- 1. Nội dung có giá trị, truyền cảm hứng
- 2. Phản hồi của khách hàng
- 3. Nội dung kích hoạt phản hồi cảm xúc
- 4. Nội dung bằng tư duy lãnh đạo (thought leadership)
- 5. Livestream
- 6. Lời chứng thực của khách hàng
- 7. Nội dung về hoạt động cộng đồng của thương hiệu
- 8. Nội dung thể hiện suy nghĩ của bạn
- 9. Nội dung phù hợp với vị trí trong phễu bán hàng
- 10. White Papers, ví dụ điển hình, hướng dẫn
- 11. Nội dung giáo dục
- 12. Bằng chứng trên mạng xã hội
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại nội dung đều mang về cùng một phản hồi. Một số có thể hoạt động hiệu quả hơn các nhóm khác trong các tình huống cụ thể. Dưới đây là 12 loại nội dung tốt nhất và lý do tại sao chúng hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý cũng như mức độ tương tác của khách hàng.
1. Nội dung có giá trị, truyền cảm hứng
Có quá nhiều nội dung được sản xuất hàng ngày, hàng giờ trên khắp thế giới. Khi người tiêu dùng phải quyết định chất lượng của một thương hiệu, thật khó để lội qua hàng loạt nội dung để tiếp cận những giá trị cốt lõi. Vì lẽ đó, tạo nội dung ý nghĩa, cung cấp những giá trị gia tăng và ý tưởng sáng tạo sẽ giúp thương hiệu định vị được vị trí dẫn đầu và trở thành lựa chọn số một trong mắt khách hàng.
2. Phản hồi của khách hàng
Trong khi các bài viết mang tính chủ quan từ phía thương hiệu, những phát biểu cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp giúp thu hút sự chú ý, quan tâm tới thương hiệu thì những chia sẻ truyền miệng, phản hồi của khách hàng trên các trang mạng xã hội lại đem đến những tác động lớn hơn cả. Theo Podium, 93% người tiêu dùng nói rằng những đánh giá trên các nền tảng trực tuyến ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của họ. Vì lý do này, các công ty phải ưu tiên trải nghiệm khách hàng với các nguồn lực và quy trình phù hợp thì có thể tạo những dấu ấn đáng nhớ, thú vị trong từng lượt tương tác, để từ đó khách hàng có thêm động lực chia sẻ.
3. Nội dung kích hoạt phản hồi cảm xúc
Để có thể hiểu khách hàng, gặp họ ở nơi họ đang hiện diện bạn phải toàn tâm toàn ý, dốc hết sức. Tuy nhiên, chỉ khi có thể thu hút sự chú ý của họ thông qua những tương tác cảm xúc bởi thì mới có thể thúc đẩy họ đưa ra hành động. Chuyển tải những sự thật, số liệu thống kê và logic chính là những lý do cảm xúc khiến khách hàng đặc biệt tin tưởng.
4. Nội dung bằng tư duy lãnh đạo (thought leadership)
Nội dung bằng tư duy lãnh đạo là một cách tuyệt vời để nói về xu hướng, ý tưởng và chủ đề có liên quan đến khán giả của bạn. Tìm những nhà lãnh đạo trong ngành, công ty hoặc thậm chí trong số các khách hàng của bạn và tạo một cuộc đối thoại trực tuyến, điều này sẽ giúp củng cố thêm uy tín và những thông tin, thảo luận sâu hơn về sản phẩm và dịch vụ của bạn cũng sẽ được đón nhận tốt hơn.
5. Livestream
Nỗi sợ kinh điển với khách hàng khi mua sắm trên các kênh trực tuyến là sản phẩm thật khi nhận được “không giống như trong quảng cáo”. Ngay cả với các video được ghi hình sẵn, vẫn sẽ có một số khách hàng lo lắng rằng sản phẩm trong video được hiển thị dưới ánh sáng tốt nhất hoặc video đã được chỉnh sửa dẫn tới màu sắc có sự sai lệch.
Vì vậy, thương hiệu nên cân nhắc sử dụng cách tiếp cận chân thực hơn như phát trực tiếp trên mạng xã hội, theo nhiều khía cạnh/ ứng dụng để người xây dựng niềm tin với khách hàng qua những sản phẩm được hiển thị chính xác và trung thực.
6. Lời chứng thực của khách hàng
Đánh giá của khách hàng và nội dung do người dùng tạo (UGC) là hai loại nội dung có giá trị hơn cả. Đồng thời, những nội dung có thể được sử dụng lại và sử dụng theo những cách khác nhau, bao gồm cả trên online và ngoại tuyến. Quảng cáo trả phí trên mạng xã hội, bài đăng thông thường; landing page, email, video sẽ trở nên sống động và chân thực hơn thông qua việc khai thác một cách sáng tạo những đánh giá của khách hàng và UGC. Người tiêu dùng có nhiều khả năng tin tưởng những cá nhân trông giống họ thay vì những chia sẻ chủ quan từ thương hiệu.
7. Nội dung về hoạt động cộng đồng của thương hiệu
Chia sẻ nội dung về nhóm của bạn và những nỗ lực của thương hiệu trong các hoạt động cộng đồng tại địa phương giúp hình ảnh công ty trở nên gần gũi hơn. Những bài đăng này – được chia sẻ trên blog hoặc trên các trang xã hội, luôn có thứ hạng cao hơn về mặt tương tác so với các loại bài đăng khác.
8. Nội dung thể hiện suy nghĩ của bạn
Nếu bạn là một doanh nghiệp dịch vụ thì chắc chắn, khách hàng đang thuê bạn vì những suy nghĩ, lý tưởng của thương hiệu. Hãy chắc chắn rằng bất cứ nội dung gì khi đăng tải trên các kênh trực tuyến đều thể hiện tư duy phân tích doanh nghiệp ở mức tốt nhất, không chỉ là sự thông thạo của bạn về các sự kiện. Nếu là quan điểm càng cá nhân thì càng tốt.
9. Nội dung phù hợp với vị trí trong phễu bán hàng
Chiến lược nội dung không phải sẽ phù hợp với tất cả các vị trí mà khách hàng đang hiện diện. Do đó, hiểu được hành trình khách hàng, những điểm chạm cũng như kênh bán hàng của thương hiệu là rất quan trọng. Chẳng hạn, những nội dung theo tư duy lãnh đạo sẽ là vô nghĩa, thậm chí còn cản trở nếu khách hàng đã sẵn sàng chuyển đổi hoặc mua ngay bây giờ. Đồng thời, các thông điệp bán hàng, giảm giá có thể sẽ là phiền nhiễu nếu như khách hàng đang ở giai đoạn nghiên cứu, tìm hiểu thông tin. Vì vậy, việc căn chỉnh nội dung phù hợp với từng giai đoạn trong phễu chuyển đổi, theo từng kênh là rất quan trọng.
10. White Papers, ví dụ điển hình, hướng dẫn
Nội dung trực tuyến là một cơ hội tuyệt vời để cung cấp các công cụ và tài nguyên có giá trị cho đối tượng mục tiêu. Sử dụng các nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm trong những tình huống điển hình, hướng dẫn sử dụng, bộ công cụ, v.v sẽ giúp cung cấp giải pháp và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn tới khách hàng. Khi một khách hàng tìm thấy giá trị thực sự trong nội dung trực tuyến, điều đó sẽ giúp bắt đầu mối quan hệ và tạo niềm tin trong các giao dịch mua bán trong tương lai.
11. Nội dung giáo dục
Hầu hết người mua sản phẩm và dịch vụ trong mọi lĩnh vực mà họ không phải là chuyên gia. Để giúp những người này, nội dung mang tính giáo dục để hướng dẫn cho khách truy cập, từ người mới bắt đầu đến các chủ đề nâng cao hơn chính là những nội dung cần chú trọng. Đồng thời những nội dung này cũng giúp khẳng định uy tín cho công ty của bạn, tạo sự trung thành với thương hiệu và cũng khiến khách hàng nhanh chóng chia sẻ nếu chúng thực sự hữu ích.
12. Bằng chứng trên mạng xã hội
Đây là một nội dung tốt nhất, tạo chuyển đổi nhanh nhất khi có sự tổng hợp, nghiên cứu trường hợp hoặc câu chuyện bằng lời nói của khách hàng. Bằng chứng trên mạng xã hội là một trong những động lực mạnh mẽ nhất để người tiêu dùng chọn một thương hiệu. Trong cuốn sách “Vượt qua giới hạn”, Geoffrey Moore cũng đưa ra quan điểm này – rằng khách hàng muốn thấy những người khác thích họ sử dụng sản phẩm, điều này giúp họ giảm thiểu rủi ro khi mua hàng.
Theo Forbes.com
Bài liên quan: