Zalo là một ứng dụng di động được phát triển bởi tập đoàn VNG với khả năng tương tác qua thông qua cuộc gọi, chia sẻ trạng thái, gửi tin nhắn văn bản, hình ảnh, video và nhiều hình thức khác. Do đó, Zalo không chỉ đơn thuần là một ứng dụng nhắn tin, mà còn là một công cụ đa năng cho việc kết nối và giao tiếp với con người. Sự tiện ích này đã giúp Zalo đã nhanh chóng trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dùng. Đặc biệt, xu hướng bán hàng trên Zalo đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Zalo đã chứng tỏ sức mạnh của mình trong việc tạo ra cơ hội kinh doanh và mở rộng tiếp cận thị trường một cách hiệu quả.
Tổng quan về thị trường phát triển của Zalo
Zalo đã thể hiện sự phát triển ấn tượng của mình thông qua một chuỗi các sự kiện, báo cáo đáng chú ý trong những năm vừa qua:
Năm 2020, cột mốc đáng nhớ đầu tiên của Zalo, đánh dấu sự “soán ngôi” Facebook và Messenger để trở thành một trong những ứng dụng có tỷ lệ người dùng thực và cao nhất tại Việt Nam. Cụ thể là, tỷ lệ người sử dụng Facebook và Messenger đạt 75,8%, trong khi Zalo lại ấn tượng với con số 76,5%.
Năm 2021, theo Adsota, báo cáo về thị trường quảng cáo số tại Việt Nam: Zalo tiếp tục là ứng dụng di động được khách hàng ưa chuộng nhiều nhất, thay thế vị trí thống trị nhiều năm của Facebook và Messenger. Đồng thời, trong nghiên cứu mới nhất của Decision Labs cũng cho thấy Zalo đã vượt mặt cả Facebook và YouTube, đặc biệt trở nên phổ biến hơn ở thế hệ GenZ với tỷ lệ người dùng lên đến 94% ở mảng Social Platform trong quý 1/2021. Do đó, ước tính hàng ngày có hơn 65% dân số thường xuyên sử dụng Zalo cho mục đích liên hệ, làm việc và học tập.
Năm 2022, dựa trên số liệu báo cáo đến cuối quý 4/2022, Zalo tiếp tục dẫn đầu vị trí với tỷ lệ sử dụng lên đến 87%, tiếp theo đó là Facebook với 72%, Messenger với 58%, và cuối cùng Instagram với 15%. Đến cuối năm 2022, trong khi dân số của Việt Nam là khoảng 99,46 triệu người thì nền tảng ứng dụng di động của Zalo đã thu hút hơn 74 triệu người dùng tham gia (tức là chiếm hơn 74% dân số trong nước).
Tại sao bán hàng trên Zalo đang là xu hướng của thương mại điện tử
Dựa trên số liệu báo cáo và các tính năng nổi bật của Zalo, các lợi ích sau đây khiến bán hàng trên Zalo trở thành xu hướng của thương mại điện tử:
Lượng khách tiềm năng lớn
Theo thống kê tính đến năm 2022, Zalo đã thu hút hơn 74 triệu người dùng sử dụng. Điều này sẽ là cơ hội cho các chủ shop, doanh nghiệp bán hàng trên Zalo mở rộng khả năng tiếp cận với một thị trường khách hàng tiềm năng rộng lớn.
Tỷ lệ tiếp cận khách hàng thật lên đến 100%
Với Zalo, để sở hữu tài khoản bắt buộc người dùng phải đăng ký bằng số điện thoại cá nhân. Và hầu hết người dùng hiện nay đều sử dụng ít nhất một số điện thoại cá nhân. Nhờ cơ chế này, bán hàng trên Zalo có khả năng hạn chế tình trạng “khách hàng ảo”. Chính vì thế, các chủ shop hoặc doanh nghiệp có thể yên tâm kết nối và tương tác với khách hàng thật lên đến 100%.
Tích hợp đa chức năng
Zalo không chỉ đơn thuần là một ứng dụng nhắn tin, mà còn mang trong mình sự đa dạng về các tính năng: cuộc gọi điện thoại, chia sẻ hình ảnh và video, gửi file, cũng như khả năng thực hiện thanh toán trực tuyến và thậm chí là các hoạt động giao dịch mua bán.
Tỷ lệ chuyển đổi cao
Với cơ chế đăng ký tài khoản bằng số điện thoại cá nhân, việc khách hàng tìm kiếm bạn thường là những khách hàng quen, hoặc thông qua giới thiệu từ các nguồn đáng tin cậy, hoặc họ đã có sự tìm hiểu về bạn từ các nền tảng thương mại điện tử khác trước đó. Do đó, điều này dẫn đến khả năng chuyển đổi khách hàng cao hơn.
Gia tăng trải nghiệm khách hàng
Bằng cách sử dụng sự kết hợp thông minh của chatbot cùng với khả năng tạo nhóm trong Zalo, người bán hàng có khả năng gia tăng trải nghiệm khách hàng một cách hiệu quả:
Với chatbot, người bán hàng có thể cung cấp câu trả lời, phản hồi nhanh chóng và tư vấn sản phẩm một cách tự động. Từ đó, đem lại trải nghiệm khách hàng ngay lập tức và nâng cao hiệu quả khi tương tác với họ.
Với tính năng tạo nhóm trong Zalo, người bán hàng sẽ dễ dàng quản lý và tương tác với từng nhóm đối tượng khách hàng một cách thuận lợi. Điều này không chỉ giúp người bán gửi các thông tin quan trọng đến toàn bộ nhóm khách hàng nhanh chóng, mà còn xây dựng môi trường tương tác đa chiều. Thông qua khả năng này, người mua và người bán hàng đều có thể chia sẻ thông tin, trao đổi ý kiến và phản hồi dễ dàng. Điều này mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, thể hiện cam kết của người bán trong việc xây dựng mối quan hệ chất lượng và tạo ra môi trường mua bán tốt nhất trên nền tảng ứng dụng Zalo.
Zalo chú trọng phát triển các tính năng bán hàng
Điều đáng chú ý nhất là Zalo chú trọng vào việc phát triển các tính năng liên quan đến hoạt động bán hàng.
Trước hết, Zalo phân chia các loại tài khoản bán hàng để phù hợp với các đối tượng, hay mục đích sử dụng khác nhau, bao gồm Zalo OA, Zalo Business và Zalo Shop, cụ thể:
- Zalo OA (viết tắt của Zalo Official Account) là trang kinh doanh chính thức của một doanh nghiệp, nhãn hàng, tổ chức hay cộng đồng trên Zalo.
- Zalo Shop là một sản phẩm của Zalo giúp các doanh nghiệp, hay cá nhân bán hàng tạo và vận hành cửa hàng online trên Zalo.
- Zalo Business là các tài khoản cá nhân có hồ sơ thông tin Zalo được phát triển với mục tiêu kinh doanh và thương mại trực tuyến.
Thêm vào đó, Zalo còn phát triển nhiều dịch vụ để phát triển kinh doanh online, tiêu biểu là Zalo Ads và Zalo Pay:
- Với Zalo Ads, người bán có khả năng tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng thông qua quảng cáo được tùy chỉnh với chi phí thích hợp. Điều này giúp người bán tối đa hóa hiệu quả tiếp thị, đồng thời xây dựng thương hiệu một cách rõ ràng trên nền tảng Zalo với hệ thống và quy trình an toàn, đảm bảo sự tương tác mạnh mẽ và tạo dựng lòng tin từ phía khách hàng.
- Zalo Pay là ví điện tử, cho phép người dùng thực hiện các giao dịch thanh toán online một cách dễ dàng và tiện lợi. Khả năng này không chỉ đơn thuần là một tính năng, mà còn tạo nên một hệ thống thanh toán an toàn và hiệu quả.
Bên cạnh đó, Zalo còn phát triển rất nhiều tính năng hỗ trợ bán hàng như:
- Broadcast cho phép doanh nghiệp gửi tin nhắn chung đến tất cả người quan tâm Zalo OA cùng lúc, hỗ trợ thực hiện các chiến dịch marketing và chăm sóc khách hàng như: thông báo sản phẩm mới, khuyến mãi hay thông tin quan trọng khác…
- ZNS (Zalo News Feed System) là dịch vụ gửi thông báo chăm sóc khách hàng trên Zalo, chỉ cần số điện thoại người nhận có sử dụng Zalo. Nếu broadcast chỉ có thể gửi tin nhắn đến khách hàng quan tâm Zalo OA của bạn, thì ZNS có thể gửi tin nhắn đến tất cả cơ sở dữ liệu khách hàng của bạn, chỉ cần biết số điện thoại của khách, và số điện thoại đó có sử dụng Zalo.
- Zalo Post: khá giống với việc đăng bài thường xuyên lên fanpage Facebook mà các marketer hay gọi là chăm page. Việc đăng bài thường xuyên lên Zalo là cách hữu ích để duy trì sự hiện diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng, đồng thời tạo các cơ hội tương tác với khách…
- Chatbot: công cụ quan trọng giúp tự động hóa quá trình tương tác với khách hàng, giúp tiết kiệm thời gian và tạo trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Như vậy, với những ưu thế vượt trội trên, xu hướng bán hàng trên Zalo dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong tương lai. Điều này không chỉ áp dụng riêng tại Việt Nam mà còn có tiềm năng phát triển ra các thị trường khác trên thế giới.
Xem thêm:
Cách sử dụng Zalo OA để bán hàng và chăm sóc khách hàng
Quản lý nhiều tài khoản Zalo OA dễ dàng với Subiz Zalo