Dùng pop up như thế nào cho hiệu quả?

Một cửa hàng cắt tóc B vừa khai trương đầu phố, nhân viên phục vụ rất nhiệt tình, khách hàng nào cũng được gội đầu miễn phí. Nhưng chẳng may ngày hôm đó, mái tóc của chị Minh Anh bị cắt ngắn quá mức. Phần đuôi tóc lởm chởm cũn cỡn khiến Minh Anh rất khó chịu và chị bắt đầu phàn nàn. Lúng túng không biết xử lý ra sao, quản lý cửa tiệm chỉ biết nhắc lại ưu đãi mà anh vẫn dành cho các vị khách cắt tóc trong tháng 2: giảm giá 10% nếu khách hàng check in trên Facebook.

Chẳng cần nói chắc bạn cũng đoán được, ưu đãi kiểu này chỉ tổ khiến chị Minh Anh càng thêm cáu!

Của cho không bằng cách cho, cũng như “Content is King, Context is God” (Gary Venychard). Ưu đãi hấp dẫn nhưng hoàn cảnh tạo ra ưu đãi còn quan trọng hơn. Khi marketing trên môi trường online, thời điểm và hoàn cảnh phù hợp chính là bí quyết sử dụng pop up cho hiệu quả.

Ngày 11/01/2020, Subiz đã ra mắt công cụ tạo pop up thông minh dự đoán ý định thoát trang và tìm đúng đối tượng mục tiêu, tăng 2x-5x chuyển đổi cho website doanh nghiệp. Bạn có thể tìm hiểu thêm bằng cách truy cập tại đây hoặc hỏi tư vấn viên.

Quy tắc 1: Không nên dùng pop up giống nhau cho những khách hàng khác nhau.

Bạn có bao nhiêu khách hàng tiềm năng? Chị Huyền, sống tại Hà Nội, dùng máy tính bàn vào trang  3 lần, trong đó có trang báo giá và thanh toán, có giống với anh Huy, sống tại TP Hồ Chí Minh, lần đầu tiên vào web, truy cập bằng điện thoại?

Nếu chân dung của họ khác nhau, dĩ nhiên thông điệp gửi tới họ cũng không nên giống hệt nhau. Những pop up thành công sẽ khiến khách hàng cảm thấy họ nhận được những ưu đãi chỉ dành riêng cho bản thân mình.

- Khách ở Hà Nội nhận được ưu đãi khác với khách ở TP HCM

- Khách đã xem vài lần trên trang sẽ nhận thông điệp khác so với khách mới..

- Khách xem trang nào sẽ nhận được ưu đãi trang đó

- Khách từ các nguồn quảng cáo khác nhau nhận ưu đãi khác nhau

- Khách truy cập bằng điện thoại hay máy tính cũng nhận ưu đãi khác nhau..

Quy tắc 2: Khi khách hàng định thoát trang cũng là lúc nên hành động.

Khi mọi người đánh giá một sự trải nghiệm nào đó, họ thường sẽ quên hoặc bỏ qua luôn thời gian trải qua chúng. Thay vào đó họ sẽ đánh giá trải nghiệm của mình thông qua hai khoảnh khắc chủ chốt:

 – Một là khoảnh khắc tuyệt nhất hoặc tệ nhất,

 – Hai là lúc kết thúc trải nghiệm.

Thật khó để xác định khi nào khách hàng cảm thấy tuyệt nhất trên môi trường online, nhưng chắc chắn, khi cảm thấy tệ nhất, họ sẽ kết thúc trải nghiệm bằng cách tắt trang. Nếu dự đoán được thời điểm thoát trang và đưa ra thông điệp, bạn có thể đảo ngược tình thế và giữ lại thêm khách hàng!

Mask Group

Exit Intent gần như là loại thuật toán luôn đúng với mọi tâm lý khách hàng. Lúc này điều đáng quan tâm sẽ là thông điệp của bạn đã đủ ấn tượng hay chưa:

Nếu nội dung hiện ra đơn giản vẫn chỉ là : Khuyến mại X phần trăm, thì quá quen thuộc.

Nhưng nếu nội dung thể hiện đặc biệt hơn: Khoan đã!, Chờ chút!, Tôi có cái này cho bạn.. thì khách hàng chắc hẳn sẽ đọc thêm một câu, rồi một câu nữa… cho tới khi họ nhấp vào CTA!.Tôi chắc rằng bạn không thể không ngoái lại khi một ai đó đã cất tiếng mời ở lại, pop up Exit Intent cũng đóng vai trò tương tự!

Quy tắc 3: Tăng chuyển đổi bằng yếu tố tâm lý.

