Dropshipping là gì? Tiềm năng phát triển của mô hình Dropshipping tại Việt Nam

Trong thời đại hiện nay, thương mại điện tử phát triển chóng mặt và Dropshipping đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn và phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh, bán lẻ. Sự kết hợp giữa mô hình Dropshipping và thương mại điện tử đã tạo ra một cách tiếp cận mới cho các doanh nghiệp, giúp họ tận dụng lợi thế của thương mại điện tử và tối ưu hóa quy trình kinh doanh. 

Dropshipping là gì?

Dropshipping là một mô hình kinh doanh mà trong đó người bán hàng không cần sở hữu hay lưu trữ trực tiếp hàng hóa. Thay vào đó, họ sẽ chuyển thông tin và yêu cầu đặt hàng đến nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất để đóng gói sản phẩm, xử lý đơn hàng và vận chuyển hàng hóa đến với khách hàng.

Dropshipping là gì?

Dropshipping là gì?

Mô hình Dropshipping mang lại nhiều lợi ích cho những người kinh doanh, đặc biệt là những người mới bắt đầu. Họ đóng vai trò là người trung gian và không cần phải đầu tư lớn vào hàng hóa, kho bãi, cũng như quản lý toàn bộ quy trình đóng gói và vận chuyển hàng hoá. Như vậy, họ có thể dành nhiều thời gian và nguồn lực để nghiên cứu và triển khai các chiến lược tiếp thị sáng tạo, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và tìm kiếm cơ hội mới để mở rộng mô hình Dropshipping. Điều này cũng mở ra môi trường linh hoạt cho người bán, vì họ có thể dễ dàng thay đổi sản phẩm theo xu hướng, nhu cầu thị trường mà không phải lo lắng về việc xử lý hàng tồn kho hay vận chuyển hàng hoá.

Quy trình Dropshipping thường tuân theo các trình tự sau:

  • Người bán xây dựng cửa hàng trực tuyến hoặc sử dụng nền tảng thương mại điện tử để là cầu nối bán sản phẩm
  • Người bán ký thoả thuận với Dropshipper và bắt đầu thực hiện các chiến lược tiếp thị, quảng cáo sản phẩm để tìm kiếm khách hàng
  • Khi khách hàng đặt mua sản phẩm, người bán thu thập thông tin đơn hàng và chuyển giao đơn hàng cho Dropshipper
  • Nhà cung cấp nhận đơn hàng từ người bán và tiến hành đóng gói, vận chuyển hàng hoá đến khách hàng.
  • Khách hàng nhận sản phẩm và người bán nhận được khoản thanh toán từ khách hàng.

Tiềm năng phát triển của mô hình Dropshipping tại Việt Nam

Thực tế đã chứng minh rằng Dropshipping đang trở nên ngày càng phổ biến và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Người tiêu dùng đã thay đổi xu hướng tiêu dùng và ngày càng ưa chuộng việc mua hàng trực tuyến. Điều này tạo ra một cơ hội rất lớn cho kinh doanh online nói riêng và lĩnh vực thương mại điện tử nói chung. Dưới đây là các số liệu cho thấy sức hút và tiềm năng phát triển của mô hình Dropshipping:

  • Theo khảo sát của Market Data Forecast, dự kiến tỷ lệ tăng trưởng thị trường Dropshipping hàng năm đạt 32% (từ năm 2021 đến 2026).   
  • Theo báo cáo năm 2022 từ Statista, quy mô toàn cầu của thị trường Dropshipping dự kiến đạt 621 tỷ USD vào năm 2028. 
  • Theo đánh giá từ Grand View Research đánh giá, tốc độ tăng trưởng toàn cầu của thị trường Dropshipping khoảng 28,8% (từ năm 2022 đến 2025).
  • Theo nghiên cứu của Research & Markets, ước tính năm 2027, tổng giá trị thị trường Dropshipping lên đến 591,77 tỷ USD.
  • Theo tính toán của Financial, khoảng 22-33% trong tổng số nhà bán lẻ tham gia vào mô hình Dropshipping. 
Tiềm năng phát triển của mô hình Dropshipping tại Việt Nam

Tiềm năng phát triển của mô hình Dropshipping tại Việt Nam

Ngoài ra, sự xuất hiện và đầu tư của các đơn vị logistics lớn từ Hoa Kỳ như UPS, FedEx… vào Việt Nam. Họ đã định vị Dropshipping là một thị trường tiềm năng và đáng để đầu tư, phát triển hoạt động của họ. Cùng với đó, sự tham gia của nhiều doanh nghiệp mới đã tạo nên một môi trường sôi động trong lĩnh vực Dropship. Một số công ty logistics của Việt Nam hoạt động trong mô hình Dropshipping bao gồm Giaohangtietkiem.vn, AhaMove, Viettel Post,… đã đóng góp vào sự phát triển và đa dạng hóa của thị trường này. 

