Thương mại xã hội là gì? Các nền tảng thương mại xã hội tiềm năng nhất 2024

Theo Statista, doanh thu thương mại xã hội trên toàn thế giới được dự đoán sẽ vượt qua 6000 tỷ USD vào năm 2030. Bên cạnh đó, hiện nay, các nước Châu Á là khu vực đặc biệt chú trọng vào các hoạt động thương mại xã hội. Vậy, thương mại xã hội là gì? Vì sao doanh nghiệp nên bắt đầu tập trung làm thương mại xã hội? Tìm hiểu vấn đề này chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Thương mại xã hội là gì?

Thương mại xã hội là một loại hình thương mại điện tử liên quan đến việc mua bán sản phẩm và dịch vụ trực tiếp thông qua các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok…

Hình thức này cho phép khách hàng tham khảo thông tin sản phẩm, đánh giá và nhận xét từ người dùng khác, thực hiện mua hàng ngay trên các bài đăng, quảng cáo, hay trang cửa hàng trên các mạng xã hội.

Thương mại xã hội chỉ các hoạt động mua hàng qua mạng xã hội

Thương mại xã hội chỉ các hoạt động mua hàng qua mạng xã hội

Phân biệt và so sánh thương mại xã hội và thương mại điện tử

Thương mại xã hội là một phần của thương mại điện tử. Cụ thể, thương mại điện tử bao gồm các hoạt động mua bán trên môi trường trực tuyến nói chung (sàn thương mại điện tử, website TMĐT, ứng dụng di động, mạng xã hội…). 

Trong khi đó, thương mại xã hội là một loại nền tảng trong thương mại điện tử, chỉ đề cập đến hoạt động kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội. Thay vì chỉ tập trung vào quá trình mua sắm trực tuyến thì thương mại xã hội cho phép người mua và người bán tương tác qua lại. Khách hàng có thể chia sẻ, đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp ngay trên các nền tảng xã hội.

Nếu như khách hàng chỉ truy cập vào các nền tảng thương mại điện tử khi đã có ý định mua hàng thì mạng xã hội lại là kênh thông tin của người dùng, nơi họ online hàng ngày và chia sẻ các thông tin về quan điểm, cuộc sống… Do đó, việc sáng tạo nội dung và quản lý kênh mạng xã hội mang lại khả năng tương tác cao hơn với khách hàng, đồng thời giúp xây dựng nhận diện thương hiệu. 

Đặc biệt, mạng xã hội thường tạo ra nội dung sáng tạo mạnh mẽ hơn so với các nền tảng thương mại điện tử khác. Khả năng chia sẻ thông tin nhanh chóng trên các nền tảng mạng xã hội cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận đông đảo người dùng và nâng cao hiệu suất bán hàng.

Lý do doanh nghiệp nên ứng dụng thương mại xã hội là gì?

Trước đây, mạng xã hội chủ yếu được sử dụng để giao tiếp và tạo kết nối giữa cá nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chúng đã phát triển mạnh thiên hướng của nền tảng kinh doanh trực tuyến tiềm năng. Trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ thâm nhập mạng xã hội, với Facebook là nền tảng phổ biến nhất cho mọi thế hệ người dùng nội địa. 

Mạng xã hội đang trở thành nền tảng mua sắm quen thuộc với người tiêu dùng

Theo một khảo sát mới, khoảng 1/3 người sử dụng internet trong nước thổ lộ rằng họ thường xuyên sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm các sản phẩm cần mua. Sự tăng cường này đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp Việt Nam tích hợp mạng xã hội vào chiến lược quảng cáo của họ. Bên cạnh đó, các tổ chức cũng liên kết  các website với các kênh mạng xã hội nhằm nâng cao trải nghiệm cho khách hàng. (Nguồn: Statista)

Mạng xã hội phát triển nhanh chóng qua các năm

Mạng xã hội phát triển nhanh chóng qua các năm

Tình hình tại Việt Nam cũng tương tự trên toàn cầu. Theo báo cáo của HubSpot 2023, có tới 87% người bán cho biết bán hàng trên mạng xã hội đã mang lại hiệu suất tốt cho kinh doanh của họ. Trong đó, 56% trong nhóm người này nói rằng họ đạt được doanh số bán hàng cao hơn so với năm trước.

Với những con số trên đây, bất kỳ người làm kinh doanh nào cũng đều nhận thấy được sự phát triển mạnh mẽ của thương mại xã hội. Chính vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bắt đầu mở rộng hoạt động thương mại. Bên cạnh yếu tố thị trường, dưới đây là những lý do khác thúc đẩy tổ chức tham gia thương mại xã hội.

Nâng cao nhận thức thương hiệu

Với hàng tỷ người dùng đang hoạt động trên Facebook, Instagram hay TikTok, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với những người quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Bằng các chiến lược quảng cáo bằng nội dung hấp dẫn, doanh nghiệp có cơ hội gây ấn tượng với người xem và là thương hiệu của mình nổi bật hơn.

Tiếp cận thêm tệp khách hàng tiềm năng

Thực tế cho thấy, số lượng người dùng các nền tảng mạng xã hội đang tăng lên từng ngày. Cụ thể, TikTok đã được tải xuống 769,9 triệu lần chỉ trong 9 tháng đầu năm 2023 (Nguồn: backlinko.com). Hay chỉ tính riêng tại Việt Nam, số người dùng Facebook vào năm 2023 đã đạt tới con số 78,55 triệu người. Với lượng người tham gia cực lớn, các tổ chức dễ dàng tiếp cận với khách hàng tiềm năng của mình qua những nền tảng mạng xã hội.

Đặc biệt, mạng xã hội cho phép doanh nghiệp nhắm đến khách hàng mục tiêu dựa trên thông tin về địa điểm, sở thích, và hành vi trực tuyến. Bên cạnh đó, khi người dùng tương tác hoặc chia sẻ các thông điệp cũng giúp đưa thương hiệu tới gần lượng khách hàng mới tự nhiên.

Hỗ trợ tương tác với khách mua hàng

Ngoài cung cấp thông tin, các kênh mạng xã hội cũng là công cụ tương tác trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng. Người dùng có thể nhận xét, gửi tin nhắn hoặc chia sẻ trực tiếp thông tin của doanh nghiệp. Các hành động này đều được thực hiện trong thời gian thực. Chính vì vậy, thương mại xã hội giúp quá trình nhận và phản hồi khách hàng nhanh chóng, hiệu quả hơn. Điều này cũng góp phần nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tránh bỏ lỡ khách hàng tiềm năng.

Mạng xã hội giúp doanh nghiệp dễ dàng tương tác với khách hàng

Mạng xã hội giúp doanh nghiệp dễ dàng tương tác với khách hàng

Mang tới trải nghiệm mua sắm dễ dàng cho khách hàng

Nền tảng thương mại xã hội không chỉ giới thiệu sản phẩm mà còn bán hàng qua mạng xã hội trực tiếp ngay từ trang thông tin sản phẩm. Chỉ vài cú nhấp chuột, khách hàng có thể chuyển từ việc khám phá sản phẩm đến việc hoàn tất giao dịch, mà không cần chuyển hướng đến trang web khác.

Ngoài ra, khách hàng có thể tìm kiếm nhanh chóng các thông tin về sản phẩm từ người khác ngay trên fanpage của thương hiệu hoặc hội nhóm. Điều này giúp người tiêu dùng dễ dàng đánh giá được chất lượng của sản phẩm và ra quyết định mua hoặc không mua.

4 nền tảng mạng xã hội tiềm năng để kinh doanh tại Việt Nam

Để biết những nền tảng hiệu quả triển khai thương mại xã hội là gì, bạn có thể tham khảo những gợi ý dưới đây.

Facebook

Theo Backlinko mới cập nhật 2023, có tới 2,09 tỷ người dùng truy cập vào Facebook hàng ngày, tăng 5,09% so với cùng kỳ năm 2022. Cho tới hiện nay, đây vẫn là nền tảng truyền thông lớn nhất toàn cầu.

Nghiên cứu toàn cầu cũng không khác so với báo cáo tại Việt Nam. Với 90% dân số người dùng internet tại Việt Nam đã sử dụng Facebook khiến nền tảng này trở thành mạng xã hội hàng đầu trong nước. Do đó, đây là nền tảng lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Facebook cung cấp nhiều tính năng hữu ích cho doanh nghiệp, chẳng hạn như:

  • Quảng cáo nhắm tới mục tiêu: Facebook cho phép doanh nghiệp nhắm mục tiêu quảng cáo đến những người có khả năng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ.
  • Tạo trang doanh nghiệp: Fanpage trên Facebook giúp doanh nghiệp tạo hồ sơ trực tuyến, chia sẻ thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ, và tương tác trực tiếp với khách hàng.
  • Nhóm: Nhóm trên Facebook là một cách tuyệt vời để kết nối với khách hàng tiềm năng và xây dựng cộng đồng.
  • Marketplace: Đây là một nền tảng thương mại điện tử tích hợp trên Facebook, cho phép người dùng tạo và quản lý cửa hàng trực tuyến của mình. 
  • Chatbot: Trên Facebook, doanh nghiệp có thể tích hợp chatbot vào trang Fanpage để tự động trả lời các câu hỏi phổ biến, cung cấp thông tin về sản phẩm, và hỗ trợ quy trình mua hàng. 
  • Remarketing: Remarketing là chiến lược tiếp thị giúp quảng cáo được hiển thị đến những người đã tương tác với fanpage của doanh nghiệp trước đó. Remarketing tăng cơ hội chuyển đổi bằng cách tiếp tục tương tác với đối tượng quan tâm và thúc đẩy họ hoàn thành quy trình mua hàng trên Facebook.
Facebook Marketplace hỗ trợ người dùng bán hàng dễ dàng

Facebook Marketplace hỗ trợ người dùng bán hàng dễ dàng

TikTok

Với sự phát triển mạnh mẽ, TikTok đã vươn lên và trở thành mạng xã hội được sử dụng nhiều thứ 6 trên thế giới với 1,22 tỷ người dùng (theo Backlinko). Bên cạnh đó, độ tuổi sử dụng của nền tảng này được trải rộng, trong đó lớn nhất là  nhóm người dùng từ 18-24 tuổi. Cụ thể, theo báo cáo của Statista, có tới 36,2% người dùng TikTok nằm trong khoảng này. 

Theo cuộc khảo sát tại Việt Nam trong quý 2 năm 2023, hơn 80% Thế hệ Z sử dụng TikTok, trong khi khoảng 45% Thế hệ X cũng xác nhận sử dụng nền tảng này. Do đó, đây là nền tảng lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn tiếp cận với khán giả trẻ tuổi, đặc biệt là thế hệ Z.

Hiện nay, TikTok hiện nay đã trở thành một nền tảng thương mại điện tử toàn diện với đầy đủ các chức năng như quy trình đặt hàng, thanh toán, vận chuyển và quy trình đổi trả. Nền tảng này hỗ trợ đa dạng tính năng cho doanh nghiệp nhằm phát triển thương mại xã hội trên nền tảng này, cụ thể:

  • Hỗ trợ công cụ tiếp thị tới mục tiêu cụ thể.
  • Cung cấp thư viện chỉnh sửa ảnh, video với bộ lọc/hiệu ứng đa dạng giúp tổ chức tạo nội dung hấp dẫn và thú vị.
  • Tạo các thử thách hashtag mang thương hiệu để khuyến khích nội dung do người dùng tạo và tăng phạm vi tiếp cận tự nhiên.
  • Cho phép hợp tác với người sáng tạo TikTok khác để tạo nội dung tiếp cận cộng đồng.
TikTok Shop thu hút được lượng lớn khách hàng trẻ tuổi

TikTok Shop thu hút được lượng lớn khách hàng trẻ tuổi

Instagram

Với hơn 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, nhiều doanh nghiệp cũng đã tận dụng và biến Instagram thành kênh kinh doanh trực tuyến. Bên cạnh đó, có tới 44% người dùng Instagram sử dụng ứng dụng này để mua sắm hàng tuần. Dù đối mặt với sự phát triển nhanh chóng của TikTok, Instagram vẫn là nền tảng mạng xã hội yêu thích của người dùng trong độ tuổi 16-34 (Theo Hootsuite). 

