3 xu hướng công nghệ sẽ ảnh hưởng đến Bán lẻ & Thương mại tử cuối năm 2020

Sự bùng phát của Covid-19 và các chính sách giãn cách xã hội được cho là tạm thời, nhưng đại dịch có thể đã tạo ra những thay đổi vĩnh viễn với hoạt động bán lẻ.

Mặc dù trước khi dịch bùng phát thống kê đã cho thấy: ngày càng có nhiều người mua sắm trên các nền tảng trực tuyến, tuy nhiên, việc đặt hàng tại nhà đã khiến xu hướng này tăng nhanh, với mức tăng trưởng 146% tại Hoa Kỳ liên quan tới các đơn đặt hàng trực tuyến – chỉ trong vòng 1 năm, tính đến ngày 21/04/2020, so với ngày 21/04/2019. Xu hướng này chỉ ra rằng trong bất kỳ chiến lược tiếp cận thị trường nào thì mua sắm trực tuyến cũng giữ thị phần khá lớn.

Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có vắc-xin Covid-19 nên tình trạng giãn cách xã hội vẫn có thể tiếp tục, ít nhất là ở một mức độ nào đó trên tinh thần tự nguyện. Một nghiên cứu của Morning Consult vào tháng 4 năm 2020 cũng cho thấy: 24% người tiêu dùng chia sẻ rằng họ cảm thấy không thoải mái khi mua sắm ở trung tâm thương mại trong 6 tháng tới và chỉ 16% sẵn sàng quay lại trung tâm mua sắm trong vòng 3 tháng sau đó. Với số lượng người bị lây nhiễm tăng lên mức kỷ lục ở nhiều khu vực, bán lẻ trực tuyến có thể sớm trở thành lựa chọn mặc định đối với nhiều người.

Có nhiều chiến lược mà các nhà bán lẻ có thể thực hiện để không chỉ chống chọi với cơn bão Covid-19 mà còn để phát triển mạnh trong thời gian tới. Một trong số đó là sử dụng các giải pháp AI để tăng hiệu quả trong chuỗi cung ứng, đánh giá lượng hàng tồn kho hay thực hiện phương pháp tiếp cận theo hướng dữ liệu để tiếp cận khách hàng khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng mua sắm tại nhà.

Việc ứng dụng AI trong quản lý chuỗi cung ứng ngày càng trở nên cần thiết

Việc ứng dụng AI trong quản lý chuỗi cung ứng ngày càng trở nên cần thiết

Chuỗi cung ứng & AI

Một bài học mà nhiều công ty học được qua cuộc khủng hoảng Covid-19 là chuỗi cung ứng của họ dễ bị tổn thương như thế nào. Điều này đặc biệt đúng đối với các công ty phụ thuộc vào các đối tác Trung Quốc trong việc sản xuất các mặt hàng. Do bệnh tật hay các đơn đặt hàng ở nhà trên khắp thế giới, nguồn cung ở nhiều khu vực chậm lại đáng kể dẫn tới đơn hàng bị trì hoãn hoặc không có hàng để cung cấp. Đây cũng chính là lúc các công ty đã phải tập trung vào việc đối phó với tác động của việc nhu cầu bị thay đổi đột ngột, tìm kiếm các giải pháp về vận chuyển và liên lạc với khách hàng.

AI đang cung cấp các giải pháp cho doanh nghiệp liên quan tới sự thay đổi về nguồn cung không chỉ bằng cách phân tích dữ liệu đơn thuần mà còn theo sát các nhà cung cấp, đưa ra dự đoán về những nguồn cung có khả năng bị gián đoạn và các giải pháp thay thế. Ngoài ra, công nghệ AI có thể duy trì vận hành các nhà máy trong thời điểm thiếu lao động và đặc biệt hiệu quả trong việc dự đoán nhu cầu. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp hoàn toàn có thể giám sát hoạt động từ xa thông qua trí tuệ nhân tạo mà không cần phải bổ sung nhân lực theo dõi tại chỗ. Công nghệ thông minh này sẽ giữ cho chuỗi cung ứng hoạt động và theo kịp với nhu cầu ngày càng tăng.

Không những thế, một số ứng dụng AI có thể làm cho chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả hơn. Chat bot có thể giải quyết các giao tiếp thông thường với nhà cung cấp và tự động đưa ra các yêu cầu mua hàng. Ngoài ra, công nghệ này có thể được sử dụng để lập hồ sơ và gửi tài liệu. Học máy cũng có thể hỗ trợ lập kế hoạch số lượng mục cần thiết. Khi làm việc với các nhà cung cấp ở nước ngoài, AI có thể dịch và làm rõ các tài liệu để tăng tốc độ giao tiếp.

