Popup là một công cụ quen thuộc được sử dụng phổ biến khi triển khai bán hàng trên kênh website. Việc sử dụng các loại popup website rất hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng để truyền tải thông điệp, giữ chân khách hàng hay thúc đẩy khách hàng thực hiện hành vi chuyển đổi…
Vậy cửa sổ popup là gì? Có những loại popup nào? Làm sao để triển khai popup trên website? Hãy cùng Subiz giải đáp những thắc mắc đó trong bài viết này.
Popup là gì?
Popup là một cửa sổ nhỏ tự động xuất hiện trên màn hình khi khách hàng đang truy cập các vào các trang web. Nội dung của popup rất đa dạng, thường là quảng cáo, thông tin khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm, xin thông tin khách hàng…
Hình dạng, kích thước và vị trí xuất hiện popup cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào người thiết kế. Tuy nhiên, đa phần kích thước popup website đều nhỏ hơn màn hình. Khi hiện popup, màn hình đằng sau thường được làm mờ đi để khiến popup nổi bật hơn, dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng.
Khách hàng có thể thao tác theo một trong 3 hướng khi nhìn thấy popup:
- Tương tác với popup: nhấn vào popup hay nút điều hướng để di chuyển tới trang đích, để lại thông tin, chọn các tùy chọn trên popup…
- Tắt popup: bằng cách nhấn vào các ký hiệu tắt như dấu “X”, nút “Để sau”…
- Thoát trang web: đây là trường hợp tệ nhất. Khách hàng có thể thoát web ngay sau khi popup hiện lên nếu cảm thấy bị làm phiền.
Cách phân loại popup và các loại popup phổ biến
Có thể phân loại popup theo các tiêu chí: nội dung, vị trí và thời điểm.
Phân loại popup theo nội dung
Dựa theo nội dung popup, có thể phân loại popup thành một số loại phổ biến như:
- Popup quảng cáo/ khuyến mãi
- Popup chào hỏi/ chúc mừng
- Popup sự kiện
- Popup thu thập thông tin khách hàng
- Popup minigame
- Popup đăng ký: đặt lịch tư vấn, đăng ký dự sự kiện, đặt hàng trước, đăng ký nhận thông tin
- Popup thông báo/ cảnh báo
- Popup khảo sát ý kiến khách hàng
- Popup tải tài liệu
Phân loại popup theo vị trí
Popup có thể được hiển thị ở bất kỳ vị trí nào trên màn hình, tùy thuộc vào người thiết kế. Trong đó, hai vị trí phổ biến nhất của popup là ở đầu trang, hoặc chỉnh giữa trang. Thi thoảng, bạn cũng sẽ bắt gặp những popup xuất hiện ở các vị trí khác của trang như: ở một trong các góc của trang, ở lề bên trái hoặc lề bên phải…
Phân loại popup theo thời điểm xuất hiện
Thời điểm xuất hiện popup cũng linh hoạt tùy thuộc vào nhu cầu và chiến lược của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên có thể chia thành 3 loại chính dựa trên giai đoạn duyệt web của người dùng:
- Popup xuất hiện ngay khi truy cập website: thường phù hợp với các popup có nội dung khuyến mãi, chúc mừng, thông báo quan trọng…
- Popup xuất hiện trong khi đang duyệt web: có thể chia thành 2 loại là popup xuất hiện sau một khoảng thời gian nhất định (1 phút, 2 phút… theo cài đặt), và popup xuất hiện khi người dùng di chuột đến một vị trí nhất định trên trang. Do đó, popup này thường phù hợp với các dạng nội dung như giới thiệu sản phẩm, sự kiện, khuyến mãi, điều hướng đến landing page…
- Exit intent popup: loại popup này xuất hiện ngay trước khi khách hàng thoát trang, có các tác dụng như giữ chân khách hàng, điều hướng khách hàng đến trang đích, thu thập feedback khách hàng, thúc đẩy quyết định mua sắm bằng các thông tin khuyến mãi…
Lợi ích của quảng cáo Popup
Tùy thuộc vào nội dung truyền tải, popup giúp doanh nghiệp thực hiện nhiều mục tiêu khác nhau. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của popup:
- Tỷ lệ truyền tải thông điệp tới khách hàng cao: thông thường, popup tự động bật lên kèm màn hình phía sau bị làm mờ đi sẽ giúp tập trung sự chú ý của khách hàng, đảm bảo khách hàng nhận được thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải.
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi: các hành động chuyển đổi có thể là tương tác với doanh nghiệp, chuyển đến landing page, để lại thông tin, đăng ký tham gia sự kiện, mua hàng… Theo nghiên cứu của iPaper, tỷ lệ chuyển đổi của popup dao động từ 3%- 28%, khác nhau giữa các hành vi chuyển đổi doanh nghiệp mong muốn.
- Giữ chân khách hàng: bạn có thể cài đặt popup quảng cáo hiển thị ngay trước khi khách hàng thoát trang, cung cấp các ưu đãi hấp dẫn để thúc đẩy họ quyết định mua hàng nhanh hơn. Bạn cũng có thể sử dụng feedback để xin ý kiến khách hàng để cải thiện sản phẩm và dịch vụ. Sự quan tâm và thái độ cầu tiến này có thể khiến khách hàng có thiện cảm với doanh nghiệp của bạn, và quay lại mua hàng của bạn khi họ cần.
- Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng: khi sử dụng popup, bạn có thể cài đặt cá nhân hóa cho các đối tượng khách hàng khác nhau như khách mới vào website lần đầu, khách cũ, khách quay lại website… Việc gửi thông điệp cá nhân hóa tùy từng nhóm khách hàng mục tiêu giúp tăng tỷ lệ mua hàng lên tới 80% (theo Matt Moran).
Cách tạo popup cho website
Các cách tạo popup phổ biến:
- Sử dụng HTML, CSS và JavaScript: cách này yêu cầu bạn phải có chuyên môn lập trình để tạo popup. Ưu điểm của cách này là tùy chỉnh popup linh hoạt nhưng yêu cầu chuyên môn cao và tốn nhiều thời gian. Nếu bạn cần thống kê hiệu quả popup thì càng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức lập trình hơn.
- Sử dụng plugin của nền tảng tạo web: các nền tảng tạo web như WordPress, Drupal và các hệ thống quản lý nội dung khác có cung cấp sẵn các plugin tạo web. Ưu điểm của cách này là dễ dạng tạo popup. Tuy nhiên khả năng tùy chính và thống kê hiệu quả có thể bị giới hạn. Khi phát sinh vấn đề, bạn cũng khó có thể nhận được sự trợ giúp nhanh chóng.
- Sử dụng ứng dụng có tính năng tạo popup như Subiz: sử dụng Subiz, bạn có thể tạo popup dễ dàng bằng cách sử dụng các mẫu popup sẵn rồi thay đổi thông điệp, hoặc tự tải lên mẫu popup bạn muốn. Subiz cũng cung cấp cho bạn đầy đủ các tùy chọn cài đặt hiển thị popup như: vị trí, thời điểm, tần suất, đối tượng hiển thị… Subiz cung cấp trang thống kê hiệu quả chuyển đổi popup rất chi tiết. Thêm vào đó, trong quá trình triển khai popup, nếu bạn gặp bất cứ khó khăn nào, hãy liên hệ Subiz để được hỗ trợ ngay lập tức.
Pop-up có thể được sử dụng cho nhiều mục đích, bao gồm quảng cáo, thu thập thông tin người dùng, cung cấp thông báo quan trọng, và nhiều ứng dụng khác. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng một cách cẩn thận, pop-up có thể làm phiền người dùng và gây khó chịu. Do đó, nhiều trình duyệt và ứng dụng di động cho phép người dùng chặn hoặc kiểm soát pop-up để cải thiện trải nghiệm của họ trực tuyến.
Xem thêm:
Popup Subiz giúp tăng chuyển đổi gấp nhiều lần