Nếu bạn đã một lần mua hàng trên Amazon, chắc chắn bạn sẽ thấy 2 mức giá: giá niêm yết, giá phải trả và con số bạn tiết kiệm được. Amazon đã tạo ra bối cảnh để người dùng cảm thấy họ đang đứng tại cửa hàng vật lý và mua được mức giá tốt hơn nhờ mua đúng thời điểm.

Trên các trang website, pop up cũng được sử dụng để tạo ra bối cảnh kích thích tâm lý bằng giá bán hoặc thời gian ưu đãi có hạn. Tôi đã không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của một món hàng USB giá 300.000, tặng kèm 100 cuốn sách nói trị giá 200.000 kèm 2 video trị giá 200.000. Chỉ sau 1 tuần lướt mạng, tôi khám phá ra chi phí những món hàng tặng kèm này gần như bằng 0. Nhưng thời điểm đọc pop up, tôi đã bị cuốn vào ưu đãi và không màng so sánh với giá cả những đơn vị khác. Đó là cách tuyệt vời để doanh nghiệp tạo ra bối cảnh mua hàng dù giá bán cao hơn đối thủ!

sử dụng pop up

Pop up đếm ngược tạo hiệu ứng khan hiếm tác động tới tâm lý mua hàng

Một cách khác là sử dụng yếu tố khan hiếm. Phương pháp này đánh vào nỗi sợ bị bỏ lại của con người (FOMO) bằng cách thuyết phục khách hàng rằng ưu đãi chỉ có hạn và họ cần mua hàng càng sớm càng tốt. Trong trường hợp này, bạn hãy dùng pop up với các từ khóa như “Chỉ còn một”, ” Ưu đãi chỉ còn trong 30 phút nữa”…

Không có bối cảnh, khách không phát sinh nhu cầu mua hàng. Những pop up quen thuộc sẽ không thể kích thích khách hàng click trong khi đó những bối cảnh lý tưởng trên online có thể đem về mức chuyển đổi tối đa lên tới 33%!

Quy tắc 4: Rõ ràng và rõ ràng hơn nữa.

Chỉ có 3 giây để doanh nghiệp thuyết phục khách hàng lưu lại trên pop up. Khách hàng không có nhiều thời gian suy nghĩ về ưu đãi của bạn, vì vậy hãy đảm bảo những cụm tiêu đề và CTA đưa ra đã đủ rõ ràng và hấp dẫn:

1. Ưu đãi của bạn có thể hiểu được trong 5-10 giây không?

2. Bạn đã nêu rõ hành động cần làm chưa?

3. Call To Action có phù hợp với nội dung ưu đãi hay không?. Đừng chọn CTA “Mua ngay” song hành với Pop up mời dùng thử, dùng CTA “Tham gia ngay hôm nay” kèm với Pop up mời đăng kí nhận giảm giá!sử dụng pop up

4. Bạn có nói rõ khách truy cập sẽ nhận được gì sau khi click vào CTA của bạn?

- Nếu ưu đãi là voucher giảm giá, bạn đã viết dưới dạng phần trăm hoặc trừ đi chính xác số tiền là bao nhiêu?

- Nếu ưu đãi là quà tặng kèm, miễn phí ebook hoặc freeship cho đơn hàng trên X đồng, bạn đã thêm vào các cụm CTA có tính thời gian để thúc giục hành động? Ví dụ: Trên trang landingpage bán điện thoại Iphone, cài pop up exit intent có nội dung sau: Ưu đãi 15% điện thoại Iphone! Chỉ còn 3 giờ nữa!

- Nếu ưu đãi là thông tin thêm hoặc vé mời tham dự hội thảo, bạn đã nói rõ thời điểm được nhận? Ví dụ: Nhận email khi có bản cập nhật/ Nhận thông tin vào thứ 4 đầu tiên của tháng hoặc nhận vé dự hội thảo sáng 11/2 tại trung tâm A…

- Nếu quà tặng kèm không có gì đặc biệt, bạn sử dụng từ ngữ đã chính xác để miêu tả chưa? Ví dụ: thay vì Tặng bài viết tham khảo, tác giả nói tặng Chiến lươc độc quyền, Bộ slide đào tạo, tài liệu training, báo cáo xu hướng..

Cứ 10 Marketer thì có tới 6 người từng sử dụng Pop up – công cụ tăng chuyển đổi trên các website. Nhưng dĩ nhiên các pop up không đem lại hiệu quả như nhau. Giữa hàng ngàn loại thông điệp trên các website, sử dụng pop up như thế nào sẽ là hiệu quả nhất cho website của bạn?

* Các hình ảnh trong bài nằm trong thư viện Pop up Subiz. Bạn có thể thử tạo miễn phí tại đây!

> Bài liên quan: 

Share this