Hiểu hành trình khách hàng thông qua thống kê người dùng trên Subiz

Hiện tại, Subiz đã cập nhật thêm các dữ liệu liên quan đến người dùng tại trang “Thống kê lượng người dùng”. Phiên bản thống kê người dùng cũ có thể cho bạn biết số người dùng truy cập và số khách tiềm năng của từng kênh website, fanpage, Zalo… 

Ở phiên bản mới, Subiz cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về hành trình khách hàng, so sánh hiệu quả các kênh bán hàng và các chiến dịch marketing. 

Hành trình khách hàng là gì?
Hành trình khách hàng (customer journey) là quá trình mà khách hàng trải qua khi tìm hiểu, mua sắm, sử dụng hay trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp.
Trong bài viết này, các dữ liệu thống kê của Subiz thể hiện xu hướng hành trình khách hàng online: khách truy cập website của bạn từ nguồn nào? Khách đã vào những link nào trước khi vào website của bạn? Khách hàng tương tác với bạn qua kênh nào?…
Thống kê người dùng trên Subiz

Thống kê người dùng trên Subiz

Bản nâng cấp có thể giúp bạn trả lời các câu hỏi như:

  • Khách hàng đã vào trang web nào trước khi truy cập website của bạn?
  • Khách hàng của bạn đến từ nguồn nào: công cụ tìm kiếm hay mạng xã hội…?
  • Link tiếp thị liên kết nào, hay link referral nào mang lại cho bạn nhiều traffic và khách tiềm năng nhất?
  • Trang web nào, hay landing page nào đang mang lại cho bạn nhiều traffic nhất?
  • Kênh bán hàng nào đang mang lại cho bạn nhiều khách hàng nhất?
  • Quảng cáo nào, hay chiến dịch marketing nào đang đạt hiệu quả cao nhất?

Dưới đây là các thông tin trong bản cập nhật thống kê người dùng. 

Các dữ liệu thống kê người dùng trên Subiz

Các dữ liệu thống kê người dùng trên Subiz

Bạn có thể tùy chỉnh thống kê theo ngày, tuần, tháng, hoặc chọn một khoảng thời gian cụ thể. Nhờ đó, bạn dễ dàng so sánh sự thay đổi số lượng người dùng, khách tiềm năng và các chỉ số khác theo thời gian, để nắm bắt tình hình hoạt động, hoặc so sánh hiệu quả của các kênh bán hàng, các landing page, hay các chiến dịch marketing.

Dưới đây là giải thích chi tiết cho từng thông số, và cách ứng dụng các thống kê này để nắm bắt hiệu quả các kênh bán hàng, các chiến dịch marketing, hoặc hỗ trợ xây dựng các chiến lược của doanh nghiệp:

1. Tổng số người dùng mới

Tổng số người dùng mới là tổng số khách truy cập các kênh tương tác của bạn. Trong đó, kênh website là tổng số khách truy cập website của bạn. Các kênh khác như Facebook, Instagram, Zalo, Email, tổng đài, số người dùng mới được thống kê là số khách hàng có tương tác với bạn (nhắn tin, bình luận hoặc gọi điện) qua các nền tảng này.

2. Khách tiềm năng

Khách tiềm năng được hiểu đơn giản là những khách hàng có khả năng mua sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Trên Subiz, khách được chuyển thành khách tiềm năng khi họ cung cấp số điện thoại, hoặc email cho doanh nghiệp.

3. Tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi là tỷ lệ số khách tiềm năng/ tổng số người dùng mới. Tỷ lệ chuyển đổi là chỉ số giúp bạn đo lường và đánh giá hiệu quả của các hoạt động marketing và bán hàng. Bạn cần nắm được tỷ lệ chuyển đổi tại các thời điểm khác nhau, so sánh, đánh giá và dự đoán xu hướng của tỷ lệ chuyển đổi để có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh hợp lý.

4. Biểu đồ khách hàng

Biểu đồ khách hàng biểu diễn số người dùng mới và số khách tiềm năng theo khoảng thời gian bạn chọn. 

Nếu bạn chọn chế độ thống kê “hôm nay” hoặc “7 ngày”, số lượng khách sẽ được thống kê theo giờ. Điều này cho bạn biết thời điểm nào trong ngày khách hàng truy cập website, fanpage… của bạn nhiều nhất. Nhờ đó, bạn có thể phân bổ nhân sự hợp lý giữa các khung giờ khác nhau, hoặc căn chỉnh thời gian gửi thông điệp đến khách hàng, giúp tăng tương tác và trải nghiệm khách hàng.

Tùy chỉnh biểu đồ khách hàng theo thời gian

Tùy chỉnh biểu đồ khách hàng theo thời gian

Nếu bạn chọn chế độ thống kê “30 ngày”, hoặc tự chỉnh thời gian từ 8 ngày trở lên, biểu đồ khách hàng sẽ được thống kê theo ngày, giúp bạn dễ dàng nắm bắt tình hình khách hàng theo từng ngày, và dễ dàng so sánh giữa các ngày. 

Bạn cũng có thể ứng dụng biểu đồ khách hàng này để nắm bắt hiệu quả của các thử nghiệm A/B testing khi truyền thông điệp tới khách hàng. Ví dụ, bạn có thể triển khai các thông điệp marketing khác nhau vào các tuần khác nhau, sau đó xem thống kê khách hàng giữa các tuần đó. Thời gian có số khách tiềm năng và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn chứng tỏ thông điệp của thời gian đó đáp ứng đúng insight khách hàng hơn. Sau đó, bạn có thể phát triển thông điệp đó mạnh mẽ hơn thông qua quảng cáo hay các kênh truyền thông, để tiếp cận các khách hàng mới.

5. Thống kê theo kênh

Mục thống kê theo kênh thể hiện số khách tiềm năng của từng kênh website, fanpage, Zalo… Nhờ đó, bạn dễ dàng nắm bắt kênh nào đang hoạt động hiệu quả nhất, mang lại cho bạn nhiều khách hàng nhất, để có kế hoạch điều chỉnh kế hoạch phát triển của từng kênh.

6. Thống kê theo nguồn truy cập

Thống kê nguồn truy cập giúp bạn biết được khách hàng của bạn đến từ nguồn nào:

Direct

Nguồn Direct đề cập tới những khách vào website trực tiếp, nghĩa là khách gõ tay domain của website lên thanh address bar. Những khách hàng này đã đã ghi nhớ thương hiệu và thường là khách hàng trung thành của thương hiệu. Đây cũng là nhóm khách mang đến nhiều giá trị về cả phát triển doanh thu và tăng cường nhận diện thương hiệu. 

Đối với nhóm khách này, bạn cần triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng, remarketing để giữ chân khách hàng, hay upsell để khách tiếp tục mua sản phẩm của bạn. Theo thống kê của trường Đại học Harvard, tỷ lệ giữ chân khách hàng tăng 5% sẽ tạo ra lợi nhuận từ 25% đến 95%, trong khi chi phí giữ chân khách hàng cũ chỉ mất khoảng 1/6 so với việc tìm kiếm khách hàng mới. 

Organic

Nhóm khách này sẽ tìm kiếm một từ khóa trên thanh công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Coccoc…), rồi truy cập vào website của bạn (là kết quả mà công cụ tìm kiếm hiển thị). 

Điều này có nghĩa là, nhóm khách này quan tâm hoặc có nhu cầu đối với sản phẩm/ dịch vụ, hoặc các giá trị khác của doanh nghiệp. Do đó đây được coi là nhóm khách tiềm năng, cần được chú trọng chăm sóc để chuyển đổi thành khách hàng thực sự.

Social

Nhóm khách này vào website từ một đường link (trong bài post hoặc comment) trên mạng xã hội như Facebook, Twitter… Thống kê này giúp bạn nắm bắt được hiệu quả của các content, hay hiệu quả của các chiến lược quảng cáo trên mạng xã hội của bạn.

Nguồn gốc truy cập của khách hàng

Nguồn gốc truy cập của khách hàng

Advertising

Khách click vào đường link trong quảng cáo Google Ads và truy cập vào website của bạn. Bạn có thể xem chi tiết mỗi linh quảng cáo đem lại cho bạn bao nhiêu người dùng mới và bao nhiêu khách tiềm năng mới trong mục “theo UTM source” và “theo UTM campaign”. Đây là 2 phần thống kê mới giúp bạn biết được chính xác kết quả của các chiến lược quảng cáo Google Ads. 

Referring

Khách xem các trang web khác rồi truy cập vào website của bạn. Thống kê này sẽ rất hữu ích nếu bạn đang triển khai các chiến dịch referral marketing, hoặc book báo điện tử để PR doanh nghiệp của bạn. 

Ví dụ, bạn book các báo A, B, C đăng bài về doanh nghiệp bạn, và các website X, Y, Z đang là đối tác referral marketing của bạn. Bạn có thể xem chi tiết từng đối tác đó mang lại cho bạn bao nhiêu người dùng mới và bao nhiêu khách tiềm năng trong phần “theo domain referral”. Đây cũng là mục mới được thêm vào phiên bản thống kê mới, giúp bạn nắm bắt chi tiết hiệu quả của từng chiến dịch referral marketing.

Theo domain

Đây là tên miền website đầu tiên của bạn mà khách hàng truy cập. Mục này sẽ hiển thị cụ thể từng trang web của bạn và số khách truy cập, khách tiềm năng của từng trang web.

Theo đường dẫn website

Đây là đường dẫn đầu tiên trên website của bạn mà khách hàng truy cập, đó có thể là landing page, hay bài blog… trên website của bạn. Thống kê này giúp bạn biết lượng truy cập chi tiết của từng trang web, biết được tỷ lệ chuyển đổi của từng bài viết để hỗ trợ điều chỉnh kế hoạch content website.

Báo cáo trên trang “Thống kê lượng người dùng” mới có thể giúp bạn nắm bắt chi tiết hiệu quả của các kênh tương tác, các chiến lược marketing, và hiệu quả chuyển đổi của các bài viết trên website, đồng thời hiểu rõ hơn về hành trình khách hàng trước khi đến với website của bạn. 

Share this