Hướng dẫn tự chạy quảng cáo Facebook

Facebook không chỉ là mạng xã hội lớn nhất thế giới mà còn là một trong những nền tảng quảng cáo trực tuyến mạnh mẽ nhất. Với hơn 2,9 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, việc khai thác khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua quảng cáo trên Facebook trở thành chiến lược không thể thiếu đối với các doanh nghiệp, từ nhỏ đến lớn. Tìm hiểu ngay cách tự chạy quảng cáo Facebook hiệu quả với hướng dẫn chi tiết từ A đến Z trong bài viết này.

Các quy định khi tự chạy quảng cáo Facebook

Facebook đặt ra một loạt các quy định cụ thể nhằm đảm bảo rằng quảng cáo được thực hiện một cách hợp pháp, an toàn và tuân thủ các tiêu chuẩn cộng đồng. Dưới đây là các quy định chính mà bạn cần lưu ý khi chạy quảng cáo trên Facebook:

Nội dung quảng cáo: Nội dung quảng cáo không được chứa các yếu tố phản cảm, gây hiểu lầm, hoặc vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook. Các nội dung bị cấm bao gồm: thông tin sai lệch, lời kêu gọi bạo lực, phân biệt đối xử, nội dung khiêu dâm, và các hành vi phi pháp khác.

Chính sách liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ: Quảng cáo không được phép vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Điều này bao gồm việc sử dụng trái phép hình ảnh, nhạc, thương hiệu, và nội dung có bản quyền.

Quy định về nội dung nhạy cảm: Facebook cấm các quảng cáo liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ nhạy cảm như thuốc lá, chất gây nghiện, vũ khí, nội dung người lớn, hoặc các dịch vụ hẹn hò cho người lớn. Các quảng cáo liên quan đến rượu, cờ bạc, dược phẩm phải tuân theo quy định pháp lý của từng quốc gia.

Tuân thủ quy định để tự chạy quảng cáo Facebook hiệu quả (Nguồn: Internet)

Tuân thủ quy định để tự chạy quảng cáo Facebook hiệu quả (Nguồn: Internet)

Tối ưu trải nghiệm người dùng: Quảng cáo không được phép dẫn người dùng đến các trang đích (landing page) có nội dung gây hiểu lầm, lừa đảo hoặc có chất lượng kém. Landing page phải phù hợp với nội dung quảng cáo và mang đến trải nghiệm người dùng tốt.

Hạn chế đối với nội dung chính trị và xã hội: Quảng cáo về các vấn đề chính trị, xã hội hoặc bầu cử cần tuân thủ các quy định của Facebook về tính minh bạch, bao gồm yêu cầu đăng ký và xác minh danh tính của nhà quảng cáo.

Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân: Facebook yêu cầu các nhà quảng cáo tuân thủ quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dùng. Điều này bao gồm việc sử dụng dữ liệu khách hàng đúng mục đích, bảo mật thông tin, và không chia sẻ thông tin cá nhân mà không có sự đồng ý.

Quy định về quảng cáo liên quan đến sức khỏe: Các quảng cáo liên quan đến dược phẩm, y tế, hoặc sản phẩm chăm sóc sức khỏe cần tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của Facebook, bao gồm việc không được đưa ra các tuyên bố chưa được chứng minh hoặc gây hiểu lầm về hiệu quả của sản phẩm, không chứa các từ như: “cam kết, chắc chắn 100%, giảm cân, giảm mỡ…

Hạn chế quảng cáo điều hướng sang nền tảng thứ 3: Facebook thường không xét duyệt các quảng cáo đề cập đến các nền tảng thứ ba như Shopee, TikTok, Lazada hoặc các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội khác. Điều này là do Facebook có những chính sách nhằm bảo vệ hệ sinh thái của mình cũng như ngăn chặn việc quảng cáo lợi dụng nền tảng Facebook để chuyển hướng người dùng sang các nền tảng đối thủ.

Hướng dẫn cách tự chạy quảng cáo Facebook Ads

Để bắt đầu tự chạy quảng cáo trên Facebook, bạn cần nắm vững quy trình từng bước dưới đây:

Bước 1: Thiết lập tài khoản quảng cáo Facebook Ads

Để tạo tài khoản, bạn cần truy cập vào Facebook Business Manager hoặc trực tiếp vào Ads Manager từ tài khoản cá nhân của mình. Nếu bạn quản lý nhiều tài khoản quảng cáo, Business Manager sẽ giúp bạn tổ chức và theo dõi dễ dàng hơn. Trong quá trình thiết lập, hãy nhập đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, phương thức thanh toán, kiểm tra kỹ các tùy chọn cài đặt phù hợp.