Tuy nhiên, hạ tầng logistics để phục vụ chuỗi cung ứng trong mô hình Dropshipping ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, rời rạc và chưa có hệ thống hoàn chỉnh. Hiện tại, chưa có đơn vị nào có khả năng cung cấp một chu trình toàn diện và khép kín. Sử dụng quá nhiều khâu và đối tác cung ứng dịch vụ cũng đã làm tăng chi phí logistics. Điều này cũng gây nên một số tình trạng là chi phí vận chuyển hàng hoá trong nước cao hơn hàng hoá nước ngoài.

Mẹo Dropshipping cho người mới bắt đầu 

Dưới đây là một số mẹo quan trọng về mô hình Dropshipping mà bạn cần biết để có một cơ sở vững chắc trước khi bắt đầu kinh doanh: 

Lựa chọn nhiều nhà cung cấp để quản lý hàng tồn kho: Lựa chọn nhiều nhà cung cấp là một lợi thế quan trọng và là sự lựa chọn an toàn trong mô hình Dropshipping. Bởi, người bán sẽ luôn chắc chắn có hàng để bán và hàng hoá sẽ luôn được đa dạng, linh hoạt. Ngoài ra, khi lựa chọn nhà cung cấp, bạn có thể nhập hàng theo xu hướng hiện tại để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.

Mẹo Dropshipping cho người mới bắt đầu

Mẹo Dropshipping cho người mới bắt đầu

Nhận đúng giá vận chuyển: Hầu hết, người bán sẽ lựa chọn cho mình một đơn vị vận chuyển với quy trình đơn giản. Vì điều này ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển, chi phí vận chuyển tăng dẫn đến lợi nhuận bán hàng sẽ giảm. Do đó, tìm kiếm mức giá vận chuyển hợp lý và lựa chọn nhà cung cấp hoặc đối tác vận chuyển uy tín là điều quan trọng và cần thiết.

Lựa chọn chính sách hoàn trả rõ ràng, minh bạch: Người bán cần lựa chọn chính sách hoàn trả rõ ràng và minh bạch từ nhà cung cấp. Nếu chính sách hoàn trả không được thông qua hoặc quá phức tạp, người bán sẽ phải xem xét các phương án khác để đảm bảo khả năng xử lý các trường hợp hoàn trả cho khách hàng.

Ngoài ra, quy trình hoàn trả hàng cũng cần được đơn giản hoá và dễ dàng thực hiện: 

  • Khách hàng gửi yêu cầu hoàn trả lại sản phẩm
  • Người bán đồng ý và cấp mã đơn hoàn trả
  • Khách hàng gửi lại sản phẩm cho đơn vị vận chuyển
  • Nhà cung cấp hoàn lại tiền cho người bán với đúng giá sản phẩm đã được mua khi họ nhận được sản phẩm hoàn trả
  • Người bán hoàn trả lại toàn bộ số tiền mua sản phẩm cho khách hàng

Ưu tiên hỗ trợ khách hàng: Ưu tiên hỗ trợ khách hàng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mô hình Dropshipping. Điều này giúp xây dựng lòng tin và tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng, đồng thời giảm tỷ lệ trả hàng và tạo sự khác biệt trong cạnh tranh. 

Lưu ý đến các vấn đề gian lận và bảo mật: Dropshipping là mô hình trong lĩnh vực thương mại điện tử nên đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt đến các vấn đề về gian lận và bảo mật. Việc lựa chọn nhà cung cấp qua các ứng dụng phải uy tín và chính sách bảo mật tốt. Điều này đảm bảo rằng bạn đang làm việc với những đối tác đáng tin cậy và giảm thiểu nguy cơ mua hàng giả, hàng nhái hoặc sản phẩm không đạt chất lượng. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến các đơn hàng giả mạo và gian lận từ phía khách hàng. Đồng thời có những biện pháp bảo vệ dữ liệu để đảm bảo tính xác thực và an toàn trong quá trình giao dịch.

Tìm hiểu về tiếp thị thương mại điện tử: các chiến lược tiếp thị thương mại điện tử làm phong phú thêm tệp khách hàng của bạn, mở rộng khả năng tiếp cận, theo dõi và đánh giá hiệu quả của chiến lược. Một số chiến lược tiếp thị phổ biến: tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), quảng cáo trực tuyến, email marketing,.. Bằng cách áp dụng các chiến lược này, bạn có thể thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng, tăng cường tương tác và cải thiện doanh số bán hàng.

Như vậy, mô hình Dropshipping là một mô hình bán lẻ lý tưởng khi bắt đầu kinh doanh online. Tuy nhiên, để thành công trong mô hình Dropshipping, kiến thức và kỹ năng về marketing là thực sự cần thiết. Cùng với đó, việc nắm bắt xu hướng thị trường, nghiên cứu khách hàng và tương tác với họ cũng là yếu tố quan trọng để hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Xem thêm: 

So sánh 3 mô hình thương mại điện tử phổ biến nhất: B2B, B2C, C2C

Thương mại điện tử: Xu hướng tất yếu của nền kinh tế toàn cầu

Share this