Tham khảo:“Luật chơi” Digital Marketing sẽ tiếp tục thay đổi thế nào – P1
Trong phần 2 này, hãy cùng phân tích những thay đổi quan trọng mà bất cứ thương hiệu nào cũng nên chú ý trong quá trình triển khai, đó chính là:
3 – Tiếp thị trên mạng xã hội
Cách người dùng tương tác với thương hiệu đang góp phần không nhỏ vào thay đổi cách thức từng doanh nghiệp triển khai các chiến dịch tiếp thị. Cùng với đó, tác động của chuyển đổi số cũng ảnh hưởng quan trọng đến cách người tiêu dùng tương tác với các thương hiệu.
Đặc biệt, truyền thông số với khả năng tương tác cao hơn, mang lại cho mọi người nhiều lựa chọn hơn về thông tin mà họ sẽ tiêu thụ, cách họ tiêu thụ cũng như những người mà họ sẽ chia sẻ thông tin. Trong đó, mạng xã hội chính là lựa chọn đi đầu trong việc tương tác với khách hàng mục tiêu theo cách người dùng muốn.
Mạng xã hội được phát triển với mục tiêu kết nối mọi người, cho phép từng cá nhân có cơ hội tương tác với các tài khoản doanh nghiệp, thậm chí từng thành viên trong nhóm, đặt câu hỏi và được phản hồi nhanh chóng. Người tiêu dùng đồng thời còn có thể đưa ra quan điểm cá nhân bằng cách nhận xét hoặc thông qua các biểu tưởng cảm xúc như Thích, Yêu thích, Vui sướng, Ngạc nhiên, Buồn, Phẫn nộ về nội dung họ đọc.
Không những thế, với hình thức livetreams, họ còn có thể lên mạng xã hội và xem người có ảnh hưởng chia sẻ những thông tin hữu ích về một sản phẩm hoặc dịch vụ. Giờ đây, thay vì chỉ ngồi xem một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, mạng xã hội đã rút ngắn khoảng cách khi để cho người xem có thể tương tác qua comment và nhận phản hồi ngay trong livestream đó. Chính vì vậy, chuyển đổi số thực sự đã đưa người dùng tới trình độ mới về mức độ tương tác với thương hiệu!
Vậy để bắt nhịp với những thay đổi đó, thương hiệu đã chuẩn bị những chiến thuật truyền thông nào trên mạng xã hội để thu hút khách hàng mục tiêu? Những kênh và nền tảng nào bạn đang thử nghiệm? Bên cạnh các kênh lớn như Facebook và Twitter, thương hiệu có nên triển khai các kênh khác như TikTok, Instagram, YouTube, LinkedIn hay không?
Dù là lựa chọn thế nào đi chăng nữa, thương hiệu cũng nên lưu ý về khẳng định của các chuyên gia tiếp thị: chìa khóa để thành công trong các chiến lược truyền thông số trên mạng xã hội số là thử nghiệm trên nhiều nền tảng, theo các chiến thuật khác nhau và đo lường kết quả rồi điều chỉnh sao cho phù hợp và hiệu quả nhất với từng thương hiệu.
4 – Video và video trực tiếp
Bất kể doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực gì, video luôn rất cần thiết cho hoạt động tiếp thị. Một báo cáo từ Adobe cho thấy, không có hình thức tiếp thị nào trên hành tinh lại có khả năng đem lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn sử dụng video.
Nhưng trong bối cảnh video ngày nay rất đa dạng và xuất hiện ở hầu hết các khía cạnh của cuộc sống, sẽ chỉ có những video được phát triển từ khả năng thấu hiểu personas người mua và lồng ghép khéo léo về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu chắc chắn mới có thể đem lại hiệu quả khác biệt.
Sự thay đổi của video marketing có thể khiến nhiều người cảm thấy khó theo kịp, đặc biệt là khi sếp của bạn muốn ngay lúc này thêm live video vào kế hoạch tiếp thị tổng thể. Nhưng nếu có những kế hoạch phù hợp với mối quan tâm của khách hàng mục tiêu, bạn có thể mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng và có thêm doanh thu từ video marketing.
Một cách để phát huy hiệu quả của video trong chiến lược tiếp thị kỹ thuật số là nêu ra và giải quyết vấn đề của người xem. Đồng thời, để tăng hiệu quả của video trong các chiến dịch truyền thông, thương hiệu cũng nên cân nhắc bổ sung thêm phụ đề trong video khi chia sẻ trên mạng xã hội. Bởi thống kê cho thấy, rất nhiều khách hàng xem video mà không bật âm thanh vì nhiều lý do, đặc biệt là trên thiết bị di động.
Và cho dù nghiên cứu cho thấy, có tới 7 trên 10 người tham gia khảo sát trả lời rằng họ vẫn mở loa khi xem video nhưng thương hiệu đừng bỏ qua tầm quan trọng của phụ đề vì có tới 46% thích xem phụ đề cùng lúc đó.
Còn video trực tiếp thì sao? Làm thế nào một doanh nghiệp có thể thu về hiệu quả khi tiếp cận lĩnh vực này? Giống như các kênh tiếp thị khác, bạn chỉ cần bắt đầu và dần điều chỉnh cho phù hợp vì hiện tại có rất nhiều nền tảng thương hiệu có thể lựa chọn để chia sẻ video trực tiếp: Facebook Live, Twitter live streaming, YouTube Live, Livestream, Instagram và những nền tảng khác. Nhưng thương hiệu sẽ tìm thấy khách hàng tiềm năng ở đâu?
Một nghiên cứu của Livestream kết hợp New York Magazine đã tổng kết: Facebook và YouTube là hai nền tảng hàng đầu về mức độ hiệu quả khi doanh nghiệp sử dụng live stream. Một lựa chọn được các chuyên gia gợi ý để bắt đầu là Facebook Live. Đơn giản là bởi, Facebook hiện có có lượng người dùng hoạt động hàng tháng lớn nhất (hơn 2 tỷ người) và nhiều người xem video trực tiếp hơn bất kỳ kênh nào khác.
Không những thế, sử dụng Facebook Live, bạn có thể phát trực tiếp trên thiết bị di động hoặc máy tính để bàn. Đồng thời, nếu bạn muốn tăng mức độ hiệu quả, bạn thậm chí có thể kết nối camera và micro bên ngoài.
Để bắt đầu, hãy truy cập Trang Facebook của thương hiệu và chọn Live Video từ tùy chọn đăng bài. Từ đây, bạn có thể chọn giữa các tùy chọn phát trực tiếp:
Chúng tôi cũng lưu ý một số chủ đề đem lại mức độ hiệu quả cao cho những video trực tiếp của bạn:
- Nội dung hậu trường
- Chuyển nội dung blog cũ thành nội dung trực tiếp
- Review sản phẩm
- Tổng hợp tin tức về lĩnh vực của bạn
- Hỏi đáp nhanh
Hy vọng qua những chia sẻ trong chuỗi bài viết “Luật chơi” Digital Marketing sẽ tiếp tục thay đổi như thế nào thương hiệu đã có những góc nhìn mới cũng như dần có những chuẩn bị kỹ lưỡng để bắt nhịp, tận dụng và có nhiều đột phá trong các chiến dịch tiếp thị số thời gian tới!
Theo Business2community
Bài liên quan: