Tìm kiếm khách hàng tiềm năng online và tiếp cận khách hàng là một bước quan trọng và đầy khó khăn, thử thách. Thông qua các cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng như: chạy quảng cáo, xây dựng cộng đồng… thương hiệu có thể tăng được độ nhận diện, thị phần, để tiếp cận được với nhiều khách hàng và gia tăng doanh số bán hàng.
Các phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng là một trong những hoạt động quan trọng. Việc tìm kiếm và thu hút khách hàng mới không chỉ giúp mở rộng thị trường mà còn là cách để tăng doanh số bán hàng và cải thiện lợi nhuận. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể bắt đầu tìm hiểu về các phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả như: xây dựng nền tảng bán hàng, xây dựng cộng đồng, quảng cáo tar tiền, tài trợ sự kiện, …
Xây dựng các nền tảng bán hàng tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Để tìm khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, sau đó định hướng chiến lược tiếp thị để tiếp cận khách hàng mục tiêu này trên các nền tảng khác nhau:
1. Sử dụng mạng xã hội
Sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok, What’s App, Twitter… là một chiến lược hiệu quả để doanh nghiệp tiếp cận và tìm kiếm khách hàng tiềm năng
- Facebook: Tính đến tháng 3 năm 2023, Facebook có khoảng 65 triệu người dùng tại Việt Nam, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm khoảng 15%. Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Facebook là sử dụng công cụ quảng cáo, livestream hoặc reels, xây dựng trang cá nhân, xây dựng fanpage … để tạo danh tiếng, gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng và nhận diện cho thương hiệu. Từ đó, cả thương hiệu và khách hàng tiềm năng đều tìm thấy nhau dễ dàng hơn.
- Zalo: Zalo là ứng dụng nhắn tin phổ biến tại Việt Nam, với khoảng 60 triệu người dùng. Doanh nghiệp có thể sử dụng tính năng quảng cáo như một cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo để tiếp cận khách hàng mục tiêu, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ
- TikTok: TikTok là ứng dụng chia sẻ video ngắn được yêu thích, đặc biệt là với nhóm khách hàng trẻ tuổi. TikTok hiện có khoảng 30 triệu người dùng tại Việt Nam. Doanh nghiệp có thể sử dụng Tik Tok để quảng cáo sản phẩm của mình thông qua các video quảng cáo ngắn, thu hút sự chú ý và tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Xem thêm: Khách hàng tiềm năng là gì? Làm sao để tìm kiếm khách hàng tiềm năng
2. Sử dụng sàn thương mại điện tử
Sử dụng sàn thương mại điện tử là một trong những cách hiệu quả để thương hiệu tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng trưởng doanh số nhanh chóng:
- Shopee: Shopee là sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam, có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm khoảng 60%. Số lượng khách hàng mua hàng qua Shopee cũng tăng đáng kể. Doanh nghiệp có thể tạo cửa hàng trên Shopee để tiếp cận khách hàng mục tiêu và tăng doanh số bán hàng
- Lazada: Lazada hiện đang là một trong những sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam, theo một báo cáo từ Kantar (2020), doanh số bán hàng trên Lazada đã tăng 25% so với năm trước, nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận được với hàng nghìn khách hàng tiềm năng, đạt được doanh thu lên tới hàng triệu đô la nhờ vào kênh bán hàng trực tuyến này
- TikTok Shop: TikTok Shop đang phát triển nhanh chóng để trở thành một nền tảng thương mại điện tử toàn diện. Theo App Annie, trong quý 2 năm 2021, TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều thứ 6 trên thế giới và có số lượng người dùng hàng đầu tại Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Ngoài ra, theo báo cáo của eMarketer, một công ty nghiên cứu thị trường, doanh số bán hàng trên TikTok toàn cầu dự kiến sẽ đạt 6,62 tỷ USD vào năm 2021. Vì vậy, TikTok chính xác là một sàn thương mại điện tử tiềm năng giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mới
3. Xây dựng website
Các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo cũng là một trong những nơi mà doanh nghiệp có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Theo thống kê của StatCounter, Google chiếm hơn 92% thị phần tìm kiếm trên toàn cầu, và hàng tỷ lượt tìm kiếm được thực hiện mỗi ngày trên nền tảng này. Vì vậy, việc đưa sản phẩm của doanh nghiệp lên các trang web tìm kiếm như Google sẽ giúp tăng khả năng tìm thấy của khách hàng tiềm năng, đặc biệt là khi doanh nghiệp sử dụng các từ khóa phù hợp và phương pháp SEO (Search Engine Optimization) hiệu quả để tối ưu hóa hiển thị kết quả tìm kiếm.
