Nếu doanh nghiệp đang có ý định xây dựng chiến lược tiếp thị đàm thoại trong thời gian tới, thì không nên bỏ qua những xu hướng quan trọng của hình thức marketing này. Cùng Subiz tìm hiểu các xu hướng của Conversational Marketing qua bài viết dưới đây.
Tiếp thị đàm thoại là gì?
Tiếp thị đàm thoại (Conversational Marketing) là một hình thức tiếp thị, trong đó nhà tiếp thị giao tiếp với khách hàng bằng các cuộc hội thoại cá nhân hóa và theo thời gian thực, để thực hiện các mục đích khác nhau như bán hàng, chăm sóc khách hàng, tiếp thị sản phẩm mới, xây dựng mối quan hệ với khách hàng…
Tất cả các kênh doanh nghiệp dùng để liên lạc với khách hàng đều có thể trở thành kênh tiềm năng để triển khai tiếp thị đàm thoại, ví dụ như: cuộc gọi điện thoại, SMS, tin nhắn kênh website hay sàn thương mại điện tử, tương tác qua các kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram…
Hiện trạng tiếp thị đàm thoại
Báo cáo của Drift cho thấy tiếp thị đàm thoại có hiệu quả nhất định đối với doanh nghiệp:
- Tiếp thị đàm thoại giúp giải quyết vấn đề theo thời gian thực một cách hiệu quả: giúp 63% doanh nghiệp hỗ trợ khách hàng theo thời gian thực; tăng 53% tăng năng suất của dịch vụ khách hàng; 30% giúp hành trình khách hàng trở nên liền mạch hơn;….
- Các chuyên gia đánh giá mức độ hiệu quả của tiếp thị đàm thoại trong từng lĩnh vực: 46% cảm thấy hiệu quả cho dịch vụ khách hàng; 40% hiệu quả cho việc bán hàng; 39% thấy tiếp thị đàm thoại hiệu quả trong các hoạt động tiếp thị;…
Các nền tảng, công cụ hỗ trợ tiếp thị đàm thoại cũng ngày trở nên đa dạng hơn khi công nghệ, kỹ thuật số ngày càng phát triển. Có thể kể đến một số công cụ tiêu biểu hỗ trợ chiến dịch tiếp thị đàm thoại như: chat bot, live chat, CRM, phần mềm bán hàng,…Ngày nay, các công cụ này còn được tích hợp thêm AI để tăng cường hiệu quả của Conversational Marketing.
Nhìn chung, các số liệu cho thấy hình thức tiếp thị đàm thoại là vô cùng tiềm năng. Nó đã và đang được ứng dụng trong tất cả các ngành hàng tại Việt Nam.Mỗi ngành hàng sẽ có sự ưu tiên các kênh đàm thoại khác nhau, ví dụ như:
- Ngành hàng tiêu dùng: Các công ty FMCG như Vinamilk, Unilever,…sử dụng SMS, chatbot, viber, zalo,…để cung cấp đến người dùng thông tin sản phẩm, khuyến mãi, các cuộc khảo sát,…
- Ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng: Các công ty này ưa chuộng hình thức tiếp thị đàm thoại qua điện thoại để tư vấn sản phẩm, hỗ trợ khách hàng, thu thập thông tin,…
- Bán lẻ trực tuyến: Đây là ngành phát triển bùng nổ trong những năm gần đây. Các nhà bán lẻ trực tuyến thường sử dụng tiếp thị đàm thoại bằng tin nhắn qua kênh website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử… để gửi thông báo về đơn hàng, khuyến mãi hay các chương trình hỗ trợ khách hàng,….
Xem thêm: Nhận định của chuyên gia về hiệu quả của Tiếp thị đàm thoại
Xu hướng tiếp thị đàm thoại quan trọng năm 2024
Sự chuyển dịch từ kênh truyền thống sang kênh kỹ thuật số đang diễn ra một cách nhanh chóng. Nó tạo ra những xu hướng tiếp thị đàm thoại mới, thuận tiện và hỗ trợ tốt hơn trong việc nâng cao uy tín thương hiệu.
Xu hướng trải nghiệm cá nhân hoá
Số liệu của Harvard Business Review cho thấy: doanh nghiệp có thể tăng 15% hiệu quả Marketing và tiết kiệm được 30% ngân sách nếu cá nhân hoá nội dung phù hợp. Bên cạnh đó, State of Fashion cũng chỉ ra rằng 70% người tiêu dùng mong muốn có tính năng cá nhân hóa trong việc mua sắm trực tuyến. Có thể thấy, trải nghiệm cá nhân hoá không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn gia tăng trải nghiệm, sự hài lòng của khách hàng. Đây cũng chính là lý do nhiều doanh nghiệp chuyển sang hình thức này.
