Muốn marketing trực tuyến thất bại, hãy tiếp tục sản xuất những content dưới đây

Nghèo nàn

Nội dung kém được xem như là nguyên nhất số 1 dẫn tới sự thất bại của các chiến dịch marketing trực tuyến. Phần lớn các công ty đăng tải nội dung kém là do chúng được viết bởi những người phụ trách nội dung không đủ năng lực. Nếu nội dung hấp dẫn là thứ cốt lõi để lôi kéo độc giả, tại sao bạn chưa đầu tư vào những nhân viên có khả năng viết lách thực sự? Điều này rất đơn giản nhưng lại chưa được đánh giá đúng tầm. Những marketer thời đại marketing trực tuyến thường đầu tư ngân sách vào việc lập kế hoạch, tư vấn, thiết kế và hàng dài những thứ khác dẫn đến lơ là phần nội dung.

Nội dung bạn đăng tải không thể nhàm chán đến độ khiến cho người đọc bỏ cuộc giữa chừng. Nó không nên chứa các thuật ngữ chuyên môn quá khó để hiểu, dễ đoán, quá an toàn, đơn điệu, không có tổ chức hay cẩu thả. Nội dung của bạn sẽ ngừng phát huy hiệu quả khi việc đọc chúng trở thành một nghĩa vụ.

Không chú ý tới SEO

Một trong những sai lầm trong content marketing là SEO không được đầu tư đúng tầm. Hãy hiểu rõ và áp dụng những điều cơ bản nhất của SEO. Về dài hạn, nội dung xếp thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm sẽ là nguồn truy cập quan trọng nhất. Hàng triệu blog đang không được tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: không từ khóa, không tag, không có phần mô tả ngắn. Bỏ qua những thứ cơ bản như sử dụng từ khóa hay tag chắc chắn sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc đạt được thứ hạng tìm kiếm cao cho website.

Marketing trực tuyến thất bại do thiếu SEO

Không đầu tư vào SEO là đánh mất cơ hội thành công trong marketing trực tuyến

Không được quảng bá

Nội dung trực tuyến đang ở độ bão hòa. Đăng tải nội dung, thậm chí là nội dung hay, là không đủ. Bạn cần biết cách phân phối và quảng bá khôn ngoan, hiệu quả. Hãy hiểu khách hàng thật kỹ, phân lọc dữ liệu và triển khai những chiến lược mới để tương tác. Sẽ không có một cách tiếp cận hoàn hảo nào cho việc này trừ khi bạn thử nghiệm, kiểm tra và cuối cùng mới chắt lọc được thành quả. Trang mạng xã hội nào tập trung nhiều khách hàng mục tiêu nhất? Họ có thói quen đăng ký nhận email marketing hay không?

Thiếu độc đáo

Phần lớn nội dung hiện nay đều “na ná” nhau và chẳng có gì đặc biệt. Nội dung tốt: Hoàn thành. Tối ưu hóa: Hoàn thành. Quảng bá: Hoàn thành. Tuy nhiên, bài viết có truyền cảm hứng tới người đọc? Nội dung có thực sự đáng nhớ? Thu hút người dùng tới website đã là một thành công trong chiến dịch marketing trực tuyến nhưng nó có khiến mọi người thực hiện hành động hay lôi cuốn đến mức khiến mọi người quay trở lại website một lần nữa? Dường như đa phần marketer phụ trách nội dung hiện nay đều lấy ý tưởng và chủ đề từ những đồng nghiệp xung quanh, sau đó họ sẽ viết ra những thứ tương tự mà không có nhiều sự sáng tạo: “Làm thế nào để…”, “21 cách nhằm…”, “Tại sao… không…”,…

Tất nhiên, không có cách tiếp cận nào kể trên là kém và bạn chỉ đang muốn giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải, kể cả khi những chủ đề này đã quá phổ biến. Thử thách của bạn là khiến nó trở nên thật ấn tượng với quan điểm bản thân và giọng điệu cá nhân. Bạn cần phải nắm lấy thách thức, sáng tạo ra nôi dung thực sự chất lượng và “ghim” sâu trong tâm trí người đọc. Bạn có thể trở nên “không bình thường” và đi ngược lại quan điểm chung nếu cần.

Marketing trực tuyến thất bại do thiếu độc đáo

Hãy độc đáo!

Không có mạng lưới phân phối

Thành công của marketing trực tuyến sẽ rất khó xảy ra nếu bạn hoạt động riêng lẻ. Nếu bạn muốn gặt hái thành công, đừng quên xây dựng các mối quan hệ. Việc xây dựng các mối quan hệ nên xoay quanh những đối tượng sau:

  • Khách hàng
  • Những nhà phát hành hàng đầu
  • Các lãnh đạo có tầm ảnh hưởng
  • Những người từ các công ty có liên quan (đối tác)

Bạn nên phát triển các cách khác nhằm kéo dài danh sách trên. Mạng lưới của bạn sẽ là chìa khóa để hợp tác cho ra đời những nội dung thú vị hơn, gặp gỡ những người mới, khuếch đại tầm ảnh hưởng, giành chiến thắng trong kinh doanh và mở ra những cánh cửa cơ hội. Bạn có thể đã quen với nguyên lý “thấu hiểu, thích thú và tin tưởng” theo thứ tự ưu tiên trong marketing. Chú ý điểm thứ 3: niềm tin là thứ khó đạt được nhất và sẽ không chỉ xây dựng trên nền tảng marketing truyền miệng.

