Hướng dẫn đo lường chính xác Share of Voice trên mạng xã hội

Trong vài năm qua, mạng xã hội đã trở thành một không gian ngày càng cạnh tranh và việc vừa thu hút sự chú ý của khán giả vừa khuấy động các cuộc trò chuyện xung quanh thương hiệu đang dần khó hơn bao giờ hết. Do vậy, khi xem xét các yếu tố liên quan đến tiếp thị trên mạng xã hội, điều quan trọng là doanh nghiệp phải tự đánh giá được: “Liệu thương hiệu của mình có được khách hàng nhắc đến như là Top of mind trong ngành không?” Nếu không chắc chắn về câu trả lời, việc đo lường Share of Voice – thị phần thảo luận trên mạng xã hội sẽ mang lại cho bạn những góc nhìn rất hữu ích.

Theo dõi thị phần thảo luận trên mạng xã hội đóng vai trò quan trọng bởi nó không chỉ giúp so sánh hiệu suất của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh mà đây còn là tấm gương chân thực nhất, phản chiếu các nỗ lực tiếp thị truyền thông xã hội của thương hiệu. Nhờ vậy, các nhà tiếp thị sẽ dễ dàng nắm bắt được những khía cạnh mà mình đang tụt hậu so với đối thủ cũng như cân nhắc những gì khán giả đang nói về mình để đưa ra chiến lược tiếp thị phù hợp hơn.

Trong bài đăng này, hãy cùng tìm hiểu xem Share of Voice chính xác là gì, tại sao cần lưu ý đến chỉ số quan trọng này và cách đo lường chính xác về Share of Voice trên mạng xã hội.

Share of Voice - Thị phần thảo luận

Share of Voice – Thị phần thảo luận

Share of Voice là gì?

Thị phần thảo luận (SOV) là một thước đo về tiếp thị, dùng để so sánh mức độ nhận biết thương hiệu và mức độ tương tác của khách hàng với đối thủ cạnh tranh. Nói một cách đơn giản, phép đo này sẽ cho thấy mức độ ảnh hưởng của thương hiệu đối với cuộc trò chuyện trong ngành của mình.

Trong lịch sử, SOV chủ yếu được sử dụng để đo lường thị phần trên quảng cáo trả phí. Theo đó, phép đo này thể hiện thị phần không gian quảng cáo của thương hiệu so với tổng không gian quảng cáo trên thị trường hiện có. Ngày nay, như đã đề cập ở trên, SOV được sử dụng rộng rãi hơn, bao gồm nhiều khía cạnh của tiếp thị kỹ thuật số, phổ biến trên mạng xã hội.

Với nhiều công cụ lắng nghe mạng xã hội có sẵn, thương hiệu có thể dễ dàng theo dõi những gì mọi người đang nói về mình, lượng đề cập, phạm vi tiếp cận, số lần hiển thị, v.v.

Tầm quan trọng của việc theo dõi thị phần thảo luận

Bằng cách theo dõi SOV, thương hiệu sẽ có được cái nhìn sâu sắc về vị trí hiện tại của mình trên thị trường. Luôn cập nhật những thách thức và cơ hội phát triển bằng cách theo dõi các chỉ số quan trọng như:

Đối thủ cạnh tranh

Thị phần thảo luận trên mạng xã hội cho phép bạn nắm rõ các đối thủ cạnh tranh mới và so sánh sự chênh lệch về SOV của họ so với của mình. Xác định các đối thủ cạnh tranh trong ngành, tìm hiểu lĩnh vực mà họ làm tốt để tìm ra những điểm có thể cải thiện trong chiến lược tiếp thị trên mạng xã hội cũng là một chiến lược quan trọng.

Tương tác của khán giả

Tăng cường tiếng nói thương hiệu bằng cách tăng lượng tương tác với khán giả mục tiêu. Theo dõi thông tin chi tiết về chủ đề và yếu tố cảm xúc giúp thúc đẩy nội dung và kế hoạch tương tác hiệu quả hơn.

Ngân sách

Sau khi chạy các chiến dịch tiếp thị trên mạng xã hội, việc theo dõi thị phần thảo luận sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan, chính xác hơn về những kênh nên đầu tư ngân sách tiếp thị trên mạng xã hội. Nếu cuộc trò chuyện trên LinkedIn hiệu quả hơn so với Facebook – trong cùng một chiến dịch, bạn sẽ biết nơi cần tập trung nỗ lực của mình cho chiến dịch tiếp theo.

Đo lường thị phần thảo luận trên mạng xã hội

Đo lường thị phần thảo luận trên mạng xã hội

4 mẹo để đo lường thị phần thảo luận trên mạng xã hội

Bạn có thể tính toán thị phần thảo luận trên mạng xã hội theo hai cách: thủ công hoặc sử dụng các công cụ lắng nghe mạng xã hội trả phí. Bất kể bạn quyết định theo dõi SOV như thế nào, thương hiệu hoàn toàn có thể đưa ra những đánh giá chính xác hơn khi lưu ý tới các mẹo dưới đây:

1. Theo dõi những cuộc thảo luận của khán giả

Bắt đầu thu thập thông tin về thảo luận của khách hàng là một nơi tuyệt vời để bắt đầu đo lường. Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích như Facebook Insights, Instagram Insights, Twitter Analytics, v.v. Đối chiếu phát hiện của mình theo từng kênh trong một trang tính Excel, sau đó làm tương tự với các đối thủ cạnh tranh. So sánh này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về cách khách hàng nhìn nhận về thương hiệu của mình và các đối thủ.

2. Xác định mức độ tương tác

Việc xác định những gì khán giả đang nói về thương hiệu không chỉ cho khách hàng thấy bạn đang lắng nghe họ mà còn là một cách tuyệt vời để giải quyết các câu hỏi hoặc vấn đề mà họ đang quan tâm. Theo thời gian, khán giả sẽ nhận thấy bạn đang tích cực giao tiếp với họ theo cùng một góc nhìn, điều này sẽ giúp tỷ lệ đề cập tới thương hiệu cao hơn khi cuộc trò chuyện tiếp tục.

3. Phân loại các đề cập

Bắt đầu bằng cách thu thập tất cả các đề cập của bạn. Khi đã có dữ liệu, hãy thử phân nhóm theo các yếu tố như nhân khẩu học, độ tuổi, giới tính hoặc vị trí. Ví dụ: bạn có thể thấy thương hiệu của mình có tiếng nói quan trọng trên mạng xã hội với khách hàng ở độ tuổi 25-40 mà đối thủ cạnh tranh chưa làm được. Hãy coi những chi tiết mới này làm lợi thế và bắt đầu kết hợp nó vào các chiến lược để tăng mức độ tương tác.

4. Công cụ lắng nghe xã hội trả phí

Phương pháp đơn giản nhất để đo lường tỷ lệ giọng nói trên mạng xã hội là sử dụng công cụ lắng nghe xã hội trả phí như Brand24 hoặc Hootsuite. Những công cụ này cho phép bạn dễ dàng tạo cảnh báo lắng nghe xã hội để theo dõi các từ khóa và đề cập thương hiệu cho công ty của riêng bạn và đối thủ cạnh tranh.

Chinh phục thị phần thảo luận trên mạng xã hội và tạo ảnh hưởng theo những cách dễ chịu và “gây thương nhớ” với khách hàng là việc làm rất quan trọng, đặc biệt trong thời đại mạng xã hội bùng nổ như hiện nay. Hy vọng qua những chia sẻ ở trên, thương hiệu đã có được một số thông tin chi tiết về lý do tại sao mình nên theo dõi tỷ lệ thảo luận mạng xã hội cũng như có thêm một số ý tưởng về cách đo lường dữ liệu này sao cho hiệu quả. Càng có nhiều khả năng báo cáo và hành động dựa trên tiếng nói của mình, thương hiệu càng được coi là người có ảnh hưởng và được khách hàng nhớ đến nhiều nhất!

Theo Sarah Maher

Bài liên quan:

Share this

September 5, 2021 - Marketing