Để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần phân tích chân dung khách hàng mục tiêu để biết họ phân bố ở đâu. Sau đó, doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng phù hợp như sàn thương mại điện tử, website, mạng xã hội, công cụ tìm kiếm để tìm kiếm khách hàng tiềm năng của mình.
Nghiên cứu và phân tích các đối thủ cạnh tranh thành công
Bạn nên tìm hiểu thêm về những gì đối thủ đang làm và thử áp dụng nó vào hoạt động tìm kiếm khách hàng tiềm năng của chính bạn. Bạn có thể sử dụng các công cụ như WhatRunsWhere, SEMrush, SimilarWeb và Google Analytics để hỗ trợ phân tích đối thủ cạnh tranh. Ví dụ:
- WhatRunsWhere: Giúp bạn tìm ra quảng cáo đang hoạt động tốt nhất của đối thủ có hiển thị hình ảnh như thế nào
- SEMrush: Cho biết những từ khóa mà đối thủ đang lọt top xếp hạng, từ khoá nào đang được mọi người tìm kiếm nhiều nhất, các liên kết ngược (backlink) của đối thủ đến từ đâu, lưu lượng truy cập đến từ đâu, …
Khi bạn có được các thông tin chi tiết về chiến lược thu hút và tìm kiếm khách hàng tiềm năng của đối thủ, bạn có thể học hỏi họ và xem xét hiệu quả mang lại cho thương hiệu.
Quảng cáo trả tiền
Sử dụng quảng cáo trả tiền như Google Ads, booking PR (báo, TV, booking bài viết/ video của KOL, KOC…), quảng cáo trên các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram, TikTok…), quảng cáo trên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tik Tok…) là một trong những phương thức hiệu quả để tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Quảng cáo trả tiền cho phép thương hiệu đưa ra những thông điệp và hình ảnh cụ thể, định hướng đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng mà thương hiệu muốn tiếp cận. Thông qua việc tối ưu hóa quảng cáo, thương hiệu có thể tăng khả năng nhận diện, tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng, từ đó tạo ra nhiều lợi ích như.
- Theo HubSpot, quảng cáo trên Facebook giúp thương hiệu tăng lượt tương tác lên đến 48%, lượt nhấp vào liên kết lên đến 20%, và lượt chia sẻ tăng lên đến 18%.
- Theo thống kê của Wordstream, Google Ads có thể giúp thương hiệu tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 33%.
- Theo thống kê của HubSpot, Facebook Ads, Google Ads, booking Pr có thể giúp tăng tỉ lệ nhận thức về thương hiệu lên đến 80%.
- Theo PR Newswire, PR có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi gấp 10 lần so với quảng cáo trực tiếp.
- Theo thống kê của iPrice Insights (2020) và Adweek: Quảng cáo trên Shopee có tỷ lệ click-through rate (CTR) đạt 0,27%, Lazada đạt 0,20% và TikTok đạt mức từ 0,5% đến 1,0%, tỷ lệ CTR cao nghĩa là sản phẩm đó đang được khách hàng đặc biệt quan tâm
Tuy nhiên, việc sử dụng quảng cáo trả tiền cũng có thể gặp phải một số khó khăn như: chi phí đầu tư quảng cáo cao, đối tượng khách hàng không phù hợp, và cạnh tranh với các thương hiệu khác trên cùng kênh quảng cáo… Do đó, thương hiệu cần có một chiến lược quảng cáo trả tiền chặt chẽ và tối ưu để đảm bảo tối đa hiệu quả và lợi ích kinh doanh.