Tại riêng thị trường Việt, lượng người dùng Instagram được ước tính đạt 11,44 triệu người dùng và đạt đỉnh vào năm 2027 (Nguồn: Statista). Chính vì vậy, đây là kênh trực tuyến lý tưởng các doanh nghiệp muốn tiếp cận với khán giả trẻ tuổi và trung niên, đặc biệt là những người quan tâm đến thời trang, phong cách sống và nghệ thuật.

Instagram là kênh bán hàng phù hợp nếu doanh nghiệp nhắm tới giới trẻ

Instagram là kênh bán hàng phù hợp nếu doanh nghiệp nhắm tới giới trẻ

Instagram cung cấp nhiều tính năng hữu ích cho doanh nghiệp, chẳng hạn như:

  • Hồ sơ doanh nghiệp: Instagram cho phép doanh nghiệp tạo hồ sơ chuyên nghiệp với thông tin liên hệ và giờ làm việc.
  • Bộ công cụ tạo nội dung: Cung cấp bộ chỉnh sửa bao gồm bộ lọc, hiệu ứng hình ảnh/video/âm thanh, cho phép tạo IGTV và câu chuyện cho các loại video, livestreams trong thời gian thực.
  • Tiếp thị người ảnh hưởng: Hợp tác với người có ảnh hưởng trên Instagram giúp doanh nghiệp đến với đông đảo khán giả và củng cố uy tín, đặc biệt là trong nhóm nhân khẩu trẻ.
  • Quảng cáo và khuyến mãi: Quảng cáo được nhắm mục tiêu giúp doanh nghiệp tiếp cận đối tượng theo độ tuổi, địa điểm hoặc sở thích.
  • Phân tích thông tin: Hỗ trợ tổ chức theo dõi số liệu chính như lượt tiếp cận, tương tác để điều chỉnh chiến lược và cải thiện.

Zalo

Zalo là nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam với hơn 73 triệu người dùng. Theo Statista, Zalo là nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều thứ hai tại Việt Nam chỉ sau Facebook. Tương tự như 3 mạng xã hội trên, Zalo cũng hỗ trợ người dùng kinh doanh với các tính năng:

  • Quảng cáo được nhắm mục tiêu: Zalo cho phép doanh nghiệp nhắm mục tiêu quảng cáo đến người quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Trang Zalo: Trang Zalo giúp doanh nghiệp tạo hồ sơ trực tuyến, chia sẻ thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ, và tương tác với khách hàng.
  • Chatbot: Chatbot là một cách tuyệt vời để tự động hóa các nhiệm vụ và cung cấp dịch vụ khách hàng 24/7.
  • Cửa hàng Zalo: Zalo Shop tích hợp các tính năng như mã QR, gửi tin nhắn, và trò chuyện để kết nối giữa khách hàng và nhà cung cấp. Người mua có thể đặt câu hỏi và nhận phản hồi nhanh từ quản trị viên cửa hàng khi quan tâm đến sản phẩm.
  • Zalo Pay: Ví điện tử của VNG (công ty sáng lập Zalo) cung cấp giải pháp thanh toán di động cho người dùng.
Zalo là trạng mạng xã hội mua bán phổ biến tại Việt Nam

Zalo là trạng mạng xã hội mua bán phổ biến tại Việt Nam

Thương mại xã hội không chỉ là xu hướng mà còn là chiến lược quan trọng đối với doanh nghiệp trong thời kỳ số hóa ngày nay. Việc kinh doanh trên mạng xã hội không chỉ mở ra cơ hội tiếp cận đối tượng khách hàng rộng lớn mà còn tạo ra môi trường tương tác và giao tiếp chưa từng có. Chính vì vậy, nắm rõ thương mại xã hội là gì cũng như sử dụng hiệu quả sẽ giúp tổ chức thúc đẩy doanh số và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.

Xem thêm:

Bán hàng qua mạng xã hội: Chiến lược đa kênh từ 5 hãng thời trang hàng đầu

10 gợi ý để mở rộng danh sách khách hàng từ mạng xã hội

Chat Bán Hàng Đa Kênh Online Hiệu Quả Với Phần Mềm Subiz

Share this