Bằng việc áp dụng chiến lược cá nhân hóa trong tiếp thị đàm thoại dựa trên big data ưu tiên quyền riêng tư, các doanh nghiệp có thể đáp ứng vượt qua cả kỳ vọng của khách hàng. Những tương tác mang tính cá nhân hoá một cách độc đáo qua kênh kỹ thuật số giúp thúc đẩy sự kết nối sâu sắc giữa khách hàng và doanh nghiệp. Nó tạo tiền đề cho hành trình khách hàng hấp dẫn và nhiều sự hài lòng. Ví dụ, gửi tin nhắn chatbot độc đáo và tùy chỉnh cá nhân hoá theo hành trình khách hàng: Khách hàng đã xem sản phẩm cụ thể trên trang web, chatbot có thể đặt câu hỏi về sản phẩm đó để hỗ trợ khách hàng.
Ứng dụng AI trong tiếp thị đàm thoại
Theo báo cáo của Univ Datos, thị trường AI đàm thoại có quy mô thị trường khoảng 7 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ ổn định khoảng 23%. Lý giải là do các doanh nghiệp ngày càng có nhu cầu ứng dụng AI trong việc triển khai dịch vụ khách hàng. Các chatbot, trợ lý ảo được tích hợp AI đóng vai trò quan trọng trong tiếp thị trò chuyện. Nó gần như đáp ứng được xu hướng cá nhân hoá phía trên. Các công cụ này có thể xử lý truy vấn của khách hàng, cung cấp các đề xuất được cá nhân hoá và hỗ trợ 24/7.
Ví dụ, Turva phát triển thành công Teppo – một chatbot tích hợp AI hiệu quả hỗ trợ dịch vụ khách hàng 24/7. Kết quả đạt được là số giờ mở trò chuyện tăng 363%, tiết kiệm 73 giờ/tháng để xử lý hiệu quả 2040/2400 cuộc trò chuyện với khách hàng. Điều này giúp giảm bớt khối lượng công việc thủ công của con người để dành thời gian xử lý các công việc phức tạp hơn. Tối ưu hoá hỗ trợ khách hàng.
Đặc biệt, những tiên tiến về khoa học công nghệ đã giúp chatbot tích hợp AI hiểu và phản hồi ngôn ngữ con người một cách chính xác hơn. Điều này nâng cao chất lượng tiếp thị đàm thoại qua chatbot, giúp chúng trở nên tự nhiên, mang tính trò chuyện hơn.
Xu hướng mới của video và AR/VR
Theo IDTechEx, đến năm 2030, dự đoán thị trường AR/AV sẽ đạt hơn 30 tỷ đô. Đặc biệt, sử dụng AR/VR trong lĩnh vực truyền thông, marketing đang là xu hướng trên phạm vi toàn cầu. Chính vì thế, tiếp thị đàm thoại không chỉ đơn thuần là dựa trên tin nhắn văn bản hay cuộc gọi. Năm 2024 sẽ là năm nổi dậy của tiếp thị đàm thoại qua video và AR/VR. Các thương hiệu đang bước vào cuộc đua đem tới những trải nghiệm đa dạng và phong phú. Khách hàng cơ hội dùng thử các sản phẩm ngay tại nhà qua những công nghệ ảo hoá.
- Tiếp thị hội thoại đang kết hợp nội dung video dạng ngắn, đi cùng với xu hướng hiện nay để thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Thực tế tăng cường (AR) và Thực tế ảo (VR) đang được tích hợp vào trải nghiệm trò chuyện, tạo ra các buổi trình diễn sản phẩm sống động thông qua các phòng trưng bày ảo. Bạn có thể ngồi tại nhà mà trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ thông qua phòng trưng bày này.
Tính bền vững và tiếp thị chuẩn xác
Người tiêu dùng hiện đại rất quan trọng sự uy tín cũng như đạo đức của doanh nghiệp, thương hiệu. Các công ty hiểu được điều này. Chính vì thế, họ đang đẩy mạnh phát triển, thể hiện uy tín, đạo đức của mình thông qua những kênh truyền thông, marketing, trong đó có cả tiếp thị đàm thoại. Tiếp thị đàm thoại đang nhấn mạnh tính minh bạch, uy tín và đạo đức của doanh nghiệp trong mọi thông điệp tiếp thị.
Chủ nghĩa tối giản được đề cao
Chủ nghĩa tối giản trong tiếp thị đàm thoại tức là cắt giảm sự rườm rà không cần thiết để truyền tải một thông điệp rõ ràng và ngắn gọn hơn. Xu hướng tối giản đang ảnh hưởng đến việc thiết kế giao diện trò chuyện và cách tạo ra các tin nhắn, đảm bảo bản chất của thông điệp được truyền đạt một cách hiệu quả.
Nhìn chung, xu hướng tiếp thị đàm thoại sẽ ngày càng trở nên phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Nếu doanh nghiệp biết nắm bắt để triển khai một cách hiệu quả không chỉ hỗ trợ tăng trưởng về mặt doanh số, nó còn giúp tiết kiệm nguồn nhân lực và duy trì sự bền vững của thương hiệu.