Covid-19 có thể đã thay đổi trải nghiệm mua sắm

Covid-19 có thể đã thay đổi trải nghiệm mua sắm, đặc biệt là trên mạng xã hội

Hành vi mua sắm trên mạng xã hội

Một số nhà bán lẻ đã sử dụng cửa hàng vật lý làm nơi trưng bày, ngay cả khi những khách hàng vừa tham quan cửa hàng hôm trước, hôm sau đã có thể mua hàng trực tuyến. Tuy nhiên, Covid-19 có thể đã thay đổi trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng. Có rất nhiều điều không chắc chắn xung quanh tương lai của ngành bán lẻ trong khi đại dịch vẫn diễn biến khó lường. Việc chạm vào các mặt hàng và trải nghiệm cảm giác đầy đủ bên trong một cửa hàng có thể thay đổi khi mọi người trở nên cảnh giác hơn với những hiểm hoạ đến từ các trung tâm mua sắm.

Đây cũng chính là lý do tại sao các trang web thương mại điện tử phải điều chỉnh và chú trọng hơn đến trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Để có được những cải tiến chính xác và kịp thời, thương hiệu có thể xác định được những điều khiến khách hàng thích thú trong quá trình mua sắm; sản phẩm nào họ muốn xem bằng cách đào sâu vào dữ liệu người tiêu dùng.

Sự gia tăng video và hình ảnh có thể giúp khách truy cập website hiểu rõ hơn về những mặt hàng có sẵn. Camera trên máy tính có thể tạo trải nghiệm thử quần áo hoặc đồ trang sức. Ngoài ra, video giới thiệu sản phẩm trên các trang web có thể mang đến cho khách truy cập những trải nghiệm rất gần với thực tế. Trợ lý trực tuyến có thể giúp tạo lại cảm giác như đang ở trong một cửa hàng thực thông qua tương tác với âm thanh và video. Những giải pháp này sẽ cách mạng hóa mua sắm đa kênh trong thế giới hậu Covid-19.

Big Data trong quản lý hàng hóa

Dữ liệu có thể giúp các công ty dự báo doanh số để quyết định lượng hàng tồn kho

Hàng tồn kho & Dữ liệu lớn

Duy trì hàng tồn kho trong cuộc khủng hoảng Covid-19 quả là một thách thức. Thế những việc hàng hoá không có sẵn trong kho có thể khiến khách hàng chờ đợi lâu và không ngần ngại chuyển sang mua ở cửa hàng, thương hiệu khác. Trong thời kỳ khủng hoảng, tình trạng thiếu hụt nhân sự do các đơn đặt hàng tại nhà khiến nhiều công ty gặp khó khăn trong việc quản lý hàng hóa của họ. Mặc dù sự chậm trễ của chuỗi cung ứng có khả năng phục hồi khi mọi người trở lại làm việc, nhưng sự không chắc chắn về sự thay đổi của đại dịch đòi hỏi các giải pháp mới để quản lý hàng tồn kho.

Cách giải quyết vấn đề này là thông qua các giải pháp dựa trên dữ liệu và sử dụng trí tuệ nhân tạo. Các thuật toán có thể được sử dụng để theo dõi xu hướng bán hàng, thời gian vận chuyển và xác định lượng hàng tồn trong kho. Xác định khoảng trống tồn kho một cách hiệu quả có thể cho phép thực hiện các giải pháp bán hàng để không ảnh hưởng đến doanh số. Dữ liệu cũng có thể xác định “hàng tồn kho ảo” hoặc các lỗi đã len lỏi vào hệ thống theo dõi hàng hóa mà có thể khó phát hiện thông qua các phương tiện thông thường. Ngoài ra, dữ liệu có thể giúp các công ty dự báo doanh số bán hàng tiềm năng để quyết định xem họ sẽ cần bao nhiêu hàng hóa.

Máy học có thể theo dõi hàng tồn kho trong thời gian thực. Ngoài ra, AI có thể dự đoán nhu cầu dựa trên thời gian, điều kiện hiện tại và xu hướng trong tương lai gần. Việc chọn đúng hệ thống dự đoán nhu cầu được cung cấp bởi AI đảm bảo hàng tồn kho sẽ được duy trì ở mức tối ưu. AI cũng có thể khám phá những cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất để di chuyển hàng hóa từ nhà kho đến cửa hàng.

Bán lẻ tiếp tục lên ngôi

Mặc dù vẫn chưa chắc chắn về những thay đổi trong lĩnh vực bán lẻ khi Covid-19 kết thúc, nhưng xu hướng bán lẻ trực tuyến trước đại dịch vẫn có khả năng tiếp tục. Các giải pháp thông minh, dựa trên dữ liệu để duy trì hàng tồn kho, giải quyết các vấn đề của chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục phát triển. AI và học máy có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xúc tiến các nhiệm vụ hàng tồn kho và chuỗi cung ứng.

Vì có một số khách hàng sẽ do dự khi quay lại trung tâm mua sắm trong vài tháng đến một năm tới, trải nghiệm của cửa hàng có thể được dịch chuyển sang hình thức trực tuyến thông qua video, máy ảnh. Cập nhật hệ thống là điều cần thiết để duy trì tính phù hợp trong môi trường mà thế giới bán lẻ đang thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là khi những tháng cuối năm 2020 đang cận kề.

Theo Alon Ghelber

Bài liên quan:

Share this

August 15, 2020 - Martech & saletech