Xu hướng 1: Mạng xã hội sẽ quay trở lại vai trò kết nối
- Xu hướng 2: Thông tin được người ảnh hưởng chia sẻ cần chân thật hơn
- Xu hướng 3: Thương hiệu cần mang “tính người” hơn
- Xu hướng 4: Truyền thông mạng xã hội đang trở thành công việc của mọi người
- Xu hướng số 5: Mạng xã hội sẽ là lựa chọn hàng đầu trong tiếp thị B2B
- Xu hướng số 6: Ứng dụng nhắn tin sẽ liên tục phát triển
Xu hướng 1: Mạng xã hội sẽ quay trở lại vai trò kết nối
Các chuyên gia truyền thông mạng xã hội của Convince & Convert cho rằng: mạng xã hội sẽ quay trở lại với vai trò quan trọng nhất của mình là kết nối con người theo những cách cá nhân hơn và dần xa rời mục tiêu tiếp thị đại chúng. Trên thực tế, Evan Spiegel, founder của Snapchat cũng đã đưa ra dự đoán rằng mạng xã hội này sẽ về đúng vai trò của mình sau khoảng bốn năm.
Thông tin này thực sự rất đáng chú ý khi mà giờ đây mạng xã hội đang đóng vai trò quan trọng trong cỗ máy quảng cáo trả tiền, chia sẻ những câu chuyện ý nghĩa, hỗ trợ khách hàng và nhắn tin nhóm.
Dần dần, những tương tác trực tiếp ngày càng ít đi trong khi các tương tác trên mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến và công khai, khi đó vai trò của Messenger, Instagram, What’s App và nhiều ứng dụng khác càng trở nên quan trọng.
Đó cũng chính là lý do năm 2020 được dự đoán: xu hướng sử dụng mạng xã hội vẫn tiếp tục tăng mặc dù người tiêu dùng sẽ bắt đầu sử dụng nó theo những cách ít công khai hơn.
Xu hướng 2: Thông tin được người ảnh hưởng chia sẻ cần chân thật hơn
Mặc dù những KOLs trên mạng xã hội đang ngày càng chứng tỏ vai trò, mức độ hiệu quả trong quảng bá một thương hiệu tới một nhóm khách hàng cụ thể và sáng tạo nội dung nhưng tính chân thực của thông tin ngày càng khẳng định vai trò tiên quyết.
Nếu người ảnh hưởng trên mạng xã hội cố gắng giả mạo hoặc thiếu tinh tế để lộ cho người dùng thấy sự ép buộc (động lực) trong nội dung được chia sẻ, chiến dịch khó có thể thành công vì khách hàng sẽ cảm thấy niềm tin của mình bị bán rẻ và ngay lập tức xa lánh.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, trong năm 2020, nếu chỉ nổi tiếng trên mạng xã hội vì có nhiều người theo dõi thì mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đảm bảo có một chiến dịch truyền thông mạng xã hội thành công ngay lập tức.
Từ báo cáo của Bazaarvoice cho biết, khoảng 47% khách hàng cảm thấy khó chịu với nội dung không trung thực cho dù 62% khách hàng vẫn đồng ý rằng người có ảnh hưởng sẽ tận dụng lợi thế từ khả năng gây ấn tượng với tập khách hàng của mình.
Xu hướng 3: Thương hiệu cần mang “tính người” hơn
Mỗi ngày bạn đều phải đưa ra rất nhiều thông điệp cạnh tranh, quyết định mang tính chiến lược để đảm bảo sự sống còn của thương hiệu. Vì vậy, nếu cứ làm việc như những cái máy bạn sẽ dễ dàng quên đi những gì đã khiến khách hàng yêu thích thương hiệu hoặc sản phẩm từ những điểm chạm đầu tiên. Hãy chắc chắn giọng nói, tính cách thương hiệu không chỉ xuất hiện trong những hình ảnh quảng cáo mà còn qua cách bạn phản hồi, hỗ trợ khách hàng, v.v.
Quay trở lại những yếu tố tạo nên thành công trước đây – tập trung vào những yếu tố cơ bản và con người sẽ khiến khán giả hài lòng và ở lại lâu với thương hiệu. Tuy nhiên, để nhân cách hóa tài khoản doanh nghiệp của mình, không nhất thiết trong tất cả các trường hợp thương hiệu đều phải trở nên trang trọng mới chứng tỏ được sự chuyên nghiệp.
