Bản chất của Facebook Remarketing
Remarketing là một chiến thuật giúp bạn quảng cáo tới những đối tượng từng truy cập vào website và thể hiện sự quan tâm đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Phương thức hoạt động của Remarketing tương đối đơn giản: Visitors ghé thăm website, bạn phân loại, tạo quảng cáo phù hợp với đối tượng rồi hiển thị quảng cáo đến đối tượng thông qua Facebook.
Nói một cách chung nhất, Remarketing giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi và giảm tổng chi phí cho hành động của khách hàng (CPA – cost per customer acquisition) trên website. Song, lợi thế lớn nhất của Remarketing chính là chỉ hiển thị quảng cáo cho những người thực sự quan tâm đến sản phẩm của bạn. Bạn có thể tiếp thị đến những người đã truy cập trang web nhưng chưa mua sản phẩm hay đăng kí sử dụng dịch vụ, hoặc khách hàng cũ; và ngay cả những người chưa từng nghe qua sản phẩm của bạn, nhưng rất có thể sẽ quan tâm đến nó.
Muốn Remarketing làm việc hiệu quả, trước hết, bạn cần xác định xem lưu lượng website của bạn đến từ nguồn Organic (tìm kiếm tự nhiên) hay Paid search (tìm kiếm trả tiền), sau đó tiếp cận họ trên Facebook hay Twitter. Đừng lo – Mọi chuyện dễ dàng hơn bạn tưởng!
Hãy cùng nghiên cứu chi tiết về lợi ích của Remarketing và làm thế nào mà nó lại giúp doanh nghiệp bạn thành công nhé!
1, Giảm chi phí nhấp chuột (CPC – Cost per Click)
Facebook Remarketing thường có chi phí CPC thấp hơn so với sử dụng công cụ tìm kiếm bởi trên các công cụ tìm kiếm, người dùng có nhu cầu và họ tìm đến bạn (Pull marketing). Ngược lại, trong social media, bạn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến người dùng khi họ chưa có nhu cầu (push marketing).
Kết quả là Facebook ads có một mức giá thấp hơn so với quảng cáo thông qua các công cụ tìm kiếm, bởi vì về mặt kỹ thuật, người dùng Facebook không phải tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn ngay bây giờ.
Thêm nữa, sử dụng Facebook bạn có thể nhắm mục tiêu tỉ mỉ, chi tiết đến mức nào bạn muốn. Hãy coi đây như là một lợi thế! Đối tượng được nhắm mục tiêu sẽ đảm bảo lượng truy cập giá rẻ hơn so với những đối tượng khách hàng mà bạn quan tâm – trong trường hợp này là người dùng truy cập website của bạn nhưng chưa chuyển đổi thành khách hàng.
Cách bạn tiến hành chuyển đổi với khách hàng mà bạn đang tiếp thị lại phải phù hợp và mang tính tiếp thị chất lượng. Hãy tùy chỉnh thông điệp của bạn theo cách cung cấp thêm thông tin liên quan thay vì nhắc lại những gì khách hàng đã biết khi ghé qua website bên bạn.
Nhắm mục tiêu cho Facebook Remarketing không những giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn tăng tỉ lệ nhấp chuột (CTR – Click Through Rate) so với chiến dịch Facebook thông thường, giảm CPA so với lần chuyển đổi đầu tiên cũng như tăng tính tương tác.
Bài liên quan: Hướng dẫn tạo Remarketting với Subiz
2, Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng cao hơn
Rất ít khách mua hàng ngay từ lần truy cập đầu tiên. Mặc dù sản phẩm của bạn có tính cạnh tranh cao nhưng khách hàng vẫn có xu hướng lướt qua các trang khác để tham khảo, so sánh trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Và rồi họ lại quên mất tên công ty bạn hay đường link để quay lại site. Remarketing chính là giải pháp cho vấn đề này! Khi khách hàng thấy quảng cáo của bạn trên những site khác, sản phẩm của bạn trở nên quen thuộc hơn, nhờ đó, cơ hội bán hàng của doanh nghiệp cũng cao hơn.
3, Tận dụng những chia sẻ từ mạng xã hội
Bạn không cần hạn chế đối tượng của những chiến dịch Remarketing. Hiển thị quảng cáo cho lượng lớn khách hàng, ngay cả những người đã mua hàng bên bạn, giúp tăng khả năng tương tác giữa khách hàng hiện tại với đối tượng khách hàng tiềm năng. Những khách hàng hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của bạn thường chia sẻ những bình luận tích cực cũng như dễ dàng tương tác với nội dung trên trang.
Khi những khách hàng tiềm năng thấy những bình luận đó thông qua công cụ Remarketing, họ sẽ có ấn tượng tốt với thương hiệu của bạn. Từ đó, tối đa hóa cơ hội chuyển đổi cho doanh nghiệp, nâng cao uy tín thương hiệu.
Trên thực tế, khách hàng trung thành có thói quen tiếp tục mua hàng mà không tốn (hoặc tốn rất ít) chi phí CPA. Do đó, hãy dành nhiều thời gian hơn để kết nối họ,làm cho họ ngày càng trung thành hơn với doanh nghiệp mình.
Nói về lòng trung thành, ngay cả khi bạn mở rộng đối tượng đến lực lượng khách hàng hiện tại, thì cơ hội upselling (bán hàng gia tăng) cũng dễ dàng, mang tính xã hội và hấp dẫn hơn. Khi khách hàng thấy sản phẩm, dịch vụ của bạn quen thuộc trên Facebook hay Twitter thì cơ hội tương tác và chuyển đổi cũng cao hơn.
4, Mở rộng tiếp cận thị trường
Trong những phần trước, tôi tập trung nói về Remarketing với nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại. Tuy nhiên, bạn cũng có thể mở rộng tới đối tượng có tính chất tương tự với hai nhóm trên bằng cách sử dụng Offsite pixel để tạo một tùy chỉnh đối tượng (Custom Audience) trên trình quản lý quảng cáo, trong đó thống kê những người đã truy cập trang cụ thể trên site. Danh sách này cũng có thể thêm khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.
Bạn cũng có thể tận dụng những danh sách đó để tạo Lookalike audiences nhằm tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng có liên quan mà bạn đã bỏ lỡ, cũng như những người quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, nhờ đó, khả năng chuyển đổi rất cao.
Tận dụng dữ liệu và công cụ mà Facebook cung cấp, bạn có thể Remarketing đến những đối tượng mà bạn cần tiếp cận: khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện tại cũng như những người chưa từng nghe nói tới sản phẩm, dịch vụ của bạn với những khoản đầu tư vừa phải, phù hợp với mọi loại ngân sách.
Bạn nghĩ sao về điều này?
Bài liên quan: 3 phương pháp xác định khách hàng trên Facebook
Nguồn: socialmediaexaminer.com