- Quảng cáo Remarketing #1: Nhấn mạnh mục tiêu của thương hiệu
- Quảng cáo Remarketing #2: Đưa ra sản phẩm khách hàng thực sự quan tâm
- Quảng cáo Remarketing #3: Sử dụng tính cấp thiết
- Quảng cáo Remarketing #4: Mã giảm giá và coupon
- Quảng cáo Remarketing #5: Khích lệ khách hàng “bỏ hàng vào giỏ” và hoàn tất đặt hàng
- Quảng cáo Remarketing #6: Tăng cường Cross-sell
- Quảng cáo Remarketing #7: Đánh vào quan hệ Khách hàng – Thương hiệu
- Tạm kết
Quảng cáo Remarketing #1: Nhấn mạnh mục tiêu của thương hiệu
Một số người có thói quen sử dụng những hình ảnh quảng cáo mang tính gợi nhắc tới thương hiệu. Trên thực tế, người dùng đang được remarketing trên mạng xã hội thường không thích phải nhấp chuột qua một trong landing page, do đó chúng ta thường thiết lập những quảng cáo đơn giản chỉ với mục đích nhắc tới thương hiệu và hy vọng rằng nó gây ấn tượng với người dùng.
Những khách hàng mà bạn đang thực hiện remarketing đã biết về thương hiệu, do đó sẽ là không cần thiết nếu cho họ xem các quảng cáo có tính chất giới thiệu. Hãy nhớ rằng, những người này đã từng ghé qua website của bạn, nhưng họ chưa thực hiện một hành động mua hàng nào bởi họ còn băn khoăn về tính cần thiết của việc mua sản phẩm. Điều bạn cần làm bây giờ là sử dụng quảng cáo để khiến họ không cảm thấy do dự và thuyết phục họ quay trở lại tạo chuyển đổi.
Trong trường hợp bạn không chắc chắn về mục tiêu, nên tiến hành quảng cáo thế nào? Hãy bắt đầu bằng cách làm việc cùng với phòng kinh doanh. Do họ là những người chịu trách nhiệm bán hàng lớn nhất, họ sẽ biết chính xác những nỗi băn khoăn hiện tại của các khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện các khảo sát để biết những lý do chính mà khách hàng từ chối chuyển đổi.
Quảng cáo Remarketing #2: Đưa ra sản phẩm khách hàng thực sự quan tâm
Mạng internet là một nơi tuyệt vời để tất cả mọi người được phép “window shopping” – “nhìn mà không mua”. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều trường hợp khách hàng tiềm năng cảm thấy bối rối trước quá nhiều sự lựa chọn, đi đến quyết định không mua hàng vì cảm thấy mất thời gian. Thay vào đó, hãy thử tưởng tượng, nếu công ty thực hiện remarketing và quảng cáo thể hiện những sản phẩm khách hàng đang thực sự quan tâm, liệu tỷ lệ chuyển đổi có cải thiện hay không?
Để có được những quảng cáo với các sản phẩm khách hàng có nhu cầu, bạn có thể nắm thông tin bằng cách lựa chọn sản phẩm họ đã xem khi ghé qua website vào lần gần nhất. Khi nhìn thấy những quảng cáo này, ngay lập tức khách hàng sẽ được gợi nhắc về những sự lựa chọn mà họ đã xem xét và có khả năng cao sẽ quay lại để quyết định mua hàng.
Quảng cáo Remarketing #3: Sử dụng tính cấp thiết
Tính cấp thiết thúc đẩy khách hàng đi đến quyết định mua hàng nhanh hơn với ít sự do dự hơn. Bạn có thể sự dụng tính cấp thiết bằng cách nêu rõ sự giới hạn về thời gian hay số lượng. Khách hàng sẽ bị kích thích trên yếu tố tâm lý với nỗi sợ hãi bị bỏ lỡ (Fear of Missing out). Một số cách mở đầu quảng cáo hữu ích như sau:
- Ưu đãi trong những phút cuối cùng
- Sản phẩm ưu đãi đã sắp hết
- Nhanh chân lên số lượng có hạn
- Sản phẩm tặng kèm có thể kết thúc sớm hơn dự kiến
- Đặt hàng ngay bây giờ
- Đừng chậm trễ
Quảng cáo Remarketing #4: Mã giảm giá và coupon
Sự xuất hiện của Internet khiến cho hành vi người dùng thay đổi không ngừng. Việc so sánh giữa các địa chỉ bán hàng trực tuyến ngày càng nhanh và dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn truy cập một địa chỉ bán hàng trên mạng, đọc toàn bộ thông tin cần thiết và hoàn toàn có thể thoát ra ngay sau đó để xem sản phẩm với mức giá cạnh tranh hơn ở một cửa hàng trực tuyến khác.
Điều này được coi là một khó khăn đối với những người làm quảng cáo bởi sẽ thật dễ để đánh mất khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh. Một khách hàng tiềm năng có thể đặt chân tới website của bạn, ngay lập tức bị thu hút bởi các sản phẩm nhưng lại từ chối việc mua hàng bởi còn muốn dạo vòng quanh các nơi bán hàng khác. Vào thời điểm họ rời đi, bạn đã đứng trước nguy cơ thất bại trong việc chuyển đổi người xem thành người mua. Khách hàng tiềm năng có thể sẽ tìm thấy một ưu đãi đầy hấp dẫn ở đối thủ của bạn và quyết định mua hàng tại đó.
Cách tốt nhất làm giảm nguy cơ đánh mất khách hàng là thiết lập các chiến dịch remarketing với các mã giảm giá và coupon hấp dẫn. Việc làm này sẽ khiến cho cả bạn và sản phẩm đều trở nên có sức hút hơn đối với khách hàng.
Quảng cáo Remarketing #5: Khích lệ khách hàng “bỏ hàng vào giỏ” và hoàn tất đặt hàng
“Bỏ hàng vào giỏ” là bước thiết yếu để quá trình mua hàng được hoàn tất. Theo một bản báo cáo của Forrester, 88% khách hàng đã từ chối việc bỏ hàng vào giỏ trước khi hoàn thành việc đặt hàng. Thậm chí, có đến 70% những chiếc giỏ hàng này bị bỏ lại ngay khi lệnh đặt hàng vừa được thực hiện. Bạn cảm thấy mình đã làm mọi việc theo một trình tự chính xác – hướng đến những khách hàng thực sự tiềm năng, đưa họ tới trang landing page mục tiêu và cho họ xem những sản phẩm họ thực sự cần nhưng cuối cùng, khách hàng vẫn bỏ qua giỏ hàng rồi rời đi sau đó.
Bạn đã đầu tư nhiều cho chiến dịch remarketing này, do đó đừng để khách hàng lãng quên bạn. Thay vì vậy, hãy luôn khéo léo nhắc khách hàng bỏ hàng vào giỏ và hoàn tất quá trình mua sản phẩm. Một lời nhắc lịch sự sẽ khiến khách hàng không cảm thấy phiền toái mà lại có thêm động lực để tạo chuyển đổi.
Quảng cáo Remarketing #6: Tăng cường Cross-sell
Cross-sell (bán chéo) là làm cho khách hàng trả tiền nhiều hơn để mua thêm các sản phẩm, hay dịch vụ khác loại với sản phẩm hay dịch vụ họ vừa mua.
Hãy khoan bằng lòng với việc khách hàng chịu rút ví để mua hàng của bạn. Tại sao bạn không thử khiến họ quyết định mua các sản phẩm khác vào lần kế tiếp? Lúc này, bạn nên tiếp thị lại với những các mẫu quảng cáo khác nhau về các sản phẩm khác với sản phẩm họ đã mua trước đó.
Nếu bạn quyết định làm quảng cáo theo hướng này, hãy chắc chắn rằng bạn bạn biết những sản phẩm nào khách hàng thường mua cùng nhau để đưa ra những sản phẩm có thể họ quan tâm. Trong trường hợp sản phẩm được remarketing lại không tương hợp với sản phẩm khách hàng đã mua, quảng cáo coi như thất bại. Ví dụ, nếu khách hàng đã mua điện thoại, bạn hoàn toàn có thể tiến hành remarketing với các sản phẩm phụ kiện như sạc dự phòng, ốp hay tấm dán cường lực.
Quảng cáo Remarketing #7: Đánh vào quan hệ Khách hàng – Thương hiệu
Trong một số ngành kinh doanh, một khách hàng có thể tạo ra lợi nhuận nhiều lần. Trên thực tế, những khách hàng hài lòng với quyết định mua sắm tại công ty của bạn là những người dễ dàng hướng tới nhất. Họ đã biết tới thương hiệu và cảm thấy tin tưởng, do đó bạn sẽ chỉ cần bỏ ra ít công sức hơn so với khách hàng mới mà vẫn đạt được hiệu quả lợi nhuận. Nếu bạn remarketing nhằm kết nối với những khách hàng này, hãy áp dụng những cách sáng tạo dưới đây.
Nhắc lại việc khách hàng đã ưu ái lựa chọn thương hiệu của bạn và hài lòng đến thế nào là một việc làm đúng đắn nhưng chưa đủ để họ nhấp chuột vào đường link tới website mua hàng. Hãy đưa họ tới website bằng một call-to-action ngắn gọn, rõ ràng và có tính thúc giục trong bài đăng quảng cáo.
Nếu công ty của bạn cung cấp dịch vụ định kỳ, hãy thiết lập các chiến dịch remarketing để nhắc nhở khách hàng về những cuộc gặp sắp tới. Ví dụ, bạn là một salon tóc, nơi thường xuyên có các dịch vụ hấp, uốn hay nhuộm. Bạn nên tiến hành remarketing để khích lệ khách hàng tới salon định kỳ để có một mái tóc khỏe đẹp.
Tạm kết
Remarketing là một lời gợi nhắc nho nhỏ tới khách hàng tiềm năng, những người đã từng ghé thăm bạn nhưng lại chưa cảm thấy đủ cần thiết để kết thân, Với một chút khéo léo và tinh tế, bạn sẽ khiến họ không còn do dự mà trở thành người mua trong chớp mắt.
Theo Business2Community
Bài liên quan: