1. Gia tăng hiệu quả bán hàng
Tương tác hiệu quả để gia tăng bán hàng
Hàng ngày có rất nhiều khách truy cập website của doanh nghiệp để tìm hiểu về sản phẩm hay dịch vụ. Trong đó, tỷ lệ khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp là không hề nhỏ.
Tuy nhiên, nếu như doanh nghiệp không có bất kỳ sự chủ động tương tác nào với khách hàng và thể hiện sự sẵn sàng giúp đỡ, sẽ có tới 80% trong số họ chỉ âm thầm rời đi và có thể không quay lại. Hãy nhớ rằng, đa số khách hàng sẽ không yêu cầu giúp đỡ cho tới khi bạn thể hiện sự sẵn sàng giúp đỡ. Họ luôn cần một chút tác động để có thể đặt câu hỏi hoặc chia sẻ vấn đề của mình.
Rất có thể khách hàng đang có thắc mắc hoặc gặp phải những khó khăn khi tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, tuy nhiên đa phần trong số họ sẽ không chủ động đưa ra câu hỏi mà chỉ đơn giản là thoát khỏi trang.
Bằng việc quan sát khách hàng từ Dashboard Subiz, tư vấn viên có thể phán đoán được khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm cụ thể gì, hoặc đang gặp khó khăn trong khâu nào (chẳng hạn như khâu thanh toán,…). Từ đó, tư vấn viên sẽ xuất hiện kịp thời để chủ động trò chuyện và hỏi thăm khách hàng về vấn đề mà họ đang gặp phải. Điều này mang đến cho khách hàng một trải nghiệm rất khác biệt, tf đó giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và không bị lỡ mất bất kỳ cơ hội nào.
Tạo dựng tập khách hàng tiềm năng
Có rất nhiều khách truy cập website của doanh nghiệp để tìm hiểu về sản phẩm nhưng lại chưa có nhu cầu mua hàng ngay lúc đó. Đa số doanh nghiệp đều bỏ qua tập khách hàng này, thực tế đây lại là tập khách hàng thực sự tiềm năng. Họ có thể cần thêm thời gian và tác động từ phía doanh nghiệp để ra quyết định mua hàng. Bằng việc chủ động tương tác với khách hàng với Subiz, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tạo dựng mối quan hệ với những khách hàng này, có những tác động thực sự hiệu quả, từ đó biến họ trở thành khách hàng thực sự.
Việc doanh nghiệp chủ động đưa ra lời chào phù hợp và mời khách truy cập trò chuyện kịp thời chính là chìa khóa để mang lại đơn hàng thành công.
2. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
Khi chủ động trò chuyện với khách hàng, bạn sẽ phát hiện được những điểm đau (pain points) của họ. Không chỉ hỗ trợ và giải đáp hiệu quả các thắc mắc của khách hàng, doanh nghiệp còn có thể tiếp nhận được cả những phản hồi tiêu cực và tích cực để có các phương án giải quyết phù hợp, kịp thời. Hãy lưu ý rằng, đa số khách hàng khi gặp phải những vấn đề kém hài lòng với doanh nghiệp đều sẽ chỉ im lặng và âm thầm rời đi thay vì phản ánh lại với bạn. Việc chủ động tương tác từ phía doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng dễ dàng nói ra nguyên nhân khiến mình không hài lòng, đây chính là cơ hội để doanh nghiệp “sửa sai” và giữ chân khách hàng ở lại. Giữ chân các khách hàng cũ không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí so với việc tìm kiếm khách hàng mới mà còn mang lại lợi nhuận đáng kể.
Để có thể chăm sóc khách hàng hiệu quả, chắc chắn tư vấn viên không thể bỏ qua lịch sử các cuộc trò chuyện. Việc đọc lại lịch sử trò chuyện sẽ giúp tư vấn viên có những cơ sở và sự hiểu biết nhất định về khách hàng, về các vấn đề họ đã và đang gặp phải để từ đó chủ động tương tác với khách hàng thật sự hiệu quả. Khi khách hàng gặp phải khó khăn hoặc sự cố nào đó, đừng chỉ đơn thuần dừng lại ở việc hỗ trợ họ tại thời điểm đó, hãy nhớ hỏi thăm họ để nắm được tình hình sau đó và thể hiện sự sẵn sàng giúp đỡ bất cứ khi nào. Khách hàng của bạn sẽ thực sự cảm kích khi nhận được dịch vụ chăm sóc tuyệt vời như vậy!