Tạo tài khoản quảng cáo Facebook Ads (Nguồn: Internet)

Tạo tài khoản quảng cáo Facebook Ads (Nguồn: Internet)

Bước 2: Xác định mục tiêu chạy Facebook Ads

Facebook cung cấp nhiều loại mục tiêu khác nhau, mỗi mục tiêu sẽ phù hợp với các loại hình kinh doanh và mục tiêu tiếp thị khác nhau. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần chọn đúng mục tiêu phù hợp với chiến lược marketing của mình. Các loại mục tiêu quảng cáo trên Facebook bao gồm:

  • Nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness): Giúp doanh nghiệp tiếp cận những người có khả năng ghi nhớ quảng cáo nhất, nhằm tăng cường nhận diện thương hiệu.
  • Phạm vi tiếp cận (Reach): Nhắm đến mục tiêu tiếp cận tối đa số lượng người dùng trong phạm vi khách hàng mục tiêu, không phụ thuộc vào mức độ tương tác hay hành động.
  • Lưu lượng truy cập (Traffic): Tăng lượng người truy cập vào website hoặc ứng dụng, giúp đưa khách hàng tiềm năng từ Facebook đến với nền tảng của bạn.
  • Tương tác (Engagement): Khuyến khích người dùng tương tác với bài viết, bao gồm các hành động như thích, bình luận, chia sẻ hoặc tham gia sự kiện.
  • Lượt cài đặt ứng dụng (App Installs): Thúc đẩy người dùng tải xuống và cài đặt ứng dụng của bạn từ App Store hoặc Google Play.
  • Lượt xem video (Video Views): Nhắm đến việc tăng số lượt xem video, giúp bạn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc câu chuyện thương hiệu một cách sinh động.

Xem thêm: Các hình thức quảng cáo trên Facebook phổ biến hiện nay

Xác định mục tiêu rõ ràng để tự chạy quảng cáo Facebook có kết quả tốt nhất (Nguồn: Internet)

Xác định mục tiêu rõ ràng để tự chạy quảng cáo Facebook có kết quả tốt nhất (Nguồn: Internet)

  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead Generation): Thu thập thông tin từ người dùng thông qua biểu mẫu trực tiếp trên Facebook, giúp doanh nghiệp dễ dàng liên hệ với khách hàng tiềm năng.
  • Tin nhắn (Messages): Khuyến khích người dùng gửi tin nhắn trực tiếp qua Messenger, WhatsApp, hoặc Instagram Direct để tạo cơ hội tương tác cá nhân với khách hàng.
  • Chuyển đổi (Conversions): Tăng cường hành động có giá trị như mua hàng hoặc đăng ký trên website của bạn, thông qua việc hướng người dùng thực hiện các hành động cụ thể.
  • Bán hàng theo danh mục (Catalog Sales): Tạo các quảng cáo tự động hiển thị sản phẩm từ danh mục của bạn đến những khách hàng đã thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm của bạn.
  • Lưu lượng khách đến cửa hàng (Store Traffic): Giúp doanh nghiệp tăng lượng khách đến cửa hàng thực tế thông qua việc quảng cáo đến những người ở gần vị trí của bạn.

Ví dụ: Nếu bạn muốn thu hút người dùng ghé thăm trang web, mục tiêu “Traffic” là lựa chọn hợp lý. Ngược lại, nếu bạn muốn thúc đẩy việc mua hàng trực tiếp trên website, hãy chọn mục tiêu là “Conversions”.

Bước 3: Xác định đối tượng mục tiêu

Facebook cho phép bạn tùy chỉnh đối tượng dựa trên nhiều yếu tố như vị trí địa lý, độ tuổi, giới tính, sở thích, hành và những tương tác trước đây với doanh nghiệp của bạn. Vì vậy, bạn cần phải nghiên cứu kỹ về khách hàng của mình và xác định những đặc điểm chung của họ. 

Ví dụ, nếu bạn kinh doanh sản phẩm làm đẹp, đối tượng của bạn có thể là nữ giới, độ tuổi từ 18-35, sống tại các thành phố lớn, và có sở thích liên quan đến thời trang và chăm sóc sắc đẹp.

Lựa chọn đối tượng và ngân sách tự chạy quảng cáo Facebook hợp lý (Nguồn: Internet)

Lựa chọn đối tượng và ngân sách tự chạy quảng cáo Facebook hợp lý (Nguồn: Internet)

Bước 4: Thiết lập ngân sách và lịch chạy quảng cáo

Facebook cung cấp hai tùy chọn ngân sách: ngân sách hàng ngày và ngân sách trọn đời. Với ngân sách hàng ngày, Facebook sẽ chi tiêu số tiền bạn đặt ra mỗi ngày trong khoảng thời gian chiến dịch diễn ra. Ngược lại, với ngân sách trọn đời, Facebook sẽ tự động phân bổ số tiền bạn đặt ra trong toàn bộ chiến dịch, tùy vào thời điểm mà hệ thống cho là tối ưu nhất để hiển thị quảng cáo. Khi thiết lập ngân sách, bạn cũng cần lưu ý đến lịch chạy quảng cáo. Nếu bạn đã nghiên cứu hành vi của đối tượng mục tiêu và biết họ thường online vào thời điểm nào, hãy cài đặt thời gian quảng cáo để đảm bảo chiến dịch quảng cáo được tiếp cận tối đa.

Bước 5: Thiết kế nội dung quảng cáo

Nội dung quảng cáo chính là chìa khóa để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Một nội dung quảng cáo chất lượng cần kết hợp hài hòa giữa hình ảnh, video, tiêu đề và văn bản mô tả. Hình ảnh cần rõ ràng, hấp dẫn, và phù hợp với thông điệp muốn truyền tải. Tiêu đề nên ngắn gọn nhưng gây tò mò, trong khi văn bản mô tả cần cung cấp đầy đủ thông tin và có lời kêu gọi hành động mạnh mẽ. Do đó, bạn có thể sử dụng các công cụ thiết kế trực tuyến như Canva hoặc các mẫu quảng cáo mà Facebook cung cấp để tạo ra nội dung hiệu quả.

Tạo quảng cáo Facebook với nội dung hấp dẫn và đăng tải quảng cáo (Nguồn: Internet)

Tạo quảng cáo Facebook với nội dung hấp dẫn và đăng tải quảng cáo (Nguồn: Internet)

Bước 6: Kiểm tra và đăng tải quảng cáo

Sau khi đã hoàn thiện tất cả các bước trên, bước cuối cùng là kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đăng tải quảng cáo. Khi đã chắc chắn, bạn có thể nhấn nút “Đăng” để bắt đầu chiến dịch. Facebook sẽ tiến hành xét duyệt quảng cáo của bạn trong khoảng 24 giờ. Trong quá trình này, quảng cáo của bạn sẽ được kiểm tra về nội dung, hình ảnh và tuân thủ các chính sách của Facebook.

Hướng dẫn bật, tắt và xóa quảng cáo đã chạy

Sau khi tự chạy quảng cáo Facebook Ads, việc quản lý và điều chỉnh quảng cáo là một phần quan trọng không thể bỏ qua. Dưới đây là hướng dẫn cách bật, tắt và xóa quảng cáo đã chạy trên Facebook:

Bật/Tắt quảng cáo

Truy cập vào Ads Manager. Bạn chỉ cần vào phần “Campaigns” hoặc “Ad Sets”, tìm kiếm chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo mà bạn muốn điều chỉnh, sau đó chuyển đổi trạng thái bật/tắt. Trạng thái bật/tắt quảng cáo hữu ích khi bạn cần tạm dừng chiến dịch để điều chỉnh lại nội dung hoặc khi chiến dịch đã đạt được kết quả mong muốn và bạn muốn dừng lại.

Cách bật/tắt quảng cáo khi tự chạy quảng cáo Facebook Ads (Nguồn: Internet)

Cách bật/tắt quảng cáo khi tự chạy quảng cáo Facebook Ads (Nguồn: Internet)

Xóa quảng cáo

Truy cập vào Ads Manager, vào mục “Campaigns” hoặc “Ad Sets”, chọn chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo mà bạn muốn xóa, sau đó nhấn vào biểu tượng “Delete”. Tuy nhiên, khi bạn xóa quảng cáo, toàn bộ dữ liệu liên quan đến chiến dịch đó cũng sẽ bị xóa và không thể khôi phục, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đã sao lưu những thông tin cần thiết trước khi thực hiện hành động.

Việc chạy quảng cáo trên Facebook không chỉ đơn thuần là công cụ quảng bá sản phẩm hay dịch vụ, mà còn là một công cụ để xây dựng thương hiệu, tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả và tối ưu hóa nguồn lực kinh doanh. Với khả năng nhắm đúng đối tượng, phân tích chi tiết kết quả và liên tục cải tiến chiến lược, quảng cáo Facebook đã trở thành một phần không thể thiếu trong bất kỳ kế hoạch tiếp thị nào. Nắm được những kiến thức cơ bản và các mẹo hữu ích để tự chạy quảng cáo Facebook sẽ giúp bạn nhanh chóng gia tăng doanh số và phát triển doanh nghiệp của mình.

Xem thêm:

Tổng hợp các thuật ngữ quảng cáo Facebook dành cho người mới bắt đầu

Cách quảng cáo bài viết trực tiếp từ trang Facebook

Hướng dẫn cách gắn thẻ sản phẩm trong Facebook Reels

Share this

August 28, 2024 - Marketing