Email là một cách thức phổ biến để giao tiếp với khách hàng và việc thiết kế Email Marketing chuyên nghiệp là rất quan trọng. Hãy khám phá 6 Bước thiết kế Email Marketing hiệu quả ngay tại bài viết này nhé.
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về định nghĩa: Email Marketing là gì?
Email Marketing là một chiến lược tiếp thị truyền thông sử dụng email (thư điện tử) nhằm mục đích quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ đến với khách hàng tiềm năng hoặc có thể là xây dựng và duy trì mối quan hệ với nhóm khách hàng hiện tại.
6 Bước thiết kế Email Marketing chuyên nghiệp
Email Marketing có vai trò then chốt trong các chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Dưới đây chính là 6 bước thiết kế Email Marketing hiệu quả:
Bước 1: Phân loại danh sách email marketing
Trước khi thiết kế email marketing hay triển khai các chiến lược email marketing, bạn cần phải phân loại danh sách email khách hàng. Bởi, mỗi khách hàng đều sẽ có những nhu cầu, sở thích và thị hiếu tiêu dùng khác nhau. Do đó, nếu nội dung email của bạn đều được gửi cho tất cả khách hàng thì email này sẽ trở nên “đại trà” đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ cảm thấy thật sáo rỗng và không thể nhận được giá trị nào từ email này.
Hơn nữa, việc phân khúc khách hàng để triển khai chiến lược email marketing cho từng nhóm thích hợp sẽ giúp:
- Cá nhân hoá nội dung được gửi
- Tăng tỷ lệ tương tác, tỷ lệ mở email
- Giảm tỷ lệ huỷ đăng ký nhận email
- Danh sách khách hàng sẽ chất lượng hơn, loại bỏ được những email rác, email không sử dụng
- Cuối cùng là xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng
Bạn có thể xác định phân khúc khách hàng dựa theo việc thực hiện khảo sát, phỏng vấn hoặc dạng quiz, hỏi đáp. Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa theo tỷ lệ tương tác hoặc các giao dịch trước mua hàng trước đó,..
Ví dụ: khi khách hàng đã mua sản phẩm X trước đó, bạn có thể dựa theo giao dịch này để đề xuất các sản phẩm tương tự hoặc trái ngược lại để kiểm tra sự tương tác của họ đối với sản phẩm.
Bước 2: Tìm hiểu cơ bản về hình thức cần có trong email marketing
Một email marketing hoàn chỉnh sẽ cần có những yếu tố sau đây:
Tên người gửi
Đây là một yếu tố có tác động rất lớn đến quyết định mở xem email của khách hàng. Do đó, để tăng khả năng nhận diện thương hiệu và củng cố độ tin cậy, bạn nên sử dụng tên email kết hợp với tên thương hiệu của mình.
Dòng tiêu đề
Các tiêu đề cũng là yếu tố cần thiết vì 2 lý do sau đây: Thứ nhất, tiêu đề sẽ tạo ra một điểm trực quan giúp người dùng có thể đọc lướt và nhanh chóng nhận ra nội dung. Thứ hai, tiêu đề có thể giúp bạn và cả người dùng phân chia luồng thông tin, từ đó khách hàng sẽ chọn lọc những thông tin nào cần đọc và thực hiện thao tác nhanh hơn.
Một lưu ý cực kì quan trọng trước khi viết tiêu đề đó là: các tiêu đề cần được mô tả thật ngắn gọn, đơn giản và chỉ tập trung vào nội dung chính. Không nên sử dụng màu sắc hay các tính năng trang trí khác vì điều này sẽ gây cảm giác khó chịu cho người đọc.
Lời chào
Nếu tiêu đề của bạn quá ngắn thì khả năng cao đoạn mô tả nội dung sẽ được hiển thị tiếp theo. Do đó, việc bạn gửi lời chào mang tính “cá nhân hoá” sẽ gây được ấn tượng tốt đối với khách hàng và điều đó cũng tác động đến quyết định mở xem email của bạn nữa đấy.
Ví dụ: Bạn nên gửi lời chào theo cú pháp: Chào anh/ chị + tên thay vì Chào quý khách một cách chung chung. Điều đó thể hiện sự thân thiện và chuyên nghiệp, khách hàng sẽ cảm thấy đó là một email đặc biệt viết riêng cho mình chứ không phải một email “đại trà” được gửi cho tất cả mọi người.
Kêu gọi hành động (CTA)
Thông thường, một chiến dịch email marketing sẽ bao gồm các hoạt động như dẫn link đến landing page (website), đăng ký thành viên hoặc tham gia chương trình khuyến mãi trên nền tảng khác. Vì vậy mà lời kêu gọi hành động nên được nổi bật, các cụm từ phải cụ thể, không mang ý nghĩa chung chung và phải phù hợp người dùng, phù hợp với nội dung email.
Bước 3: Thiết kế bố cục email marketing
Bạn cần kết hợp cả 2 yếu tố sau đây để bố cục email marketing trở nên hoàn chỉnh và hài hoà hơn:
- Sử dụng email templates thay vì gửi 1 email chỉ toàn chữ viết
- Phân cấp trực quan
Phân cấp trực quan là nguyên tắc thiết kế nhằm điều hướng mắt nhìn của người dùng. Theo đó, người xem sẽ không cần phải suy nghĩ nên tìm ở đâu trước, mắt của họ sẽ tự động nhìn chính xác thứ tự mà bạn mong muốn họ xem. Ví dụ như hình bên dưới:
Hơn nữa, việc thiết kế hệ thống phân cấp trực quan sẽ giúp nội dung bạn được cô động, tập trung vào ý chính hơn.Vì đa phần khách hàng lười đọc nội dung có quá nhiều chữ và điều này cũng không thể nào thu hút được họ. Do đó, một cách hiệu quả hơn là bạn có thể sử dụng email templates với phương pháp kết hợp chữ + ảnh giúp khách hàng nhanh chóng nắm bắt được ý chính và có hứng thú đọc hơn.
Sử dụng hình ảnh thương hiệu
Hình ảnh thương hiệu có thể là logo, sản phẩm hoặc đại sứ thương hiệu,… Ngay cả khi khách hàng chưa có nhu cầu mua sắm ngay lập tức, họ vẫn có nhiều khả năng nhớ đến thương hiệu và sử dụng sản phẩm trong tương lai.
Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn màu sắc chủ đạo, kiểu chữ, biểu tượng cảm xúc,… Màu sắc email bạn sử dụng có thể phụ thuộc vào mục đích hoặc loại email, cụ thể:
- Màu đỏ: nhằm thu hút sự chú ý, tạo cảm giác cấp bách, nguy hiểm
- Màu vàng: tạo cảm giác ấm áp, hạnh phúc, thường được sử dụng trong nội dung liên quan đến kỳ nghỉ, giao dịch
- Màu xanh lá: thường được sử dụng liên quan đến trái cây, rau, củ quả
- Màu xanh da trời: tạo cảm giác tin tưởng, thường được sử dụng trong sản phẩm về nước và các vấn đề vệ sinh
- ……
Bước 4: Cá nhân hoá nội dung động
Xu hướng tiếp thị hiện nay là tránh xa các tiếp cận chung chung mà phải dựa trên hành vi người dùng được “cá nhân hoá”. Các tính năng như tự động hoá email, đo lường tỷ lệ mở, hành vi tương tác,… có thể giúp bạn đưa ra những đề xuất phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau và việc này thậm chí còn khó hơn việc sử dụng tên của khách hàng trong lời chào.
Ngoài ra, để email thêm ấn tượng, người ta thường sử dụng thêm nội dung động hay nói cách khác là gift giúp nổi bật các thông tin, chương trình khuyến mãi hơn đến với người dùng.
Bước 5: Xây dựng nội dung tương tác
Theo thống kê cho thấy, CTA có thể giúp tăng 371% số lần click email và 1617% doanh thu. Đây là yếu tố quan trọng và cần thiết khi thiết kế email marketing. Thay vì bạn sẽ đặt một URL trong phần văn bản và hy vọng rằng người dùng sẽ nhấp vào nó thì điều này không thật sự khả thi. Vì vậy mà CTA được xuất hiện như một giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Bước 6: Tối ưu hoá trên các thiết bị
Từ năm 2019, gần 62% số lần click email diễn ra trên các thiết bị di động. Do đó, việc thiết kế email marketing cần được tối ưu hoá trên mọi thiết bị, như thế sẽ đảm bảo sự thành công, độ phủ sóng rộng hơn của chiến dịch.
Bạn có thể sử dụng công cụ hỗ trợ thiết kế các chiến dịch như MailChimp, Omnisend, ConvertKit,…
Một số mẹo tạo chiến dịch Email Marketing tuyệt vời
Dưới đây chính là một số lưu ý tổng hợp mà bạn cần biết khi tạo chiến dịch Email Marketing hiệu quả:
- Luôn cập nhật danh sách người dùng đến đúng người với đúng thông điệp
- Hiểu nhu cầu, insight người dùng để có những chiến lược tiếp thị email tối đa và hiệu quả.
- Sử dụng mẫu lập kế hoạch email để lập kế hoạch hoạt động tiếp thị email theo tháng/ quý/ năm.
- Sử dụng công cụ hỗ trợ cho các hoạt động tối ưu hoá, 24/24, mẫu thư trả lời,..
- Xác định dòng thời gian và dự đoán lượt click, tương tác của chiến dịch email marketing.
- Cần đảm bảo nội dung phù hợp với người dùng và hạn chế vi phạm các thuật toán của email.
- Sử dụng nội dung trực quan để làm cho email quảng cáo của bạn hấp dẫn hơn đối với người đọc. Một bức tranh đáng giá ngàn lời nói và một video còn hơn thế gấp nhiều lần.
- Thêm các cách thức để liên lạc với nhóm hỗ trợ, chính sách quyền riêng tư và thông tin doanh nghiệp.
Dù bạn có chiến lược vĩ đại nào đi chăng nữa, nếu không có một thiết kế Email Marketing được cân nhắc kỹ lưỡng, nó sẽ thất bại. Thiết kế email marketing đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của chiến dịch. Nó không chỉ là một giải pháp giống như áp phích đơn giản với lời đề nghị hoặc là nhiều hơn thế. Nó phải phù hợp với thương hiệu, mang lại giá trị và cộng hưởng tới khách hàng. Do đó, chiến lược này đòi hỏi sự tỉ mỉ, tập trung cao độ, nắm bắt xu hướng và sử dụng công cụ hỗ trợ.