Xu hướng 4: Truyền thông mạng xã hội đang trở thành công việc của mọi người
Trong hơn một thập kỷ vừa qua, mạng xã hội đã trở thành yếu tố quan trọng trong thành công của doanh nghiệp. Nếu như trước đây, nó chỉ là công cụ giải trí giữa những khoảng thời gian làm việc căng thẳng thì nay, kinh doanh đang được tiến hành qua mạng xã hội, với những “cửa hàng” không chỉ của các tập đoàn lớn mà còn của các hộ kinh doanh nhỏ, lẻ.
Song hành với sự đột phá của công nghệ, mạng xã hội đã chuyển từ kỷ nguyên của sự làm quen, tò mò khám phá sang thời đại thành thạo truyền thông qua mạng xã hội đã trở thành công việc của tất cả mọi người.
Là một phần quan trọng của doanh nghiệp, các nhân viên cũng đồng thời là một kênh truyền thông tuyệt vời qua mạng xã hội. Bên cạnh đó, 45% khách hàng mục tiêu sẽ tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ nếu một nhân viên cụ thể của thương hiệu chia sẻ.
Tính đến thời điểm hiện tại, truyền thông mạng xã hội đã vượt xa trò của bộ phận tiếp thị và truyền thông và mặc dù tuy không bắt buộc nhưng thương hiệu rất cần bộ phận nhân sự, dịch vụ khách hàng, nghiên cứu thị trường và sales chia sẻ thông tin, lan toả giá trị tới những khách hàng tiềm năng.
Ngay cả với những vai trò chưa có sự ràng buộc trực tiếp đến nội dung, thiết kế, thông điệp, tạo khách hàng tiềm năng hoặc bán hàng và dịch vụ, nhân viên cũng được yêu cầu có sự hiện diện thông qua việc chia sẻ trên mạng xã hội để tăng cường nỗ lực hỗ trợ. Không những thế, việc vận dụng tối đa, hỗ trợ nguồn lực từ nhân viên trong năm 2020 sẽ trở thành xu hướng hàng đầu, nhất là khi các nhân viên có thể nhân cách hóa một thương hiệu cụ thể hoặc khuếch đại câu chuyện để mở rộng quy mô.
Mặt khác, các doanh nghiệp nên có chính sách hoặc hướng dẫn nhân viên làm truyền thông qua mạng xã hội. Đây chính sự hỗ trợ tuyệt vời để họ có thể làm chủ các kỹ năng trong bối cảnh kinh doanh đang hiện hữu trên mạng xã hội nhiều hơn những kênh truyền thống khác như email.
Xu hướng số 5: Mạng xã hội sẽ là lựa chọn hàng đầu trong tiếp thị B2B
Ở thời điểm hiện tại, kênh phân phối về nội dung của B2B đã được thực hiện thông qua các trang mạng xã hội và cũng theo dự đoán, xu hướng này chưa có bất cứ dấu hiệu nào chứng tỏ sẽ hạ nhiệt. Thay vào đó, các nhà tiếp thị đang tiếp tục đầu tư vào truyền thông trên mạng xã hội với những chiến lược nghiêm túc hơn, khác biệt hơn và tập trung hơn vào nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Đối với thị trường đặc biệt như B2B, chuyện một kích thước phù hợp với tất cả khách hàng chưa khi nào xảy ra.
Xu hướng số 6: Ứng dụng nhắn tin sẽ liên tục phát triển
Như đã dự đoán, việc sử dụng mạng xã hội với những hoạt động công khai sẽ có xu hướng giảm nhưng xu hướng sử dụng các ứng dụng nhắn tin sẽ tiếp tục phát triển. Ứng dụng nhắn tin này bao gồm Messenger, Snapchat, What’s App và những ứng dụng khác. Trong năm 2020, các ứng dụng này sẽ đem đến nhiều cơ hội và thách thức hơn cho các nhà tiếp thị thương hiệu khi hàng tỷ người dùng ứng dụng nhắn tin đang hoạt động bao gồm Thế hệ Y và thế hệ Z.
Mạng xã hội đang thay đổi từng ngày, không còn giống như trước đây. Chính vì lẽ đó, các nhà tiếp thị mạng xã hội cần có sự bắt nhịp và chuyển mình để có thể khai thác thế mạnh đặc biệt của hình thức truyền thông này, hướng đến cách tiếp cận cá nhân hoá và gần gũi hơn với khách hàng.
Theo Jerrard Jonson
Bài liên quan: