- 1. Chạy quảng cáo có nhắm mục tiêu
- 2. Duy trì tần suất đăng bài
- 3. Tạo thêm nội dung video
- 4. Cộng tác với những người có ảnh hưởng
- 5. Tổ chức các cuộc thi và quà tặng
- 6. Khởi động chiến dịch tiếp thị truyền miệng
- 7. Tạo trang đích thân thiện với người dùng
- 8. Thiết lập cửa hàng Instagram
- 9. Chia sẻ liên kết đến nội dung được kiểm soát
- 10. Thực hiện các cuộc thăm dò và khảo sát
Bán hàng là một quá trình kéo dài mà theo thực tế, gần tám lần tương tác mới có thể chuyển đổi thành một cuộc gặp gỡ với khách hàng tiềm năng. Trong khi đó, mạng xã hội có thể hoạt động như một trợ thủ đắc lực trong toàn bộ hành trình này.
Chưa hết, các thương hiệu sử dụng kỹ thuật tạo khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội hiện ghi nhận kết quả vượt trội trong suốt kênh bán hàng – từ việc xây dựng nhận thức về thương hiệu đến khả năng thúc đẩy chuyển đổi, cải thiện năng suất bán hàng, đạt được mức tăng trưởng doanh thu cao hơn và xây dựng cộng đồng những người ủng hộ và theo dõi.
Do đó, sau khi quan sát các chiến dịch thành công nhất, chúng tôi đã tổng hợp thành 10 chiến lược dưới đây để bất cứ thương hiệu nào cũng có thể ứng dụng và tạo khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội của mình.
1. Chạy quảng cáo có nhắm mục tiêu
Việc chạy quảng cáo trên mạng xã hội đòi hỏi phải thu thập thông tin cần thiết, phân tích và sử dụng thông tin để làm cho các mẫu quảng cáo trả phí trở nên mạnh mẽ và thành công hơn. Do vậy, nếu được thực hiện đúng cách, nó có thể là một công cụ tạo khách hàng tiềm năng tuyệt vời, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các doanh nghiệp.
Trước khi tiến hành chạy quảng cáo trên mạng xã hội, trước tiên hãy thực sự hiểu khách hàng của bạn là ai, hãy xác định mục tiêu và KPI cốt lõi của từng chiến dịch – theo từng giai đoạn. Ngoài ra, hãy kết nối tất cả các tài khoản quảng cáo ở một nơi. Một trong những vấn đề khó khăn nhất là chứng minh ROI tiếp thị và để làm được như vậy, bạn phải liên kết dữ liệu từ nhiều kênh vào một vị trí duy nhất, sau đó theo dõi và đánh giá tất cả cùng nhau.
2. Duy trì tần suất đăng bài
Mọi người tin tưởng các thương hiệu có sự hiện diện nhất quán trên nhiều kênh truyền thông. Nếu chỉ đăng bài một lần một tuần, khán giả sẽ không thể nhận ra thương hiệu, tương tác hay đủ chú ý để hỏi về các dịch vụ của bạn. Khi liên tục chia sẻ những nội dung chất lượng, bạn có thể thu hút thêm nhiều khán giả mục tiêu.
Mọi nền tảng truyền thông xã hội đều yêu cầu duy trì các mức độ nhất quán khác nhau. Ví dụ: trên Instagram, bạn nên đăng tối thiểu 1 bài mỗi ngày. Facebook sẽ cần ít nhất hai hoặc ba bài một tuần. Trong khi Twitter yêu cầu 3-4 tweet mỗi ngày để hiển thị trong nguồn cấp dữ liệu của mọi người.
Để duy trì tần suất đăng bài mong muốn, bạn có thể sử dụng công cụ tạo lịch đăng bài trên mạng xã hội để sắp xếp nội dung của mình trên nhiều nền tảng mạng xã hội, từ đó, chủ động lên lịch trước cho các bài đăng.