Tạo chương trình giới thiệu
Việc có được khách hàng mới ngày càng tốn kém hơn. Vì vậy, hãy để những khách hàng hài lòng hiện tại tiếp thị cho bạn. Họ biết những gì bạn cung cấp, biết những khách hàng có nhiều khả năng mua hàng và những vấn đề họ cần được tư vấn trước khi nhấn mua hàng, …
Xây dựng chương trình tiếp thị giới thiệu bằng nhiều cách như gửi tặng khách hàng hiện tại thẻ quà tặng, voucher giảm giá tích luỹ hoặc phần trăm hoa hồng, … với mỗi khách hàng mới mà họ giới thiệu thành công.
Chương trình giới thiệu không chỉ tiết kiệm chi phí tìm kiếm khách hàng mới mà còn trực tiếp tạo ra khách hàng tiềm năng mới và thúc đẩy mối quan hệ giữa khách hàng hiện tại và thương hiệu trở nên gắn bó hơn
Kết hợp tiếp thị với người có tầm ảnh hưởng
Kết hợp tiếp thị với người có tầm ảnh hưởng sẽ giúp thương hiệu tiếp cận nhanh chóng đối tượng theo dõi hiện có của KOL, KOC để thúc đẩy lưu lượng truy cập trang web. Ngoài ra, theo thống kê của Shopify: 61% người tiêu dùng tin tưởng các đề xuất của người có ảnh hưởng, điều này đã thúc đẩy khách hàng mới ra quyết định mua hàng nhanh hơn.
Điều quan trọng là bạn cần tìm những người có tầm ảnh hưởng có đối tượng theo dõi giống với đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn. Bạn có thể tìm kiếm các KOL, KOC thông qua các chương trình tiếp thị liên kết của Shopee, Lazada, TikTok hoặc trực tiếp tìm kiếm trên Instagram, Facebook, … và cộng tác với họ thông qua các phương thức như:
- Gửi tặng sản phẩm miễn phí
- Tài trợ chi phí cho các nội dung mà KOL, KOC sản xuất
- Mời KOL, KOC tham gia chương trình liên kết tiếp thị của thương hiệu
- Cung cấp mã giảm giá, ưu đãi độc quyền, số lượng có hạn cho KOL, KOC và những người theo dõi họ
Các chiến dịch tiếp thị cùng người có tầm ảnh hưởng này thường có tỷ lệ chuyển đổi từ 2,4% đến 3,2% – cao hơn mức chuyển đổi trung bình là 1,4% (Theo Shopify). Tuy nhiên, nếu thương hiệu tìm kiếm được các KOL, KOC có cùng chung định vị, phong cách, tone of voice, … thì tỷ lệ chuyển đổi của chiến dịch tiếp thị có thể tăng lên 7% đến 8%.
Xây dựng cộng đồng
Xây dựng cộng đồng là tập hợp những người có cùng chung một mối quan tâm, yêu thích. Vì vậy, xây dựng cộng đồng là một cách hiệu quả để tìm kiếm khách hàng tiềm năng::
- Tập hợp khách hàng tiềm năng có cùng sở thích và quan tâm: Một cộng đồng được xây dựng quanh một chủ đề cụ thể sẽ thu hút những người có sở thích và quan tâm tương tự. Những người này sẽ dễ dàng tiếp cận và tương tác với thương hiệu, tạo ra một môi trường thuận lợi để thương hiệu tiếp cận khách hàng tiềm năng: 74% người tiêu dùng cho biết họ đánh giá cao việc thương hiệu tạo ra một cộng đồng tương tác (Sprout Social, 2018)
- Tạo ra kênh marketing miệng hiệu quả: Khi khách hàng tham gia cộng đồng, họ sẽ trở thành những đại sứ tiếp thị cho thương hiệu. Họ sẽ chia sẻ thông tin và truyền tải thông tin, sản phẩm của thương hiệu đến với người thân, bạn bè và đồng nghiệp, từ đó giúp thương hiệu tiếp cận được nhiều khách hàng mới một cách tự nhiên, hiệu quả.
- Tạo ra cơ hội bán hàng và khuyến mại: Cộng đồng có thể được sử dụng như một nơi để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới của thương hiệu và tạo ra cơ hội bán hàng. Thương hiệu cũng có thể sử dụng cộng đồng để tạo ra các minigame, phần thưởng, khuyến mại để tăng cường sự tương tác và hứng thú của khách hàng: Các khách hàng tiềm năng thuộc cộng đồng của thương hiệu có khả năng mua sản phẩm của thương hiệu đó cao hơn 5 lần so với những khách hàng không thuộc cộng đồng (Social Media Today, 2021).
Ví dụ về cộng đồng marketing của Obagi là “Hội Obagi Medical Việt Nam” – một nhóm trên Facebook với hơn 47500 thành viên. Cộng đồng này là nơi tập trung của những người yêu thích và sử dụng sản phẩm chăm sóc da của Obagi.
Trong cộng đồng, mọi người trao đổi về các sản phẩm của Obagi, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng, tư vấn cho nhau về các trường hợp da khác nhau và cách chọn sản phẩm phù hợp. Ngoài ra, nhóm cũng cung cấp các địa chỉ mua sản phẩm chính hãng, hướng dẫn kiểm tra hàng chính hãng hay hàng nháicủa sản phẩm, cách sử dụng và bảo quản sản phẩm…
Cộng đồng cũng tổ chức các sự kiện offline, như tụ tập, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm sử dụng sản phẩm Obagi. Nhờ vào sự tương tác tích cực và hữu ích của nhóm, Obagi đã có được một cộng đồng người hâm mộ đông đảo và sự ủng hộ mạnh mẽ từ khách hàng.
Để xây dựng cộng đồng nhanh chóng và thành công cho thương hiệu, bạn có thể tham khảo các cách sau:
- Xây dựng trang web, blog, fanpage, group… cho cộng đồng
- Xây dựng bộ nhận diện cho cộng đồng
- Lên kế hoạch xây dựng và định hướng nội dung hấp dẫn, thu hút cộng đồng
- Seeding để cộng đồng được nhiều người biết đến hơn
- Tổ chức các sự kiện online, offline để tạo ra sự tương tác, kết nối nhiều hơn
- Tạo ra các chương trình ưu đãi, quà tặng tri ân… dành riêng cho cộng đồng
Tài trợ hoặc tham dự các sự kiện
Tài trợ sự kiện là một trong những cách để các thương hiệu quảng bá sản phẩm, tăng độ nhận biết thương hiệu và nâng cao uy tín trong mắt khách hàng.
Tài trợ sự kiện đã tác động rất tích cực đến quá trình thương hiệu tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chẳng hạn:
- Theo EventMB (2020): Có đến 63% các nhà tiếp thị, quảng cáo đánh giá tài trợ sự kiện là một trong những phương tiện tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất.
- Theo Freeman (2019): 90% khách hàng tham dự sự kiện cho biết họ được tác động tích cực và có thiện cảm với các thương hiệu tài trợ sự kiện.
- Theo Forbes (2019): 74% khách hàng tiềm năng thích tham dự các sự kiện liên quan đến thương hiệu họ quan tâm và có 65% khách hàng tiềm năng đã mua sản phẩm hoặc dịch vụ sau khi tham dự sự kiện.
Tùy thuộc vào sản phẩm hoặc dịch vụ mà thương hiệu bạn đang kinh doanh, bạn có thể lựa chọn tài trợ các sự kiện như: triển lãm, hội nghị, sự kiện từ thiện, buổi giao lưu chia sẻ, workshop, các sự kiện quảng cáo, pop-up, … để tiếp cận và tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng khi kinh doanh online là một chiến lược kinh doanh quan trọng giúp doanh nghiệp tăng cường mối quan hệ với khách hàng và gia tăng doanh số bán hàng. Bằng cách sử dụng các phương pháp và nguồn lực phù hợp, doanh nghiệp có thể tìm kiếm được những khách hàng tiềm năng chất lượng, gia tăng số lượng khách hàng và doanh số bán hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Xem thêm:
Tìm Kiếm Khách Hàng – Kỹ Năng Nhận Diện Và Mở Rộng Khách Hàng Tiềm Năng