Tư duy marketing đơn chiều

Khi ai đó có thể dễ dàng đăng tải bất cứ thứ gì họ muốn, bạn sẽ không tin tưởng chúng tương tự như cách mà bạn đánh giá truyền thông vào năm ngoái. Rất nhiều người đang đăng tải nguồn nội dung không chính thống và không xác minh được mức độ xác đáng.

Làm thế nào để có được niềm tin trong số các khách hàng mục tiêu? Hãy mang những người đã tin tưởng công ty trước đó rồi vào cuộc chiến này. Họ sẽ là người có sức ảnh hưởng như người dẫn đầu trong nghề và điều đó sẽ đem đến kết quả. Tuy nhiên, không gì có ý nghĩa đối với khách hàng của bạn hơn là những người đồng trang lứa xung quanh họ.

Nôi dung được tạo ra từ chính người dùng có một “quyền lực ngầm” đáng gờm. Hãy bắt đầu quá trình “bão não” để cho ra đời thật nhiều cách thức truyền thông sáng tạo cho chiến dịch của bạn. Người tin tưởng vào sản phẩm nhất phải là chính bạn – “cha mẹ đẻ” của chúng.

Chưa chú trọng chuyển đổi

Nếu chiến dịch marketing trực tuyến của bạn không có bất cứ mục đích nào, 100% nó sẽ không thể thành công. Hẳn nhiên một chiến dịch thất bại là “ác mộng” đối với bất cứ marketer.
“Thất bại phổ biến nhất trong content marketing là cố gắng tìm cách kết nối nội dung với thương hiệu (đối tượng sau tất cả sẽ trả tiền cho việc phát triển và quảng bá nội dung)”, Pete Prestipino – Biên tập viên của Website Magazine. “Hãy nghĩ một cách lâu dài và nghiêm túc rằng mỗi bài đăng của bạn nên thú hút người đọc vì điều gì và phát triển chúng theo những cách thật sự sáng tạo”.

Hãy nghiên cứu thật kỹ chiến dịch marketing trực tuyến. Trang web cơ bản, trang blog, email marketing và thậm chí kể cả những thứ bạn đang làm ở bên ngoài, liệu bạn đã có CTA thích hợp ở mọi nơi chưa? Kiểm tra chúng thật chi tiết và sửa đổi nếu cần. Tìm những trang, bài đăng hoặc bất cứ thứ gì bạn đặt vào chiến dịch marketing trực tuyến mà không nói cho những người khách ghé thăm điều phải làm, nơi phải đến và nhanh chóng sửa đổi chúng.

Marketing trực tuyến tahats bại do thiếu Call to action

Tạo CTA đủ mạnh luôn cần thiết

Hệ thống bổ trợ: Không hề có

Một số marketer không làm email marketing. Vì sao vậy? Khả năng lớn nhất là họ không hề quan tâm đến doanh số mà thôi!

Email marketing rất quan trọng. Nó dựa trên sự “cho phép” nhận thông tin quảng bá từ phía khách hàng đối với thương hiệu. Nó có hiệu quả trong việc cung cấp thông tin và định hướng khách hàng. Nó không tốn kém chi phí và rất dễ dàng để thực hiện. Hãy đem ra một lý do thực sự hấp dẫn để “kéo” những người ghé thăm website chấp nhận cung cấp địa chỉ email của họ để nhận bản tin mỗi tuần.

Thiếu tính thẩm mĩ

Việc website “trông có vẻ” thế nào đối với khách hàng là một việc bạn tuyệt đối không nên xem nhẹ. Hãy khác biệt và để lại cho họ chút gì đó để nhớ và muốn quay lại vào lần kế tiếp. Website là thứ phản ánh thương hiệu. Đối với những người đến website của bạn lần đầu, nó chính là thương hiệu. Bạn có muốn khách hàng nhìn nhận công ty theo một cách thiếu chuyên nghiệp và sản phẩm không xứng tầm qua trang web được đầu tư ngèo nàn về mặt hình ảnh cũng như nội dung hay không? Việc bạn nên làm là khiến cho web thật hấp dẫn và khiến những người ghé thăm muốn xem hết tất cả các trang con bên trong ngay lập tức.

Không mang dấu ấn văn hóa marketing của doanh nghiệp

Vấn đề này liên quan tới tư duy marketing đơn chiều đã nhắc tới ở trên. Bạn hẳn đã đọc về nó trong kỷ nguyên số như hiện nay. Phần lớn người mua tham gia sâu vào quá trình trước khi họ tiếp cận với bộ phận bán hàng. Nhiệm vụ cuối cùng của marketing chính là bán hàng. Doanh số cao là kết quả của quá trình marketing phù hợp. Đây chính là 2 yếu tố tưởng chừng riêng rẽ nhưng có điểm giao cắt mật thiết.

Chiến dịch marketing trực tuyến sẽ có khả năng thất bại nhiều hơn nếu marketing là phòng ban duy nhất chịu trách nhiệm. Mỗi người trong công ty hoạt động nhằm phục vụ 1 mục đích khác nhau và có khả năng tham gia vào chuỗi đào tạo về marketing. Hãy khích lệ kiểu hành vi và xây dựng mô hình văn hóa này, bạn sẽ tạo ra được nhiều nội dung tốt hơn, truyền cảm hứng nhiều hơn trong việc tương tác với khách hàng tiềm năng và tiếp cận được đối tượng khán giả rộng hơn. Mỗi người có một giọng điệu khác nhau và tất cả đều giúp xây dựng thương hiệu tốt hơn từng ngày.

Thiếu định hướng chiến lược

Rất nhiều marketer thấy rằng công ty đang tụt hậu trong một kênh truyền thông cụ thể nào đó và họ quyết định tăng tốc phát triển nhanh hết mức. Kết quả, không có bất cứ sự chuyển biến tích cực nào được diễn ra. Bất kể bạn đang làm gì hay nơi nào bạn đang đầu tư tiền bạc và thời gian, bạn cần phải có một chiến lược cụ thể, thể hiện nó bằng văn bản, thiết lập KPI, đo lường chúng một cách đồng nhất, chia sẻ và đáp ứng các kinh nghiệm bạn đã từng đúc rút. Việc đó gọi là lập kế hoạch và kế hoạch thường rất hữu ích.

Thiếu tính cam kết

Đây là 1 lý do rõ ràng và phổ biến cho các chiến dịch marketing trực tuyến thất bại. Bạn sẽ không thể gặt hái thành công nếu như bạn đầu tư quá ít vào blog, không chú trọng mạng xã hội, không nỗ lực tối ưu hóa website hay bỏ qua tầm quan trọng của email marketing.

Tổng hợp những việc làm “thoảng qua” này sẽ chẳng đem lại hiệu quả nào đáng kể. Bất cứ bạn làm gì, bạn cũng cần phải cam kết hoàn thành chúng. Bạn không phải là một cỗ máy có khả năng thích ứng ở mọi lúc mọi nơi, với mọi đối tượng khách hàng đều có thể thuyết phục họ mua sản phẩm. Những nỗ lực trong marketing trực tuyến cũng không thể tự thân khiến cho công ty của bạn trở nên “độc nhất” trong mắt khách hàng. Nếu người lãnh đạo công ty sẵn sàng dừng thử nghiệm marketing trực tuyến trong vòng vài tháng, sự thực là họ chưa từng bắt đầu. Việc cam kết nghiêm túc hoàn thành và theo đuổi đến cùng cần có thời gian và bạn nên kiên nhẫn nếu muốn đạt được thành công trong marketing trực tuyến.

Hãy quay trở lại với nghiên cứu của Buzzsumo & Moz. Một đoạn trong đó nói rằng: “Có những loại nội dung chuyên biệt chứa đựng tương quan tích cực mạnh mẽ với việc chia sẻ và liên kết. Nó gồm các nghiên cứu hỗ trợ nội dung và quan điểm tạo nên chất báo chí. Chúng tôi nhận thấy rằng những dạng nội dung này đạt được lượt chia sẻ cao hơn và liên kết đáng kể hơn.”

Tại sao nội dung có quan điểm rõ ràng lại có lượt chia sẻ cao hơn và liên kết đến tên miền tốt hơn? Rayson phát biểu: “Những nội dung chứa quan điểm sẽ tập trung vào những vấn đề cụ thể, có khả năng lôi kéo khách hàng. Dạng nội dung này cũng thường đem đến một cách nhìn gây tranh cãi hay “xoay” sự việc dưới một góc khác. Những yếu tố này giải thích một phần tại sao nội dung sẽ đạt hiệu quả hơn về mặt chia sẻ và liên kết với trang đích.”

Nhiều hơn – hiệu quả hơn sẽ đúng trong trường hợp này. Nghiên cứu đồng thời chỉ ra nội dung dài hơn 1000 từ sẽ nhận được lượt chia sẻ và liên kết tốt hơn nội dung ngắn.

Tạm kết

Nếu nội dung bạn sản xuất đang “đáp ứng” tốt các tiêu chuẩn vừa nêu trên, thì xin chúc mừng! Bạn đã thành công trong việc tạo nên thất bại của hoạt động marketing trực tuyến.

Còn nếu không muốn nhận lời chúc mừng, bạn biết phải làm gì rồi đúng không? Hãy đầu tư để tạo nên những giá trị thực sự và lan tỏa giá trị càng rộng càng tốt. Chúng ta đã có quá nhiều những thứ nhàng nhàng, giống nhau mỗi ngày rồi!

Theo Socialmediatoday

Bài liên quan:

Share this

December 8, 2016 - Marketing