3. Tạo thêm nội dung video
Hơn bao giờ hết, nội dung video đang thống trị mọi nền tảng truyền thông xã hội. Với sự ra đời của Instagram, TikTok, Facebook watch và YouTube short, mọi người quan tâm đến việc cuộn qua nội dung video hơn là các bài đăng tĩnh. Do đó, để tạo thêm nhiều khách hàng tiềm năng thông qua mạng xã hội, bạn cũng đừng bỏ lỡ xu hướng này.
Theo nghiên cứu gần đây của Web Marketing Video Council, 60% doanh nghiệp hiện đang tận dụng video trên mạng xã hội. Nếu doanh nghiệp của bạn mới thành lập và không có quá nhiều kinh phí cho phần này, hãy nghĩ đến việc sử dụng phần mềm chỉnh sửa video và tạo ra những video tốt nhất để giới thiệu về các sản phẩm và dịch vụ của bạn. Những video này có thể là tin tức cập nhật, câu chuyện hoặc nhận xét trên các bài đăng xã hội.
4. Cộng tác với những người có ảnh hưởng
Một kế hoạch tiếp thị có sự tham gia của những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội hiệu quả sẽ hỗ trợ bạn trong việc tăng khả năng hiển thị thương hiệu, thu hút khách truy cập vào trang web cũng như giới thiệu khách hàng mới tìm hiểu về các sản phẩm và dịch vụ của bạn. Tìm ra những người có ảnh hưởng thuộc về thị trường ngách của mình và hợp tác với họ để quảng bá thương hiệu.
Yêu cầu họ khéo léo giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn vào ảnh hoặc video của họ. Đồng thời cũng đừng quên mục tiêu của bạn là tạo khách hàng tiềm năng, do vậy, hãy cung cấp cho những người có ảnh hưởng mã giảm giá duy nhất mà follower của họ có thể sử dụng khi mua sắm từ thương hiệu.
Daniel Wellington là một ví dụ xuất sắc về điều này. Thương hiệu đã bán được một triệu chiếc đồng hồ chỉ trong 3 năm bằng cách tận dụng những người có ảnh hưởng nhỏ và tạo ra doanh thu trị giá 220 triệu đô la, tăng 214%.
5. Tổ chức các cuộc thi và quà tặng
Mọi người thích nhận những thứ miễn phí từ các thương hiệu! Đây là lý do tại sao tổ chức một cuộc thi hoặc một chương trình tặng quà trên mạng xã hội là cách tuyệt vời để mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng. Để tham gia chương trình tặng quà, hãy yêu cầu mọi người điền bất kỳ loại thông tin nào bạn muốn, chẳng hạn như điền thông tin hoặc địa chỉ email vào biểu mẫu.
Bạn có thể yêu cầu những người tham gia gắn thẻ bạn bè của họ trong nhận xét, theo dõi tài khoản của bạn và chia sẻ bài đăng trong câu chuyện của họ. Điều này sẽ thu hút nhiều người tham gia cuộc thi hơn.
Luôn giữ giải thưởng có liên quan đến thương hiệu – giải thưởng sẽ khiến mọi người biết đến loại sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Những người tham gia sẽ là những người quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ và ngay cả khi họ không giành chiến thắng, họ vẫn sẽ nhớ đến thương hiệu khi có nhu cầu mua hàng.
6. Khởi động chiến dịch tiếp thị truyền miệng
Tiếp thị truyền miệng là một trong những cách mạnh nhất và hiệu quả nhất để có được khách hàng tiềm năng. Khởi động chiến dịch giới thiệu có thể giúp bạn tận dụng lợi thế này vì gần như 92% người mua tin tưởng vào lời giới thiệu của bạn bè và gia đình của họ.
Bạn có thể cung cấp các ưu đãi hấp dẫn, chẳng hạn như thẻ quà tặng hoặc ưu đãi tiền mặt, cho cả người giới thiệu và người được giới thiệu. Để chiến dịch hiệu quả hơn, bạn nên khuyến khích khách hàng hiện tại của mình chia sẻ trải nghiệm của họ trên mạng xã hội, theo dõi các lượt đăng ký mới bằng cách sử dụng liên kết giới thiệu và thưởng cho người giới thiệu.
7. Tạo trang đích thân thiện với người dùng
Nếu đã thuyết phục ai đó nhấp vào liên kết của mình, đừng để họ thất vọng với một trang đích tệ hại. Trước tiên, trang đích phải có sự liên quan với nội dung được chia sẻ. Bất cứ khi nào ai đó nhấp vào liên kết của bạn, họ sẽ tìm thấy thông tin mà họ đang mong đợi.
Một trang đích xuất sắc sẽ hấp dẫn về mặt thẩm mỹ và cung cấp cho người dùng một lộ trình rõ ràng và nếu có thể, nên cá nhân hóa các trang đích để đưa trải nghiệm người dùng lên một tầm cao mới.
8. Thiết lập cửa hàng Instagram
Instagram cho phép các doanh nghiệp thiết lập cửa hàng ngay trên trang cá nhân của họ. Điều này có nghĩa là mọi người có thể truy cập hồ sơ của bạn, tìm kiếm sản phẩm trong tab “Mua sắm”, thanh toán và hoàn tất việc mua hàng mà không cần rời khỏi nền tảng!
Mặc dù tính năng thanh toán trên Instagram hiện chỉ khả dụng ở Hoa Kỳ, nhưng ở các các quốc gia khác, nút điều hướng mọi người đến website chính là lời giải hoàn hảo. Để thiết lập cửa hàng của mình, trước tiên bạn cần đảm bảo đủ điều kiện thương mại đã được quy định.
Sau đó, doanh nghiệp phải có trang web riêng và lên danh sách sản phẩm có sẵn để mua trực tiếp từ trang web. Bạn cũng sẽ cần có tài khoản Trình quản lý doanh nghiệp để thiết lập cửa hàng của mình trong Trình quản lý thương mại và một số yêu cầu khác.
9. Chia sẻ liên kết đến nội dung được kiểm soát
Nội dung được kiểm soát là bất kỳ dạng nội dung nào mà mọi người chỉ có thể truy cập sau khi cung cấp một số thông tin nhất định – phổ biến nhất là địa chỉ email. Bạn cũng có thể hỏi mọi người về chức danh công việc của họ hoặc thông tin khác để hỗ trợ tốt hơn cho các nỗ lực tiếp thị của doanh nghiệp.
Nội dung được kiểm soát, chẳng hạn như whitepaper, hội thảo chỉ dành cho người được mời hoặc thậm chí quyền truy cập vào các Nhóm Facebook bí mật. Trong khi bạn muốn tận dụng nội dung có kiểm soát, hãy đầu tư vào chất lượng và giữ cho chúng chính xác nhất có thể.
Khi phát triển nội dung chuyển hướng người dùng đến trang đích và yêu cầu họ điền vào biểu mẫu để truy cập nội dung đó, bạn có thể tạo khách hàng tiềm năng mới và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng hiện có trong cơ sở dữ liệu tiếp thị của mình.
10. Thực hiện các cuộc thăm dò và khảo sát
Thay vì chỉ giả định khán giả của bạn quan tâm đến điều gì, hãy hỏi họ. Những người theo dõi bạn có thể cung cấp cho bạn một mỏ vàng thông tin và các cuộc thăm dò là một phương pháp độc đáo để mọi người nói lên suy nghĩ của họ.
Đây đồng thời cũng là một phương pháp tuyệt vời để thu thập phản hồi về cách mọi người đang sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn, điểm khó của họ là gì và họ muốn thay đổi những gì.
Bây giờ, thương hiệu đã có trong tay một cẩm nang hoàn chỉnh về cách mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội. Bắt đầu bằng cách cung cấp giá trị cho khán giả dưới dạng nội dung chất lượng và tiếp tục thực hiện các chiến thuật nêu trên. Ngoài ra, hãy nhớ rằng tất cả những thành công này không được xây dựng trong một ngày – sẽ mất một thời gian và nỗ lực nhất quán để biến hồ sơ mạng xã hội thành cỗ máy tạo ra khách hàng tiềm năng.
Vì vậy, hãy tiếp tục cố gắng. Hãy kiên định. Thử nghiệm. Hãy thử những cách làm sáng tạo mới nhé!
Theo Dinesh Agarwal
Bài liên quan: